Tiêm phòng trẻ em: Thận trọng để nhóm nguy cơ cao nhất không thiếu vaccine
Theo chuyên gia, lộ trình tiêm phòng cho trẻ em cần được tính toán thật kỹ để không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine cho những đối tượng yếu thế.
Ngày 14/10, Bộ Y tế đã có văn bản về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
Theo đó, việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em 12 – 17 tuổi sẽ thực hiện theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi 16-17 tuổi và hạ dần độ tuổi) theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em (Ảnh minh họa).
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai tiêm mũi một từ tháng 10 nếu đã chuẩn bị đủ điều kiện.
Mới đây, Sở Y tế TPHCM đề xuất Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố cho phép triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi từ ngày 22/10.
Theo số liệu của Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TPHCM, số trẻ 12-17 tuổi thời điểm tháng 6/2021 ở địa phương là khoảng hơn 688.000 người . Số trẻ trong độ tuổi đi học (5-18 tuổi) là 18 triệu trẻ.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hà Nội cũng đang tham mưu cho Sở Y tế trình UBND TP Hà Nội về xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Video đang HOT
Hiện nay, tại các phường của Thủ đô cũng đang triển khai phát phiếu đăng ký tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cho nhóm đối tượng trẻ em.
Thận trọng trong kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em
Về vấn đề tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em tại Việt Nam, nhiều chuyên gia dịch tễ nhận định rằng, cần thận trọng trong việc tiêm chủng. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch tiêm chủng chặt chẽ, phù hợp với chiến lược chống dịch tổng thể.
Trao đổi với Dân trí, TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam nhấn mạnh quan điểm, khi xây dựng kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em, cần đặc biệt cân nhắc vấn đề nguồn cung vaccine cho các tỉnh có độ bao phủ vaccine thấp và đang đứng trước nguy cơ bùng dịch cao.
Theo các chuyên gia, người cao tuổi vẫn là đối tượng cần được ưu tiên tiêm vaccine hàng đầu (Ảnh minh họa).
Theo chuyên gia này, trong bối cảnh nguồn cung vaccine ở Việt Nam đang hạn chế. Chiến lược vaccine vẫn cần ưu tiên hàng đầu cho nhóm người có nguy cơ diễn tiến nặng và tử vong cao như người cao tuổi, người có bệnh nền .
“Tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, độ bao phủ vaccine vẫn còn thấp, đặc biệt, trong thời gian gần đây dịch có dấu hiệu “ nóng” lên ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh khu vực miền Trung, Tây Nguyên. Chiến lược tổng thể về vaccine hiện tại vẫn cần phải dồn nguồn vaccine để bao phủ sớm nhất có thể cho người cao tuổi, người có bệnh nền để hạn chế tối đa tổn thất về sức khỏe, tính mạng mà dịch bệnh gây ra”, TS Thu Anh phân tích.
Theo chuyên gia này, trẻ em là đối tượng có nguy cơ thấp trước dịch Covid-19. Lộ trình tiêm vaccine cho trẻ em cần được tính toán thật kỹ để không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine cho những đối tượng yếu thế trước dịch như đã đề cập. Hiện có nhiều loại vaccine Covid-19 đang được nghiên cứu để tiêm chủng trên đối tượng trẻ em.
Vượt bão COVID-19 đảm bảo tiến độ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
Tỉnh Tiền Giang hiện đã có 60 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 18 ca là cán bộ, kỹ sư, người lao động của dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thi công công trình, do đó, Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (Tập đoàn Đèo Cả) đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 để ứng phó với diễn biến dịch bệnh phức tạp, đảm bảo tiến độ thi công.
Ứng phó kịp thời với diễn biến dịch
Theo ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng giám đốc Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận, từ ngày 14/6, sau khi có 2 trường hợp người lao động làm việc tại dự án được Sở Y tế tỉnh Tiền Giang công bố mắc COVID-19, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch của công ty ngay lập tức kích hoạt tối đa các phương án phòng chống dịch và lên phương án điều động nhân sự, nhằm phục vụ công tác truy vết, khoanh vùng dập dịch, hạn chế nguy cơ lây nhiễm rộng.
Nhà thầu đang khẩn trương hoàn thiện gói thầu lu lèn mặt đường tại điểm đầu tuyến ở nút giao Thân Cửu Nghĩa, nối tiếp đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương.
"Liên quan đến các ca dương tính với COVID-19, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có 76 người lao động phải cách ly tập trung và 163 người của một số gói thầu phải cách ly tại chỗ theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Để khắc phục sự thiếu hụt về nhân sự, đảm bảo các gói thầu dự án không bị ngưng trệ, một ê-kíp nhân sự của Tập đoàn Đèo Cả đã điều động từ các vùng dự án không bị ảnh hưởng dịch bệnh tại các dự án khác trám vào các vị trí đang phải cách ly y tế", ông Nguyễn Tấn Đông cho hay.
Công nhân dùng máy nén khí thổi bụi vệ sinh đường trước khi thảm bê tông nhựa.
Còn theo chỉ huy trưởng thi công các gói thầu dự án tại hiện trường, hiện nay, những gói thầu không bị ảnh hưởng vẫn tiếp tục huy động nhân lực, vật lực, tổ chức thi công 3 ca/ngày, tăng tốc để thực hiện tiến độ về thời gian đặt ra. Đối với các gói thầu có người nghi mắc COVID-19 sau khi rà soát, kiểm tra và xét nghiệm có kết quả âm tính, sẽ tiếp tục triển khai thi công.
Qua tìm hiểu, Ngành Y tế địa phương đã lấy mẫu xét nghiệm cho khoảng 1.500 người tại 7 địa điểm trên tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Dự án hiện có 2 gói thầu đang được phong tỏa và tỉnh Tiền Giang cũng đã thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 12/6.
Đặt mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2021
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, lãnh đạo Công ty CP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận vẫn đặt mục tiêu hoàn thành dự án vào cuối năm nay.
"Tất cả cán bộ, nhân viên, người lao động của dự án tới đây sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19. Hy vọng, dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi. Dự án cũng đã sẵn sàng tăng tốc khi nhân sự hết thời gian cách ly và đủ điều kiện của cơ quan chức năng cho phép", ông Nguyễn Tấn Đông chia sẻ.
Đến cuối tháng 6/2021, dự án đã có 31/36 gói thầu thực hiện, đạt khối lượng tổng thể trên 70%. 5 gói thầu gồm trạm thu phí, ITS, chiếu sáng, cầu vượt và đường gom bổ sung sẽ triển khai theo tiến độ. Tuyến chính dự án có 32,5/40 km đủ điều kiện dỡ tải, trong đó, đã dỡ tải xong 30/40 km. Phần nền đường dự án đã hoàn thành 24/45 km lớp 1 và 20/45 km lớp 2. Đồng thời, các nhà thầu đã cơ bản hoàn thành thi công 39/39 cầu trên tuyến chính, móng hàng rào B40 đã đúc xong, đang lắp đặt hàng rào ở các đoạn đủ điều kiện...
Công nhân đan dầm mặt cầu trên tuyến trước khi thảm bê tông.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng chiều dài 51,1km, có tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng. Điểm đầu dự án tại nút giao Thân Cửu Nghĩa (nối tiếp đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương), điểm cuối giao với Quốc lộ 30 tại nút giao An Thái Trung (huyện Cái Bè, Tiền Giang).
Dự án được khởi công tháng 2/2015, tuy nhiên do năng lực nhà đầu tư yếu kém, không vay được vốn tín dụng, nên sau gần 4 năm triển khai, dự án chỉ thi công được khoảng 10% khối lượng. Đến tháng 3/2019, các nhà đầu tư dự án đã mời Tập đoàn Đèo Cả tham gia vào quản trị và điều hành dự án.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến đường huyết mạch, giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP Hồ Chí Minh và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần quan trọng giảm tải cho quốc lộ 1A.
Phát hiện 37 học sinh, giáo viên là F0, Thanh Hoá cho 15.000 em ngừng đến trường Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) cho biết, đến chiều 18/10 địa phương ghi nhận 86 ca COVID-19, trong đó 37 học sinh và giáo viên. Theo đó, đến cuối ngày 18/10, ngành giáo dục thị xã Bỉm Sơn cùng các đơn vị liên quan truy vết được 2.455 F1 là học sinh và 304 F1...