Tiềm năng lớn xuất khẩu rau quả sang EU
Khu vực Liên minh châu Âu (EU) hiện nay đang nhập khẩu 35 tỷ Euro/năm rau quả toàn cầu. Nắm vững và thực hành sản xuất, chế biến các sản phẩm rau quả theo nhu cầu của thị trường này sẽ giúp rau, quả Việt Nam đạt giá trị cao.
Thị trường EU đòi hỏi chất lượng rau quả nhập khẩu cao nhưng cũng đem lại giá trị thương mại lớn
Chiều ngày 26/10, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng Bộ Ngoại giao tổ chức “Tọa đàm chuyên đề trực tuyến về xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu”.
Ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại châu Âu cho biết, hiện nay các nước EU đang trong quá trình phục hồi kinh tế và các nhu cầu tiêu dùng. Hằng năm, các nước EU nhập khẩu 35 tỷ Euro, chiếm 40% thương mại về rau quả toàn cầu.
Tại Tọa đàm, nhiều Đại sứ ở các nước EU đã thông tin về những thói quen tiêu dùng cũng như yêu cầu nhập khẩu ở các quốc gia này.
Video đang HOT
Đại sứ Phạm Việt Anh tại Hà Lan cho biết, Hà Lan là thị trường không lớn nhưng có vị trí rất quan trọng vì tập trung các nhà bán buôn tại châu Âu. “Theo quan sát của tôi thì mặt hàng trái cây Việt Nam ở đây rất ít, do nguồn hàng không ổn định, giá thành cao và bảo quản chưa tốt. Nếu có thể tăng diện tích trồng và đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường thì đây sẽ là một kênh tiềm năng để rau quả Việt Nam đi châu Âu”, ông Phạm Việt Anh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Đại sứ Việt Nam tại Áo nhấn mạnh các yếu tố thị trường EU rất coi trọng là vấn đề an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường. Trong khi đó, theo nhìn nhận của ông Kiên, nhiều vùng trồng ở Việt Nam vẫn sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, có thể dư lượng thuốc sau thu hoạch không đáp ứng yêu cầu của thị trường này.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vina T&T Group cho biết, thị trường EU chấp nhận nhập khẩu rau, củ, quả Việt Nam không cần qua đàm phán, tuy nhiên lại không có đại diện kiểm dịch của EU tại Việt Nam để kiểm soát chất lượng xuất đi nên cũng khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm tiếp cận thị trường EU nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu hoa, quả, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu cũng cho biết, việc xuất khẩu hoa quả tươi sang thị trường này rất khó khăn. Chính vì vậy, Công ty chuyển hướng thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm hoa quả đông lạnh đã qua chế biến. Đặc biệt có sản phẩm sầu riêng Ri6 đông lạnh được khách hàng của nhiều nước yêu thích và liên tục hết hàng.
Tại toạ đàm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan nhìn nhận, dư địa xuất khẩu rau quả sang thị trường EU rất lớn, cần tìm cách thức phù hợp để tận dụng được cơ hội khi kinh tế khu vực này đang phục hồi.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các đại sứ lưu ý giúp các doanh nghiệp chuẩn bị, có đủ thông tin sẵn sàng tham gia quảng bá và ghi dấu ấn với người tiêu dùng EU thông qua hội chợ, sự kiện.
“Nhiều doanh nghiệp đã mở đường đưa hoa quả sang EU, nhưng có lẽ chúng ta không thể đi theo cách đơn thương độc mã, muốn đi xa phải đi cùng nhau. Chúng ta phải tính đến việc thành lập liên minh hoặc hiệp hội xuất khẩu sang EU để giúp nông sản đi xa hơn. Hiện chúng ta thiếu chiến lược tổng thể để xuất khẩu hoa quả sang EU vì vẫn còn nặng tư duy mùa vụ, nhiệm kỳ. Cần gạt bỏ điều này và xây dựng được chiến lược với việc làm rõ vai trò của các thành tố tham gia”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.
Doanh nghiệp Việt Nam thận trọng khi giao dịch với một đối tác Benin
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc kiêm nhiệm Benin cảnh báo, hiện có một doanh nghiệp tại Benin không uy tín trong giao dịch nhập khẩu, trốn tránh trách nhiệm thanh toán theo hợp đồng.
Vì vậy để tránh rủi do, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng đồ uống nói riêng thận trọng trong giao dịch với đối tác Benin.
Ảnh người có liên quan đến vụ việc do Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc kiêm nhiệm Benin cung cấp.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc, kiêm nhiệm Benin cho biết, hiện nay, có 1 công ty của Việt Nam đã gặp trục trặc do bán 2 container nước tăng lực nhãn hiệu Buffalo Jungle cho Công ty Hi-Profile International General Trading Co có trụ sở tại Dubai do ông Khalifa (người Benin) làm giám đốc.
Công ty Hi-Profile International General Trading Co đã có biểu hiện không uy tín trong giao dịch nhập khẩu, trốn tránh trách nhiệm thanh toán theo hợp đồng đã ký kết. Hàng đến cảng Cotonou, chịu chi phí kho bãi, trong khi đó doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không thể liên hệ được với ông Khalifa, người trực tiếp thương thảo, ký hợp đồng, chuyển cọc từ Dubai. Mặc dù ông Khalifa vẫn xem tin nhắn liên hệ nhưng im lặng, không trả lời.
"Đáng chú ý, khi thấy doanh nghiệp Việt Nam đổi vận đơn gốc, thì thông đồng với đầu Benin mở tờ khai hải quan nhưng không thanh toán với mục đích giữ hàng (do một người tên là Coulibaly Fako liên hệ qua Tel/Whatsap: 22997910830)" - đại diện của Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc, kiêm nhiệm Benin thông tin thêm.
Ngay khi nhận được đề nghị hỗ trợ, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Maroc đã giữ trao đổi thường xuyên với đại diện doanh nghiệp xuất khẩu và triển khai tất cả các biện pháp cần thiết bao gồm liên hệ với các cơ quan chức năng Benin như: Bộ Công Thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp, liên hệ phối hợp với Thương vụ Việt Nam tại Dubai, nhất là liên hệ tới cảng vụ, Hải quan cảng Cotonou, Benin... nhằm thúc đẩy xử lý vụ việc.
Đồng thời, Thương vụ cũng giới thiệu đối tác giao nhận có uy tín tại cảng Cotonou hỗ trợ Công ty Việt Nam về thủ tục nhằm đổi tên vận đơn gốc với mục đích bán cho khách hàng khác.
Tuy nhiên, quy định sở tại để làm thủ tục quay hàng về Việt Nam hoặc bán cho bên thứ ba cần có ý kiến của bên nhập khẩu, gây khó khăn cho xử lý vụ việc. Đáng chú ý, trong trao đổi giữa hai bên doanh nghiệp, công ty Việt Nam thiện chí đề xuất không thu tiền 1 container hàng, nhưng đối tác vẫn không chấp nhận.
Để tránh rủi ro cho các doanh nghiệp khác, Thương vụ khuyến cáo các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhất là ngành hàng đồ uống và các doanh nghiệp xuất khẩu đồ uống biết và không giao dịch với đối tác Benin tại Dubai nêu trên, tránh thiệt hại cho doanh nghiệp.
Đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp xuất khẩu đặc biệt lưu ý tìm hiểu đầy đủ thông tin nhà nhập khẩu trước khi tiến hành giao dịch, bên cạnh các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu sang Benin và một số địa bàn Bắc Phi, Tây Phi như: cọc cao, xuất CIF (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí), ghi tên bên xuất khẩu trên bill gốc, lưu ý về ngân hàng, phương thức thanh toán, hợp đồng giao nhận, hợp đồng qua trung gian...
Không để tình trạng doanh nghiệp thiếu, nông dân thừa nông sản Sáng 25/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn trực tuyến Kết nối tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP khu vực Tây Nguyên năm 2021 - Diễn đàn nông sản 970 phiên thứ 4. Sản phẩm OCOP 3 sao Măng giòn Vân Long của hộ kinh doanh Hồ Thị Vân ở thôn Kop, xã Kon Gang, huyện...