Tiêm phòng vaccine bại liệt: Thời điểm, liều lượng và các phản ứng sau tiêm
Bại liệt là một căn bệnh nguy hiểm và rất dễ lây lan trong cộng đồng. Tiêm phòng vaccine bại liệt là cách hiệu quả nhất để tạo miễn dịch cho bé chống lại mầm bệnh khi chúng xâm nhập và tấn công cơ thể.
1. Vaccine bại liệt là gì?
Bệnh bại liệt là căn bệnh nguy hiểm do polio virus gây nên, lây lan nhanh chóng trong cộng đồng qua đường tiêu hóa. Virus sau khi xâm nhập sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây nên các thương tổn nặng nề mà hậu quả là bệnh nhân bị bại liệt.
Vaccine bại liệt là sản phẩm được bào chế từ virus bại liệt, được sử dụng cho trẻ em trong chương trình tiêm chủng nhằm tạo miễn dịch chủ động với loại virus này. Nhờ vậy, khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với các mầm bệnh thực tế sẽ ngăn chặn khả năng mắc bệnh.
Sử dụng Vaccine bại liệt là cách phòng bệnh bại liệt hiệu quả nhất (ảnh: internet)
2. Các loại Vaccine bại liệt đang được sử dụng hiện nay
Hiện nay, có hai loại Vaccine bại liệt đang được sử dụng trên thực tế bao gồm Vaccine đường uống (OPV) và Vaccine đường tiêm.
- Vaccine bại liệt uống- OPV: Vaccine bại liệt đường uống được bào chế từ các virus sống giảm độc lực. Trước kia, các Vaccine bại liệt uống chứa đủ ba típ của virus bại liệt nên còn được gọi là Vaccine tOPV. Tuy nhiên, hiện nay tip bại liệt thứ 2 đã được thanh toán nên Vaccine uống chỉ còn chứa hai típ virus và được gọi là bOPV.
- Vaccine bại liệt tiêm – IPV: Vaccine bại liệt tiêm được bào chế từ các virus đã bị bất hoạt, chứa kháng nguyên cả ba típ 1,2,3 của bệnh bại liệt.
* Vì sao típ thứ 2 bệnh bại liệt đã được thanh toán nhưng vẫn cần có kháng nguyên trong Vaccine tiêm IPV?
Mặc dù típ bại liệt thứ 2 đã bị thanh toán trong cộng đồng, nhưng điều này không có nghĩa là chúng hoàn toàn biến mất mà trên thực tế chúng bị suy giảm đến một tỷ lệ rất thấp và cực kỳ hiếm gặp nên gần như có thể coi là thanh toán. Do đó, chúng ta vẫn cần phải tiêm phòng cho trẻ kháng nguyên của típ virus thứ 2 để đề phòng trường hợp típ virus này xuất hiện trở lại và gây bệnh.
3. Vaccine bại liệt bao gồm mấy liều
Video đang HOT
Theo quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng ở nước ta hiện nay, Vaccine bại liệt để đạt hiệu quả phòng bệnh tối ưu cần được sử dụng đủ 4 liều theo đúng thời gian quy định.
- Liều thứ nhất: Khi trẻ được 2 tháng.
- Liều thứ 2: Sau liều thứ nhất 1 tháng.
- Liều thứ 3: Sau liều thứ hai 1 tháng.
- Liều thứ 4: Sau liều thứ 3 một tháng.
* Khi nào trẻ nên hoãn sử dụng Vaccine bại liệt
Theo quy định, tất cả các trẻ sinh ra trong độ tuổi đều phải được sử dụng Vaccine bại liệt. Nhưng trong một số trường hợp, nếu sức khỏe của trẻ không đảm bảo thì có thể hoãn sử dụng Vaccine bại liệt, quyết định cụ thể dựa vào nhân viên tiêm chủng sau khi đánh giá cụ thể tình trạng của bé. Những trường hợp trẻ có thể hoãn chủng ngừa Vaccine bại liệt bao gồm:
- Trẻ đang bị sốt, nôn, tiêu chảy.
- Trẻ có tiền sử dị ứng với Vaccine.
- Trẻ đang sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch.
- Trẻ bị các bệnh gây suy giảm miễn dịch như HIV, bệnh bạch cầu,…
4. Tiêm phòng bệnh bại liệt có tạo miễn dịch suốt đời được không?
Miễn dịch do mỗi một típ virus bại liệt gây ra đều là miễn dịch tồn tại suốt đời. Điều này có nghĩa, nếu trẻ đã có miễn dịch với một típ virus bại liệt thì sẽ không bao giờ mắc bệnh bại liệt do típ này gây ra nữa.
Do đó, nếu trẻ không được tiêm chủng Vaccine bại liệt đầy đủ thì vẫn có thể bị mắc bệnh do các tip virus chưa được chủng ngừa gây nên.
5. Các phản ứng sau tiêm Vaccine bại liệt
Nhìn chung, việc sử dụng Vaccine bại liệt là rất an toàn do Vaccine phải được trải qua rất nhiều khâu kiểm định và thử nghiệm trước khi đưa ra sử dụng trên thực tế. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, nguy cơ dị ứng vẫn có thể xảy ra.
Những phản ứng có thể xảy ra sau khi sử dụng Vaccine bại liệt như:
- Sốt nhẹ
- Sưng đau chỗ tiêm,..
- Nổi ban nhẹ sau tiêm
- Hiếm gặp hơn trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng bệnh bại liệt trong 30 ngày sau tiêm (chủ yếu gặp ở các trẻ bị suy giảm miễn dịch)
Một số phản ứng nặng sau tiêm mà cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất ngay nếu phát hiện:
- Trẻ khó thở, thở rít, thở khò khè
- Sốt cao hoặc quấy khóc liên tục nhiều giờ
- Trẻ tím tái, chân tay lạnh
- Trẻ co giật, lơ mơ, li bì, vật vã
Có thể thấy rằng, việc tiêm chủng Vaccine bại liệt cho trẻ là vô cùng quan trọng để dự phòng căn bệnh nguy hiểm này. Do đó, cha mẹ hãy cho trẻ đi tiêm chủng đúng lịch tại cơ sở y tế để giúp trẻ được tiêm phòng Vaccine bại liệt đầy đủ nhất.
Báo động dịch bại liệt bùng phát ở Philippines
Sau 19 năm xóa sổ, bệnh bại liệt đã xuất hiện trở lại Philipines với 8 ca mắc mới theo số liệu mới nhất cập nhật từ ngành y tế nước này.
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của Việt Nam nhận được thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo Philippines ghi nhận dịch bệnh do virus bại liệt sau 19 năm loại trừ tại nước này.
Cụ thể, từ 19/9/2019 đến 27/11/2019, Philippines đã ghi nhận 8 trường hợp bại liệt. Trường hợp đầu tiên được xác định vào ngày 14/9, bệnh nhân là một bé gái 3 tuổi ở miền nam Philippines. Virus phân lập từ bệnh nhân có mối liên hệ về di truyền với chủng virus bại liệt týp 2 (VDPV2) trước đó được phân lập từ các mẫu giám sát lấy từ môi trường ở Manila và Davao.
Trường hợp thứ 2 được ghi nhận vào ngày 19/9 là một bé trai 5 tuổi ở tỉnh Laguna, cách thủ đô Manila khoảng 100 km. Trường hợp thứ 8 ghi nhận ngày 25/11. Ngoài ra, virus bại liệt tuýp 1 (VDPV1) cũng đã được phân lập từ các mẫu lấy từ môi trường thu thập tại Manila.
Tiêm phòng vắc xin sởi và bại liệt tại Manila. Ảnh minh họa
Để ứng phó với dịch bệnh, Philippines đã triển khai một loạt các biện pháp như: Từ tháng 10/2019, thực hiện chiến dịch sử dụng vắc xin bại liệt quy mô lớn trên cả nước đối với tất cả trẻ em dưới 5 tuổi, mục tiêu đạt hơn 1 triệu trẻ em được sử dụng vắc xin bại liệt trong chiến dịch.
Thực hiện chính sách "Tiếp cận vệ sinh bền vững" giúp người dân dễ dàng thực hiện các biện pháp vệ sinh nơi công cộng và gia đình.
Công bố dịch bệnh, cập nhật thông tin dịch bệnh thường xuyên và đưa ra những khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh cho người dân và du khách. Huy động sự hỗ trợ của quốc tế, các tổ chức đoàn thể trong nước để thực hiện việc phòng chống dịch bệnh.
WHO nhận định nguy cơ lây lan quốc tế của dịch bệnh bại liệt ở mức thấp. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ phát hiện ca bệnh mới tại Philippines do khả năng miễn dịch cộng đồng của nước này thấp.
WHO khuyến cáo, các quốc gia cần tăng cường giám sát liệt mềm cấp nhằm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm vi rút bại liệt để ứng phó kịp thời. Duy trì hoạt động tiêm chủng thường xuyên, bền vững, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vắc xin bại liệt cao để tránh sự lây truyền của vi rút, giảm hậu quả của dịch bệnh.
Tại Việt Nam, nước ta đã được WHO công nhận thanh toán bệnh bại liệt trên toàn quốc vào năm 2000. Đến nay Việt Nam vẫn tiếp tục bảo vệ được thành quả thanh toán bại liệt thông qua giám sát tốt các trường hợp liệt mềm cấp và duy trì được tỷ lệ uống vắc xin OPV đủ 3 liều trong tiêm chủng thường xuyên trên 95% ở quy mô toàn quốc nhằm duy trì được tỷ lệ miễn dịch cao trong cộng đồng.
Trước diễn biến của dịch bệnh bại liệt trong thời gian qua trên thế giới, để chủ động phòng chống bệnh, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Phòng bệnh chủ động cho trẻ dưới 5 tuổi bằng vắc xin phòng bại liệt đủ liều, đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, cần thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng, đồ chơi, dụng cụ học tập, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất rửa tẩy.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, không phóng uế ra môi trường. Phân của trẻ em phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi trẻ có dấu hiệu sốt, cứng gáy, đau chi và cơ bắp hoặc liệt mềm cấp cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
Theo congly
COVID-19 tạo cơ hội cho dịch bệnh khác Nhiều tổ chức y tế toàn cầu vài tuần qua lâm vào thế khó xử: Tiếp tục hỗ trợ chương trình tiêm chủng vắc xin diện rộng ở các nước nghèo và vô tình góp phần lây lan COVID-19, hay đề xuất đình chỉ - quyết định chắc chắn gây ra sự bùng phát bệnh truyền nhiễm khác. Chương trình đến từng nhà...