Tiềm năng phát triển của tài chính tiêu dùng Việt Nam rất lớn
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho biết: Tín dụng tiêu dùng phát triển sẽ kích thích hệ thống bán lẻ trong nền kinh tế phát triển; đồng thời, kích thích các ngành công nghiệp chế biến chế tạo.
Chủ trương kích cầu thị trường nội địa thông qua thúc đẩy tiêu dùng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong bối cảnh COVID-19.
Theo TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng của BIDV, trong 10 năm qua, tín dụng tiêu dùng (TDTD) tại Việt Nam tăng trưởng mạnh. Dư nợ TDTD cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ nền kinh tế, gấp 2,5 lần so với năm 2012 (khoảng 8%).
Đặc biệt, trong điều kiện của dịch bệnh COVID-19, nhiều doanh nghiệp đang tái cấu trúc quá trình sản xuất kinh doanh và hướng mạnh vào việc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng nội địa. Việc cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp dành cho nhóm khách hàng dưới chuẩn được các công ty tài chính tiêu dùng nhắm tới. Số liệu thống kê mới đây của hệ thống ngân hàng cho thấy, hiện có khoảng 47% người Việt tham gia vay tiền nhưng chỉ có 18,5% là vay từ những TCTD và các tổ chức tài chính chính thức, còn lại là vay từ người thân, bạn bè hoặc tín dụng “đen”.
Video đang HOT
Tuy nhiên TS Cấn Văn Lực cho rằng: Thị trường TDTD còn có một số bất cập như: Quy mô nhỏ, thị trường phát triển còn tập trung chủ yếu vào một số công ty lớn; kiến thức về tài chính – tín dụng của người dân hạn chế; thiếu thông tin minh bạch, dữ liệu chuẩn về khách hàng; bản thân các công ty tài chính còn khó khăn về huy động vốn (do thị trường vốn còn chưa phát triển), thông tin đôi khi còn thiếu minh bạch, năng lực nhân viên và trình độ công nghệ không đồng đều, bộ máy cồng kềnh dẫn đến chi phí hoạt động cao.
Theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – Ngân hàng Nhà nước (NHNN), mặc dù ngành ngân hàng luôn có nhiều giải pháp để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp nhưng quá trình cấp tín dụng vẫn gặp khó khăn.
“Các nhu cầu vay vốn tiêu dùng cấp bách thường khó chứng minh mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ; hoạt động cấp tín dụng nói chung, trong đó có cho vay đối với các nhu cầu tiêu dùng vẫn phải đảm bảo chất lượng nợ, an toàn vốn. Ngân hàng Chính sách xã hội chưa bổ sung nguồn vốn kịp thời để cho vay các chương trình tín dụng chính sách phục vụ tiêu dùng của người nghèo, các đối tượng chính sách, đặc biệt là cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên… trong khi nhu cầu của người dân rất lớn”, bà Phạm Thị Thanh Tùng cho biết.
Vì vậy, theo NHNN, một số khách hàng tìm đến các kênh tín dụng phi chính thức do thói quen tiêu dùng, mục đích vay vốn không hợp pháp hoặc không đủ điều kiện vay vốn tại các nguồn cung cấp tín dụng chính thức nên phát sinh nhiều vụ việc tranh chấp, ảnh hưởng đến danh tiếng của các công ty tiêu dùng do nhầm tưởng các đối tượng vay vốn là công ty tài chính tiêu dùng.
Để thúc đẩy TDTD, ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng: Tiềm năng phát triển của tài chính tiêu dùng Việt Nam là rất lớn. Với dân số gần 100 triệu người, nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, sức tiêu thụ hàng hóa ngày càng tăng cùng xu thế phát triển của nền kinh tế, Việt Nam đang được đánh giá có triển vọng hàng đầu trong khu vực để phát triển tài chính tiêu dùng.
“Nếu như các ngân hàng thương mại chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng đạt chuẩn cấp tín dụng, có thu nhập thường niên từ khá trở lên, có điểm tín dụng cao, có lịch sử tín dụng tốt và cung cấp các khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, gói vay lớn thì các công ty tài chính lại chọn phân khúc mà ngân hàng không thể đáp ứng. Với nhóm đối tượng dưới chuẩn, là người có thu nhập trung bình hoặc thấp, không chứng minh được thu nhập, chưa có lịch sử tín dụng hoặc điểm tín dụng thấp, khó tiếp cận được với nguồn vốn của các ngân hàng”, ông Đinh Trọng Thịnh cho biết.
Theo TS Cấn Văn lực, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát các công ty tài chính; tạo điều kiện cho các công ty tài chính quy mô vừa và nhỏ phát triển nhằm tăng tính cạnh tranh thông qua việc thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, tiếp nhận vốn ưu đãi quốc tế; sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân cư Quốc gia. Phía công ty tài chính cần rà soát, điều chỉnh chiến lược kinh doanh; phát triển mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng thị trường trong và sau dịch bệnh. Đồng thời, chú trọng phát triển các nền tảng công nghệ phục vụ cho vay tiêu dùng, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, phối hợp phát triển các mô hình kinh doanh mới (Fintech, cho vay ngang hàng, Mobile Money…).
Thời gian tới, theo bà Phạm Thị Thanh Tùng, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn hợp pháp của người dân; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ cho vay, thanh toán trực tuyến, gắn với cải cách thủ tục hành chính để tạo điều kiện người dân; tiếp tục tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống của các TCTD, đặc biệt các công ty tài chính, bảo đảm tuân thủ đúng pháp luật.
Thị trấn Thiệu Hóa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân
Thời gian qua, thị trấn Thiệu Hóa tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng cao và bền vững.
Thực tế cho thấy, thị trấn đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống cho người dân.
Cửa hàng kinh doanh xe mô tô trên địa bàn thị trấn Thiệu Hóa.
Theo báo cáo của UBND thị trấn Thiệu Hóa, năm 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 17,5%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đúng hướng; dịch vụ - thương mại, tăng từ 57% lên 58%; công nghiệp - xây dựng, tăng từ 34% lên 35%; nông nghiệp, giảm từ 9% xuống còn 7%. Tổng giá trị thu nhập toàn xã hội đạt trên 800 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/năm. Để kinh tế phát triển, nâng cao đời sống người dân, thị trấn đã liên kết với một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra nghiêm ngặt phương thức sản xuất ở các vùng rau an toàn, bảo đảm theo tiêu chuẩn VietGAP, với diện tích 16,3 ha, giá trị thu nhập 450 triệu/ha/năm... Giá trị sản xuất bình quân 1 ha canh tác đạt 126,5 triệu đồng/năm. Tổng đàn gia súc, gia cầm 23.117 con; đàn trâu, bò hiện 345 con, đạt 79,5% kế hoạch, giảm 89 con so với cùng kỳ; tăng cường công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm, kiểm tra vệ sinh thú y. Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó đạt kế hoạch đề ra. Hiện trên địa bàn thị trấn có 45 doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng; 2 HTX dịch vụ (nông nghiệp, điện năng, vệ sinh môi trường); 1 HTX rau an toàn Vạn Hà; 1.086 cơ sở kinh doanh, dịch vụ; 320 cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng, xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, cơ khí xây dựng và sửa chữa..., tạo việc làm thường xuyên cho 2.784 lao động. Trong đó, phát huy lợi thế tuyến Quốc lộ 45 qua địa bàn và các tuyến đường giao thông trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng kiên cố, thị trấn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ dân đầu tư phát triển dịch vụ thương mại, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn.
Phát huy kết quả đạt được, năm 2021, thị trấn Thiệu Hóa phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất 17,5% trở lên; cơ cấu giá trị sản xuất: dịch vụ 58%, công nghiệp - xây dựng 35%, nông nghiệp 7%; thu nhập bình quân đầu người đạt 60 triệu đồng/năm trở lên.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Hiểu, Bí thư Đảng ủy thị trấn Thiệu Hóa, cho biết: Thị trấn tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi diện tích cây trồng hiệu quả thấp, còn bỏ hoang sang sản xuất các loại cây, con có giá trị kinh tế cao hơn phù hợp với nhu cầu thị trường. Đồng thời, vận động người dân tích tụ, tập trung đất đai; phát triển diện tích nhà màng, nhà lưới, cánh đồng rau an toàn; tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm. Duy trì và phát triển chăn nuôi, khuyến khích đầu tư xây dựng các trang trại quy mô lớn theo quy hoạch, xa khu dân cư, bảo đảm vệ sinh môi trường; tăng cường công tác phòng, chống dịch cho đàn gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh xảy ra. Thị trấn chỉ đạo các HTX trên địa bàn hoạt động đúng quy định, có hiệu quả, thực hiện tốt các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và thực hiện có hiệu quả là cầu nối giữa doanh nghiệp với người sản xuất. Khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để thành lập thêm HTX hoặc tổ hợp tác hoạt động ở các lĩnh vực, như: Sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn; tiểu thủ công nghiệp... Thị trấn tiếp tục đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung một số ngành nghề khác vào Cụm làng nghề Hồng Đô, như: nghề mộc dân dụng, nem giò chả và một số nghề khác sớm đi vào hoạt động. Căn cứ nguồn lực thực tế, thị trấn triển khai đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo kế hoạch đầu tư công năm 2021; trong đó, tập trung đầu tư cơ sở vật chất các trường học, cơ sở vật chất văn hóa theo hướng Nhà nước và Nhân dân cùng làm; hệ thống giao thông và rãnh thoát nước trong khu dân cư; cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, hệ thống chiếu sáng, chỉnh trang đô thị... theo định hướng quy hoạch chung mở rộng thị trấn Thiệu Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng các công trình đầu tư xây dựng, nêu cao vai trò giám sát của cộng đồng và ý thức, trách nhiệm của người dân trong quá trình xây dựng, quản lý công trình. Thị trấn tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý trật tự xây dựng, đô thị, môi trường và an toàn giao thông trên địa bàn; trước mắt là tập trung, kiên quyết xử lý vi phạm tại một số khu vực, như: Dọc Quốc lộ 45; khu vực cầu Vạn Hà, chơ... Làm tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai; trong đó, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính; quản lý chặt chẽ đất nghĩa trang, nghĩa địa; xử lý dứt điểm các vi phạm, các đơn, thư và các tranh chấp đất đai phát sinh trên địa bàn. Thị trấn phối hợp với các phòng, ban, đơn vị có liên quan của huyện tập trung vận động, tuyên truyền để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn, như: Khu dân cư phía Tây Bắc, khu dân cư đường vào Bệnh viện Đa khoa huyện Thiệu Hóa, khu dân cư phía Đông Nam thị trấn; đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện giải phóng mặt bằng dự án Trường tư thục Nobel; các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thương mại.
Sáng tươi bộ mặt nông thôn Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) được ví như cuộc cách mạng, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, làng quê thay da đổi thịt. Hàng trăm con đường NTM mở ra đã tạo điều kiện giúp người dân đi lại thuận lợi, kinh tế phát triển. Trong ảnh: Con đường NTM tại ấp Vĩnh...