Tiềm năng hợp tác vẫn rộng mở
Các công ty tham gia vào chuỗi cung ứng thế giới không dễ dàng nên rất cần sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp (DN) và sự trợ giúp của các chính sách. Tuy nhiên, khi tham gia vào sân chơi chung, hàng hóa Việt được giới thiệu ngày càng nhiều ra thị trường thì các DN, tập đoàn lớn của thế giới cũng sẽ tìm đến để liên kết, hợp tác.
Doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản tìm kiếm cơ hội hợp tác tại một hội nghị giao thương do UBND tỉnh tổ chức. Ảnh: V.Gia
* Nhu cầu lớn từ đối tác nước ngoài
Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản tại TP.HCM Mizushima Kozo cho hay, hiệp hội hiện có 1.038 DN hội viên, được phân chia thành 13 nhóm dựa theo ngành nghề và địa điểm sản xuất kinh doanh. Trong đó, nhóm Đồng Nai có 130 hội viên.
“Từ năm 2011, khi nhận chức Chủ tịch, tôi đã đề ra khẩu hiệu “More for Vietnam” cho các hoạt động của hiệp hội. Lý do tôi đưa ra khẩu hiệu này là vì tôi tin rằng sự gắn kết, chia sẻ, hợp tác giữa 2 bên là rất quan trọng. Năm 2023 là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản. Tôi rất hy vọng mối quan hệ giữa chính quyền tỉnh Đồng Nai, các sở ban ngành cũng như cộng đồng DN Việt Nam – Nhật Bản sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Sự phát triển của DN sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của tỉnh” – ông Mizushima Kozo chia sẻ.
Tương tự, Hội trưởng Hiệp hội Thương mại Đài Loan tại Đồng Nai Wu Ming Ying cho biết: “Hiệp hội có thể kết hợp các cơ quan thương mại để cùng tổ chức những chương trình kết nối thương mại với hiệp hội các nước tại Việt Nam. Từ đó, tạo cơ hội thúc đẩy thương mại cùng phát triển, đưa các hạng mục, hàng hóa có sẵn của DN Đồng Nai đến với các DN khác, bao gồm về giao lưu nguồn nhân lực, kỹ thuật, sản phẩm sản xuất”.
Vừa qua, Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu gỗ Malaysia Chua Song Fong cũng đã có chuyến thăm và làm việc với Công ty CP Tân Vĩnh Cửu (TP.Biên Hòa), một đơn vị cung ứng nguyên liệu gỗ lớn của Đồng Nai để tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư ngành gỗ.
Video đang HOT
Theo ông Võ Quang Hà, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và thủ công mỹ nghệ Đồng Nai, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tân Vĩnh Cửu thì Đồng Nai có tiềm năng lớn về phát triển ngành Gỗ với hơn 1 ngàn đơn vị đang sản xuất, kinh doanh. Các DN gỗ của nước ngoài cũng có mặt nhiều tại Đồng Nai và có mối quan hệ làm ăn, hợp tác với DN của tỉnh. Trong tương lai, Đồng Nai đang phấn đấu trở thành trung tâm sản xuất, chế biến gỗ chất lượng cao của cả nước và mở rộng hợp tác, giao thương với các DN của các nước trong khu vực.
* Hỗ trợ giao thương và liên kết
Để hỗ trợ cộng đồng DN, Đồng Nai đã phối hợp để xúc tiến hợp tác giữa các DN có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn kết nối với DN ngành hàng công nghiệp hỗ trợ của địa phương. Một trong những điển hình tích cực thời gian qua là các hoạt động Tổ điều phối viên xúc tiến phát triển công nghiệp hỗ trợ Đồng Nai (thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp Đồng Nai). Đây là tổ chức được tỉnh thành lập nhằm kết nối cung – cầu giữa DN Nhật Bản đầu tư ở Việt Nam với DN có vốn đầu tư trong nước.
Tham gia chương trình này từ năm 2019, Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí Nhật Nam (TP.Biên Hòa) Trần Quý cho hay: “Việc tiếp cận với tổ điều phối viên công nghiệp là hướng đi đúng của DN. Thông qua đó, Nhật Nam có thêm thông tin và giới thiệu tiềm năng sản xuất của mình. Cùng với sự nỗ lực tìm kiếm khách hàng, công ty còn tham gia các chương trình giao lưu, kết nối khác với các hiệp hội DN: Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan… do địa phương tổ chức để mở rộng khách hàng. Việc này giúp cho DN mở rộng liên kết cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu”.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc ưa chuộng, sản phẩm thế mạnh Việt Nam lập kỷ lục, 5 hiệp hội bắt tay thu 20 tỷ USD
Mặc dù tháng 01/2022 hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bị gián đoạn do bắt đầu tuần nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng trị giá xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc mua nhiều nhất.
Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc mua nhiều, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng ngay trong tháng đầu tiên năm 2022
Mặc dù tháng 01/2022 hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bị gián đoạn do bắt đầu tuần nghỉ Tết Nguyên đán nhưng trị giá xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh, trong đó Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc mua nhiều nhất.
Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập đỉnh lịch sử, đạt gần 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đây cũng là lần thứ 3 ghi nhận thế mạnh này của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu vượt 1,5 tỷ USD/tháng.
Ngay trong tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lập đỉnh lịch sử, đạt gần 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Cao Cẩm.
Trong đó, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch lên đến 928 triệu USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2021; tiếp đó là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu 153 triệu USD; xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ sang Trung Quốc trong tháng 1/2022 đạt 134 triệu USD.
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,55 tỷ USD, gỗ và sản phẩm gỗ đã nằm trong 7 nhóm hàng xuất khẩu của cả nước đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD trong tháng đầu năm 2022 và nằm trong top 3 nhóm hàng tăng trưởng ở mức 2 con số.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, mặc dù trong tháng 01/2022 hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ bị gián đoạn do bắt đầu tuần nghỉ Tết Nguyên đán nhưng trị giá xuất khẩu mặt hàng này vẫn tăng mạnh.
Kinh tế toàn cầu phục hồi, xuất khẩu gỗ sẽ bứt phá
Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2022 có nhiều thuận lợi để ngành gỗ tăng trưởng bứt phá, nhờ kinh tế toàn cầu dần phục hồi tăng trưởng sau đại dịch Covid-19, ngành xây dựng tại nhiều thị trường hoạt động mạnh thúc đẩy nhu cầu về đồ nội thất tăng.
Đồng thời, sự chủ động về công nghệ sản xuất, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu nhờ việc tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.
Đại diện Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) cùng ký thỏa thuận hợp tác phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam. Ảnh: P.V
Để nâng cao giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, ngày 25/2, lần đầu tiên, 5 hiệp hội lớn nhất ngành gỗ hiện nay gồm: Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai (DOWA), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương (BIFA), Hiệp hội Gỗ và lâm sản Bình Định (FPA Bình Định) cùng ký thỏa thuận hợp tác phát triển bền vững ngành gỗ Việt Nam.
Các Hiệp hội cùng hợp tác phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2025 xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 18 đến 20 tỷ USD; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước.
Giới thiệu, quảng bá doanh nghiệp và hình ảnh, chất lượng, mẫu mã các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế, cùng nhau xây dựng thương hiệu ngành gỗ Việt Nam.
Các Hiệp hội cũng sẽ thúc đẩy hợp tác, liên kết hình thành và phát triển một khu lâm nghiệp công nghệ cao ở phía Nam trở thành một trung tâm đồ gỗ liên vùng có quy mô và năng lực sản xuất, chế biến, thương mại đồ gỗ và sản phẩm gỗ hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dựa trên sự liên kết hợp tác chặt chẽ của cộng đồng doanh nghiệp ngành gỗ trong cả nước, vận dụng những thế mạnh của các địa phương đi tiên phong, bao gồm Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định và một số tỉnh thành khác.
Dưới những cánh rừng già của Đồng Nai đang có một "kho báu" khổng lồ, khai thác tốt rừng vẫn xanh dân lại có tiền Với tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp lớn, các ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đang tập trung xây dựng các mô hình phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng và du lịch sinh thái. Đồng Nai có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế lâm nghiệp dưới tán rừng Báo cáo tại Hội nghị Liên kết chuỗi phát...