Tiêm phòng vaccine Covid-19 cho trẻ em cần thận trọng điều gì?
Theo chuyên gia, lộ trình tiêm phòng cho trẻ em cần được tính toán thật kỹ để không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine cho những đối tượng yếu thế.
Ngày 14/10, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
Theo đó, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em 12 – 17 tuổi sẽ thực hiện theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em (Ảnh minh họa).
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi một từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.
Mới đây, Sở Y tế TPHCM đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố cho phép triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi từ ngày 22/10.
Theo số liệu của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, số trẻ 12-17 tuổi thời điểm tháng 6/2021 ở địa phương là khoảng hơn 688.000 người . Số trẻ trong độ tuổi đi học (5-18 tuổi) là 18 triệu trẻ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội cũng đang tham mưu cho Sở Y tế trình UBND TP Hà Nội về xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Hiện nay, tại các phường của Thủ đô cũng đang triển khai phát phiếu đăng ký tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho nhóm đối tượng trẻ em.
Thận trọng trong kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em
Về vấn đề tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em tại Việt Nam, nhiều chuyên gia dịch tễ nhận định rằng, cần thận trọng trong việc tiêm chủng. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch tiêm chủng chặt chẽ, phù hợp với chiến lược chống dịch tổng thể.
Trao đổi với Dân trí, TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam nhấn mạnh quan điểm, khi xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em, cần đặc biệt cân nhắc vấn đề nguồn cung vaccine cho các tỉnh có độ bao phủ vaccine thấp và đang đứng trước nguy cơ bùng dịch cao.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, người cao tuổi vẫn là đối tượng cần được ưu tiên tiêm vaccine hàng đầu (Ảnh minh họa).
Theo chuyên gia này, trong bối cảnh nguồn cung vaccine ở Việt Nam đang hạn chế. Chiến lược vaccine vẫn cần ưu tiên hàng đầu cho nhóm người có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong cao như người cao tuổi, người có bệnh nền .
“Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, độ bao phủ vaccine vẫn còn thấp, đặc biệt, trong thời gian gần đây dịch có dấu hiệu “ nóng” lên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Chiến lược tổng thể về vaccine hiện tại vẫn cần phải dồn nguồn vaccine để bao phủ sớm nhất có thể cho người cao tuổi, người có bệnh nền để hạn chế tối đa tổn thất về sức khỏe, tính mạng mà dịch bệnh gây ra”, TS Thu Anh phân tích.
Theo chuyên gia này, trẻ em là đối tượng có nguy cơ thấp trước dịch Covid-19. Lộ trình tiêm vaccine cho trẻ em cần được tính toán thật kỹ để không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine cho những đối tượng yếu thế trước dịch như đã đề cập. Hiện có nhiều loại vaccine Covid-19 đang được nghiên cứu để tiêm chủng trên đối tượng trẻ em.
Bệnh thủy đậu không chừa một ai
Bệnh thủy đậu thường xảy ra ở người lớn, trẻ em; nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng I (TP HCM), Cố vấn chuyên môn Trung tâm Tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC, bất cứ ai cũng có khả năng nhiễm virus gây bệnh thủy đậu, nhất là trẻ em. Đối với người lớn, tỷ lệ mắc thủy đậu thấp hơn nhưng vẫn có nhiều ca biến chứng nặng, thậm chí tử vong do không có kiến thức phòng ngừa và điều trị.
Thủy đậu bội nhiễm là hiện tượng nốt thủy đậu mưng mủ, ngứa, đau và lâu lành, có thể dẫn đến hoại tử, lở loét da, gây viêm thanh quản, viêm tai, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu... Khi những nốt thủy đậu này lặn đi cũng rất dễ để lại sẹo, khó phục hồi.
Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Bác sĩ Khanh chia sẻ thêm, virus gây bệnh thủy đậu (Varicella Zoster) chủ yếu lây lan qua đường hô hấp. Đa số trường hợp người khỏe mạnh nhiễm thủy đậu là do tiếp xúc với người bệnh thông qua không khí như hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân ho, hắt hơi, hay tiếp xúc chất dịch từ mụn nước, vật dụng cá nhân.
Varicella Zoster xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp trên, rồi nhân lên tại chỗ gây nhiễm virus huyết tiên phát. Sau khi gây nhiễm virus huyết tiên phát, virus tiếp tục nhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô gây nhiễm virus huyết thứ phát, lan tràn đến da và niêm mạc. Varicella Zoster có khả năng "ngủ lại" trong cơ thể sau lần nhiễm bệnh đầu tiên và sẵn sàng hoạt động trở lại ngay khi có điều kiện thuận lợi.
Virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu ở người lớn, trẻ nhỏ.
Thủy đậu thường phát triển mạnh vào mùa đông và đầu xuân. Thời gian ủ bệnh thường 2-3 tuần, thông thường 14-16 ngày. Sau đó, bệnh bắt đầu tiến vào giai đoạn khởi phát với những biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, phát ban... Trong một số trường hợp, nhất là ở trẻ em không có dấu hiệu bị thủy đậu rõ ràng.
Ở giai đoạn toàn phát, triệu chứng của bệnh thường là sốt cao, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ. Những mụn nước với đường kính 1-3 mm xuất hiện toàn thân thậm chí xuất hiện cả trong niêm mạc miệng, gây ngứa rát, khó chịu cho người bệnh. Trong những trường hợp nặng, mụn nước to hơn; khi nhiễm trùng có màu đục do chứa mủ.
Nếu không có biến chứng, giai đoạn hồi phục bệnh thường sau 7-10 ngày phát bệnh. Các vết mụn nước khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước. Trong giai đoạn này, vệ sinh cơ thể cần chú trọng, tránh để nhiễm trùng vết thương dẫn đến sẹo. Người bệnh có thể sử dụng kết hợp các thuốc trị sẹo và trị thâm theo chỉ định của bác sĩ.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu
Nhiều người vẫn nghĩ thủy đậu chỉ là bệnh ngoài da nên không nguy hiểm, tuy nhiên theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, thủy đậu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhiễm trùng da: là biến chứng nhẹ, không gây nguy hiểm nhưng nếu bị nhiễm trùng, các bọng nước sẽ to, có mủ, lâu khỏi và có thể để lại sẹo.
Nhiễm khuẩn huyết: vi khuẩn xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng máu.
Viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... : là các biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc có thể để lại di chứng lâu dài cho người bệnh.
Zona : ngay cả sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh, virus thủy đậu có thể vẫn còn tồn tại trong các hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt (dạng ngủ). Thậm chí 10, 20, hay 30 năm sau đó, khi gặp được các điều kiện thuận tiện như sức đề kháng cơ thể yếu hoặc mắc một số bệnh nhất định..., virus gây bệnh thuỷ đậu sẽ tái hoạt động trở lại và là một yếu tố gây bệnh zona (hay còn gọi là bệnh giời leo).
Bệnh thủy đậu nguy hiểm với phụ nữ có thai. Bác sĩ Trương Hữu Khanh lưu ý, phụ nữ mang thai (nhất là trong khoảng 8-20 tuần) mắc thủy đậu có thể dẫn đến sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi (dị dạng ở sọ, đa dị tật ở tim, trẻ sơ sinh mắc chứng đầu nhỏ...). Trẻ sơ sinh mắc thủy đậu lây truyền từ mẹ diễn biến cũng rất nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong lên đến 30%.
Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh thủy đậu
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tiêm vaccine là cách phòng bệnh hiệu quả. Có khoảng 88-98% người đã tiêm phòng vaccine sẽ tránh được căn bệnh này.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu trước hoặc sau mùa dịch cũng đóng một phần quan trọng, giúp mọi người có kháng thể thích nghi trong cơ thể, chuẩn bị sẵn sàng cho đợt dịch thủy đậu có thể xảy đến. Người lớn, trẻ em cần tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch ít nhất một tháng. Tại Việt Nam, mùa bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào tháng 2-6 hằng năm.
Chủ động tiêm phòng là biện pháp an toàn và hiệu quả giúp ngừa bệnh. Tiêm chủng cho những người trong gia đình, người chăm sóc trẻ và những người thường xuyên tiếp xúc gần là cách bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhưng không thể tiêm chủng như trẻ sơ sinh không có miễn dịch, người suy giảm miễn dịch tránh bị phơi nhiễm...
Theo khuyến cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, vaccine phòng bệnh thủy đậu được khuyến cáo như sau:
Đối với vaccine Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc):
Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên
- Mũi 2: Sau mũi 1 là 3 tháng hoặc khuyến cáo mũi 2 lúc trẻ 4-6 tuổi
Khuyến cáo của Ủy ban thực hành tiêm chủng Mỹ (ACIP) để có miễn dịch tốt nhất và phòng tái nhiễm sau khi tiêm một mũi vaccine thủy đậu.
Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: Tiêm 2 mũi, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
vaccine Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) phòng bệnh thủy đậu.
Đối với vaccine Varilrix (Bỉ):
Trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi:
Lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: Là mũi tiêm lần đầu tiên.
- Mũi 2: Sau mũi 1 ít nhất 3 tháng.
Trẻ từ 13 tuổi và người lớn:
Lịch tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: là mũi tiêm lần đầu tiên.
- Mũi 2: sau mũi 1 ít nhất là 1 tháng (không tiêm trước 4 tuần trong bất cứ hoàn cảnh nào).
Trẻ em mắc COVID-19 chỉ cần điều trị hỗ trợ tại nhà Hầu hết trẻ em mắc COVID-19 không có các triệu chứng nghiêm trọng đến mức cần phải điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, đối với những trường hợp phải nhập viện, vấn đề được quan tâm hiện nay là liệu có phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ em không may mắc COVID-19 hay không. Nhân viên y tế lấy mẫu...