Tiêm phòng ung thư cổ tử cung liệu có ảnh hưởng tới tác dụng thuốc tránh thai khẩn cấp?
Trên thực tế, thuốc tránh thai khẩn cấp kể cả khi dùng đúng hướng dẫn cũng chỉ có tác dụng 75%, càng dùng nhiều tác dụng càng giảm.
Câu hỏi: Chào bác sĩ! Bác sĩ cho hỏi em và bạn trai có quan hệ tình dục và em đã sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp. Sau đó 3 ngày, em đi tiêm nốt mũi cuối ung thư cổ tử cung. Vậy liệu mũi tiêm thuốc phòng ung thư cổ tử cung có ảnh hưởng gì tới thuốc tránh thai khẩn cấp không ạ? Và liệu em có khả năng mang thai không thưa bác sĩ? Mong được bác sĩ giải đáp.
Ảnh minh họa: Internet
Bác sĩ trả lời:
Bạn đang lo lắng khi tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung sẽ giảm hoặc mất tác dụng của thuốc tránh thai khẩn cấp khiến bạn có thể có thai ngoài ý muốn đúng không? Nếu bạn có quan hệ tình dục, đã dùng thuốc tránh thai khẩn cấp đúng hướng dẫn, bạn có thể yên tâm là không có thai ngoài ý muốn.
Bạn hoàn toàn có thể yên tâm, các loại vắc-xin khi tiêm chủ yếu có tác dụng kích thích cơ thể sinh kháng thể để chống lại sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh thôi (tùy theo từng loại vắc-xin) chứ không có tác dụng đối kháng hay ảnh hưởng tới các loại thuốc khác. Chỉ khuyến cáo khi tiêm các loại vắc-xin không nên có thai thôi (tiêm trước khi quyết định có thai ít nhất 2-3 tháng).
Tuy nhiên, tôi cũng lưu ý bạn thêm, thuốc tránh thai khẩn cấp kể cả khi dùng đúng hướng dẫn cũng chỉ có tác dụng 75%, càng dùng nhiều tác dụng càng giảm. Dùng thuốc này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới cơ quan sinh dục của bạn. Vì thế bạn không nên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, không nên coi nó như biện pháp tránh thai thông thường.
Nếu đã có quan hệ tình dục với bạn trai, nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, ít tác dụng phụ tới bạn nhất nhé. Bạn không yêu bản thân mình, lỡ có vấn đề gì xảy ra, chỉ có mình là gánh chịu hậu quả lớn nhất thôi. Cần thận trọng và tỉnh táo nhé.
Theo tiin.vn
Video đang HOT
Đừng bỏ qua: Những thay đổi ở cơ thể có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư phụ khoa
Bất kể các triệu chứng là gì, khi bạn nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể, cho dù rất ngại ngần trao đổi về nó nhưng bạn cần hiểu rằng đó hoàn toàn có thể là dấu hiệu của các bệnh ung thư phụ khoa.
Theo báo cáo của Eve Appeal, mỗi năm có khoảng 21.000 người bị ung thư phụ khoa. Thế nhưng, mặc dù có những biện pháp sàng lọc phát hiện ung thư sớm, ví dụ như xét nghiệm tế bào cổ tử cung là một trong những phương pháp được sử dụng để phát hiện ung thư cổ tử cung, nhưng số phụ nữ tự nguyện thực hiện lại không nhiều.
Ung thư cổ tử cung chỉ là một trong 5 bệnh ung thư phụ khoa phổ biến, bao gồm: Ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư âm hộ và ung thư âm đạo. Mỗi bệnh ung thư phụ khoa có các triệu chứng cả khác nhau và giống nhau. Thậm chí có cả những triệu chứng quá đỗi quen thuộc và giốn với các bệnh phụ khoa bình thường nên là nhiều chị em có thể dễ dàng bỏ lỡ khiến cho việc chẩn đoán và điều trị bị chậm trễ.
Vậy với những triệu chứng nào thì chúng ta cần nghĩ đến khả năng ung thư phụ khoa chứ không phải chỉ đơn thuần là bệnh phụ khoa bình thường? Tim Woodman, giám đốc Y khoa của trung tâm y tế Bupa UK, đã chia sẻ với Cosmopolitan UK về những thay đổi cơ thể mà chị em phụ nữ cần chú ý để đi khám sớm vì chúng có nhiều khả năng là dấu hiệu của các bệnh ung thư phụ khoa như sau:
1. Ra máu hoặc tiết dịch âm đạo bất thường
"Nếu bạn thấy mình bị ra máu giữa các kì kinh nguyệt, ra máu sau khi giao hợp hoặc ra máu sau mãn kinh, điều quan trọng là nói chuyện với bác sĩ sản phụ khoa", ông Tim giải thích.
Có nhiều nguyên nhân gây ra máu hoặc tiết dịch bất thường. Nó cũng là triệu chứng rất phổ biến và nhiều phụ nữ gặp phải tại một số thời điểm trong cuộc sống và cũng có những trường hợp nó là dấu hiệu bình thường, không có lý do gì để lo lắng. Tuy nhiên, đây hoàn toàn cũng có thể là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung và tử cung.
2. Thay đổi thói quen đi vệ sinh
Thói quen đi vệ sinh ở mỗi người không giống nhau, chính bởi vậy, điều quan trọng nhất là bạn cần chú ý đến thói quen đi vệ sinh của mình và những dấu hiệu bất thường nếu nó xuất hiện. Nếu bạn nhận thấy những thay đổi liên tục trong thói quen đi vệ sinh trong vài tuần, ví dụ như bụng đầy khí, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
"Các vấn đề về đường ruột rất phổ biến và cũng có thể không liên quan đến ung thư. Tuy nhiên, không thể vì thế mà chúng ta chủ quan, điều quan trọng là phải kiểm tra những dấu hiệu bất thường đó trong trường hợp này", ông Tim đưa ra lời khuyên.
3. Mệt mỏi liên tục
Thông thường, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi , nghỉ ngơi một chút là tất cả những gì bạn cần để lấy lại sức lực. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục, thậm chí mệt đến nỗi không thể làm việc hay thực hiện các hoạt động hàng ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của bệnh ung thư buồng trứng .
4. Bụng căng phồng
Nếu bạn cảm thấy "cồng kềnh" hay chướng bụng hầu hết các ngày trong vài tuần qua, bạn nên nói với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu không quá nghiêm trọng và có thể do bệnh nào đó gây ra, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt (PMS)... nhưng bạn vẫn nên kiểm tra vì nó cũng có thể là triệu chứng của ung thư buồng trứng.
"Khi khám, bác sĩ có thể dễ dàng cảm nhận được tình trạng bụng của bạn và qua các câu hỏi về các triệu chứng cũng như sức khỏe chung của bạn, họ sẽ đưa ra được kết luận chính xác hơn", ông Tim cho biết.
5. Có khối u, vết sưng và loét ở cơ quan sinh dục
Một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư âm hộ là có cục u và vết sưng xung quanh bộ phận sinh dục của bạn. Nếu bạn thấy mình bị đau, nổi cục hoặc các dấu hiệu lạ khác trên âm hộ, bạn nên đi kiểm tra chúng ngay.
Mặc dù rất khó để có thể kết luận đây có phải là triệu chứng bệnh ung thư hay không nhưng việc đi khám là rất cần thiết. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc cho bạn làm thêm một số xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác nhất. Nếu bạn ngại đề cập chuyện này với bác sĩ nam thì hãy thảo luận với một bác sĩ nữ, nhưng điều quan trọng là không được giấu bác sĩ các triệu chứng và phải thông báo cho họ các thay đổi, dấu hiệu bất thường càng sớm càng tốt.
6. Đau bụng hoặc vùng chậu
Nếu bạn thường xuyên bị đau hoặc khó chịu ở vùng xương chậu hoặc bụng trong vài tuần, bạn nên nói chuyện với bác sĩ.
Đau ở những khu vực này có thể do nhiều bệnh khác nhau gây ra, nhưng một lần nữa ông Tim nhắc lại: Điều quan trọng là phải được bác sĩ kiểm tra.
Những cơn đau này có thể là triệu chứng của ung thư tử cung, ung thư buồng trứng và cổ tử cung. Và với bất kì triệu chứng nào kéo dài trong một vài tuần, tốt nhất bạn cần đi khám ngay.
Ông Tim giải thích: Bất kể các triệu chứng là gì, khi bạn nhận thấy sự thay đổi trong cơ thể, cho dù rất ngại ngần trao đổi về nó nhưng bạn cần hiểu rằng bác sĩ mới là người có thể biết chính xác bạn đang bị làm sao và họ mới có thể đem lại cho bạn sẹ tư vấn, phương hướng điều trị phù hợp nhất. Vì vậy, đừng bao giờ ngại chuyện đi khám nhé chị em!
Theo afamily.vn
Phát hiện mình mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đừng làm 5 điều này kẻo bệnh càng nghiêm trọng hơn Khi biết mình đã mắc bệnh phụ khoa thì con gái nên chú ý không làm những điều sau để ngăn ngừa các biến chứng tai hại. Một số bệnh phụ khoa thường gặp như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, ung thư cổ tử cung... có thể xuất phát từ những thói quen tai hại. Trong đó, các...