Tiềm năng khổng lồ đầu tư vào tương lai của hệ sinh thái vaccine
Một công ty sản xuất vaccine đã tăng trưởng 1.450% kể từ khi bắt đầu đại dịch COVID-19. Và các loại vaccine mới phòng Zika, u da ác tính, HIV/AIDS, cùng nhiều loại khác đang trong quá trình phát triển.
Người dân chờ tiêm vaccine COVID-19 tại Cape Town, Nam Phi. Ảnh: Reuters
Khi các nhà đầu tư cố gắng xác định đường ranh giới thú vị tiếp theo cho nhân loại, họ có thể nghĩ đến việc chinh phục không gian vũ trụ. Nhưng có một thứ quan trọng hơn, vẫn ở ngay đây trên Trái đất.
Ngành công nghiệp vaccine và hệ sinh thái rộng lớn xung quanh nó đã có những bước phát triển nhanh chóng trước đại dịch, chẳng hạn như việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt vaccine mới phòng bệnh zona.
Nhưng lĩnh vực này chỉ thực sự bùng nổ khi các công ty chạy đua để phát triển vaccine phòng bệnh COVID-19, các liệu pháp điều trị, mũi vaccine tăng cường và hơn thế nữa. Khoảng 299 ứng cử viên vaccine COVID-19 được liệt kê trên công cụ theo dõi vaccine COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), với 114 loại đang trong giai đoạn phát triển lâm sàng.
Các công nghệ mới như RNA thông tin – hay mRNA – có tiềm năng đẩy nhanh sự phát triển của vaccine để chống lại các bệnh truyền nhiễm khác, cũng như các liệu pháp điều trị ung thư được cá nhân hóa.
Tất cả đều cho thấy có rất nhiều cơ hội mở ra một cuộc cách mạng vaccine sắp tới.
Không thiếu các công ty đang tham gia trong lĩnh vực này. Danh sách bao gồm các công ty công nghệ sinh học nổi tiếng như Moderna và BioNTech cho đến những người khổng lồ dược như Pfizer và Johnson & Johnson.
Ngành công nghiệp thực sự hào hứng về những gì họ có thể sản xuất trong những năm tới, từ những nỗ lực sử dụng công nghệ vaccine cũ đến những phương pháp tiếp cận mới hơn như mRNA. Ông John Bowler, Giám đốc Quỹ chăm sóc sức khỏe toàn cầu Schroder, cho biết: “Vẻ đẹp của công nghệ mRNA là tốc độ, ở chỗ một khi có trình tự di truyền, ta có thể xác định chính xác những gì ta cần đưa vào mã vaccine của mình và đưa ra hướng dẫn cho mục tiêu mà hệ miễn dịch có thể đáp ứng. Nó thực sự thay đổi toàn bộ động lực khi đối mặt các bệnh truyền nhiễm”.
Một dây chuyền sản xuất vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Getty Images
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ mới
Video đang HOT
Công nghệ mRNA được sử dụng trong vaccine Moderna và Pfizer-BioNTech có khả năng thúc đẩy nhiều lợi nhuận hơn cho nhiều công ty hơn và những nghiên cứu mới, vượt ngoài bệnh COVID-19. Một số ứng dụng tiềm năng có thể kể ra là vaccine mRNA phòng bệnh Zika, nhiều loại virus đường hô hấp, u da ác tính, virus Epstein-Barr (gây bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng) và bệnh sốt rét.
Ngoài ra, cũng có hy vọng về một loại virus cúm hiệu quả hơn, vì những loại vaccine hiện tại thường chỉ giảm nguy cơ mắc bệnh chỉ từ 40% đến 60%.
Marshall Gordon, một nhà phân tích cấp cao về chăm sóc sức khỏe tại ClearBridge Investments, cho biết: “Bí quyết bây giờ là chúng ta thực sự có rất nhiều cách để sản xuất vaccine và các công ty đang thử nghiệm rất nhiều cách khác nhau”.
Ngoài ra, những loại vaccine COVID-19 mới cũng đang trong quá trình sản xuất, như vaccine qua đường miệng, mũi, bên cạnh đó là các mũi tiêm tăng cường để đối phó với các biến thể mới, và các liệu pháp điều trị COVID-19.
Hiện nay, Sanofi, Pfizer / BioNTech và Moderna nằm trong số các công ty thử nghiệm vaccine cúm công nghệ mRNA; Moderna cũng đang phát triển một mũi tiêm tăng cường hai trong một để bảo vệ chống lại bệnh cúm và COVID-19.
Sanofi đang nghiên cứu vaccine mRNA phòng COVID-19 phối hợp với Translate Bio trong dự án giá trị 3,2 tỷ USD – và một loại vaccine COVID-19 sử dụng một công nghệ khác trong dự án với GlaxoSmithKline.
Trong khi đó, Merck hợp tác với Ridgeback Therapeutics đang nghiên cứu một liệu pháp điều trị bằng thuốc kháng virus cho những người bị COVID-19 để ngăn chặn virus nhân lên trong cơ thể.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) thăm kho bảo quản lạnh vaccine COVID-19 của Pfizer tại Kalamazoo, bang Michigan vào tháng 2/2021. Ảnh: Getty Images
Những trở ngại
Ấn Độ và Nam Phi đã kêu gọi các thành viên WTO đàm phán về việc từ bỏ các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhà sản xuất dược để giải quyết tình trạng thiếu hụt ở các nước nghèo. Điều đó sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận của các công ty vaccine. Mỹ cũng đã ủng hộ ý tưởng từ bỏ bản quyền, nhưng vào cuối tháng 7, WTO cho biết các cuộc đàm phán đang “diễn ra chậm chạp”.
Bên cạnh đó, các thử nghiệm lâm sàng đối với một số loại vaccine có thể gây thất vọng – bằng chứng là giá trị thị trường mất gần 9,6 tỷ USD chỉ trong một ngày vào tháng 6 khi một nghiên cứu lớn về vaccine COVID-19 CureVac cho thấy hiệu quả thấp hơn so với các vaccine đối thủ.
Các công ty có nhiều mức độ rủi ro khác nhau liên quan đến thị trường COVID. Trong khi Moderna kỳ vọng sự đột phá của mình sẽ tạo ra doanh thu 20 tỷ USD vào năm 2021, J&J đã công bố vào tháng 4 rằng doanh số vaccine COVID-19 của họ trong quý đầu tiên của năm 2021 mới đạt 100 triệu USD, 164 triệu USD trong quý 2 trong khi công ty đặt mục tiêu doanh thu tới 2,5 tỉ USD trong năm nay.
Tăng trưởng 1.450%, nguồn động lực lớn
Không có công ty nào phát triển nhanh hoặc vượt bậc kể từ khi bắt đầu đại dịch như Moderna, được thành lập vào năm 2010 tại Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ) và đi tiên phong trong nghiên cứu sử dụng mRNA để điều trị bệnh. Cổ phiếu công ty đã lên sàn vào năm 2018 với giá 28 USD và hiện đang giao dịch ở mức hơn 450 USD/1 cổ phiếu, sau khi tăng hơn 1.450% kể từ đầu tháng 3/2020.
Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Moderna xoay quanh công nghệ mRNA, với khoảng 94% trong tổng doanh thu 6,3 tỷ USD trong sáu tháng kết thúc vào ngày 30/6/2021 đến từ việc bán vaccine COVID-19.
Trụ sở chính của Moderna ở Cambridge, Massachusetts, Mỹ. Ảnh: Reuters
Gặt hái thành công tương tự là BioNTech của Đức, được thành lập vào năm 2008 với mục tiêu sử dụng công nghệ mRNA để phát triển vaccine ung thư được cá nhân hóa nhằm khai thác hệ miễn dịch của chính người bệnh để tấn công các tế bào ung thư. Nhưng phần lớn trọng tâm của công ty hiện nay là COVID-19. BioNTech đạt được doanh thu lớn từ phát triển dựa trên mRNA của mình, mặc dù họ chia sẻ lợi nhuận với Pfizer.
Moderna và BioNTech là những cái tên mà mọi người đều biết, nhưng những “người chơi” công nghệ sinh học lớn khác còn bao gồm Novavax, Dynavax Technologies, CureVac và Vir Biotechnology, đang phát triển các phương pháp điều trị kháng thể với COIVD-19.
Chưa hết, đằng sau những tên tuổi lớn đó là rất nhiều công ty trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ các nhà sản xuất các thành phần trong vaccine đến các công ty chẩn đoán, xét nghiệm, các nhà sản xuất nút cao su, lọ vaccine, ống tiêm hoặc các sản phẩm thủy tinh đặc biệt, chẳng hạn như West Pharmaceutical Services, Becton Dickinson và Gerresheimer của Đức; Catalent, Corning của Mỹ, công ty đóng chai Rovi của Tây Ban Nha, Lonza của Thuỵ Sĩ…
Các quỹ ETF
Hệ sinh thái vaccine còn là cơ hội tiềm năng cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có thể quan tâm đến các quỹ hoán đổi giao dịch (ETF) với các khoản đầu tư vào ngành công nghiệp vaccine để mở rộng những tính toán làm ăn của họ.
Nhà phân tích Eric Balchunas của Bloomberg Intelligence ETF cho biết, công ty Xét nghiệm và kỹ thuật tiên tiến ETFMG – với mã cổ phiếu GERM – là một ví dụ điển hình cho những ai muốn tiếp cận hệ sinh thái vaccine. GERM sở hữu khoảng 20% cổ phần trong Moderna và BioNTech, và cũng nắm giữ rất nhiều công ty nhỏ hơn.
Ông Balchunas nói: “Một số công ty rất nhỏ ở đây có thể là những Moderna trong tương lai với những điều lớn lao tiếp theo. Điều đó mang lại cho GERM nhiều tiềm năng về M&A [mua bán và sáp nhập]“.
Indonesia đàm phán với WHO để trở thành trung tâm vaccine COVID-19 toàn cầu
Bộ Y tế Indonesia đang đàm phán với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cùng 6 công ty dược phẩm để trở thành một trung tâm sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của toàn cầu.
Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết quốc gia này rất muốn xây dựng chuyên môn về vaccine mRNA. Ảnh: Reuters
Lần đầu tiết lộ về kế hoạch đầy tham vọng này, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin ngày 16/9 cho biết quốc gia Đông Nam Á này sẽ khởi động sáng kiến trên bằng cách ưu tiên bằng cách ưu tiên mua vaccine ngừa COVID-19 của các công ty chia sẻ công nghệ và thiết lập cơ sở ở Indonesia.
Trả lời phỏng vấn của hãng Reuters, Bộ trưởng Budi cho hay đã trực tiếp vận động Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus về kế hoạch trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine mRNA toàn cầu nhân chuyến công tác châu Âu hồi đầu tháng 9.
Các trung tâm chuyển giao công nghệ mới là một phần trong chiến lược của WHO nhằm phân bổ sản xuất vaccine rộng khắp trên toàn cầu, cũng như xây dựng năng lực sản xuất vaccine thế hệ mới tại các nước đang phát triển, để nhanh chóng kiểm soát các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Một quan chức cấp cao của WHO nói với Reuters rằng những nỗ lực xây dựng trung tâm sản xuất vaccine COVID-19 ở Nam Phi sẽ tập trung vào sản phẩm của Moderna, nhưng việc đàm phán với công ty Mỹ này lại không đạt tiến độ. Điều này có nghĩa là dự án này sẽ phải chờ đợi thêm.
Bộ trưởng Budi cho hay Indonesia rất muốn xây dựng chuyên môn về vaccine mRNA, cũng như vaccine véc-tơ do AstraZeneca sản xuất. Quan chức này tự tin Indonesia là nơi có vị trí thuận lợi để xuất khẩu vaccine khi khắp thế giới, và đặc biệt là quốc gia tỷ lệ người theo đạo Hồi đông nhất nên có thể đảm bảo vaccine của họ đạt tiêu chuẩn của người Hồi giáo.
Ông Budi cho biết Indonesia sẽ tậndụng quyền lãnh đạo của nhóm các quốc gia nền kinh tế hàng đầu G-20 bắt đầu từ tháng 12 tới để thúc đẩy an ninh y tế toàn cầu và chuẩn bị cho đại dịch tiếp theo sau COVID-19. Ông nói: "Không ai có thể đảm bảo rằng Sars-CoV-3 và 4 sẽ không xuất hiện".
Indonesia phát động chương trình tiêm chủng quốc gia miễn phí ngừa COVID-19 vào ngày 13/1. Tính đến hết ngày 14/9, 74.257.515 người tại nước này đã được tiêm mũi thứ nhất và 42.565.331 người đã hoàn thành liệu trình tiêm vaccine.
Nhọc nhằn bỏ phố về quê giữa Covid-19 Ness Knight và bạn trai từ bỏ tất cả vì "giấc mơ điền viên" ở Tây Yorkshire, đối mặt với thực tế khắc nghiệt khi lần đầu làm nông dân. Ness Knight, 36 tuổi, diễn giả kiêm nhà thám hiểm người Anh và bạn trai Jake Smith, 24 tuổi, bị lôi cuốn vào cuộc sống nông nghiệp trong năm qua nhờ cảm hứng...