Tiềm năng gạo sạch Vị Thủy
Với mục tiêu thay đổi thói quen canh tác, tạo ra sản phẩm an toàn, hợp tác xã Tân Long, huyện Vị Thủy đang xây dựng những cánh đồng lúa không sử dụng thuốc hóa học.
Đến nay, sản phẩm “ Gạo sạch Vị Thủy” của hợp tác xã đang dần tạo được chỗ đứng trên thị trường và đã được công nhận là sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) cấp tỉnh với nhiều tiềm năng phát triển.
Lãnh đạo Hợp tác xã Tân Long kiểm tra cánh đồng lúa sạch Thu Đông 2020.
Thay đổi phương thức canh tác
Những cánh đồng lúa của hợp tác xã Tân Long, ấp Tân Long, xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy hiện đang trong giai đoạn trổ. Với 51 thành viên, sản xuất trên diện tích 59 ha, đây là năm thứ 2, hợp tác xã thực hiện sản xuất lúa hữu cơ với những quy trình nghiêm ngặt. Trước khi bước vào vụ mới, các công đoạn xử lý đất, diệt cỏ, cách ly thuốc hóa học đều được thực hiện rất kỹ lưỡng. Hạt giống cũng không dùng chất kích thích nảy mầm mà được ngâm và lên mộng tự nhiên. Trong quá trình canh tác, nông dân chỉ sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ.
Kể về những bước đầu tiên của con đường sản xuất gạo hữu cơ, ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Hợp tác xã Tân Long cho biết, trước đây, hợp tác xã trồng lúa theo thói quen canh tác lâu năm, sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Vốn đầu tư nhiều, đất bị ô nhiễm, sức khỏe bị ảnh hưởng sau mỗi vụ lúa nhưng giá trị của hạt gạo lại không tăng.
Từ đó, ban lãnh đạo hợp tác xã đặt vấn đề tại sao không sản xuất theo nhu cầu xã hội, đó là nhu cầu sử dụng lương thực chất lượng, không gây ảnh hưởng sức khỏe sau này và quyết định chuyển hướng sang sản xuất lúa hữu cơ, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học từ năm 2019.
Việc chuyển sang sản xuất lúa hữu cơ ban đầu còn gặp nhiều khó khăn, bởi bà con chưa quen với cách thức canh tác mới, năng suất của lúa hữu cơ cũng không cao như lúa vô cơ. Tuy nhiên, từ thành công của những vụ lúa đầu tiên và nhận thấy những lợi ích về sức khỏe, môi trường của việc sản xuất theo hướng hữu cơ, đến nay, thành viên trong hợp tác xã rất ủng hộ cách làm mới và áp dụng thuần thục quy trình VietGAP.
Có 5,2 ha lúa áp dụng quy trình sản xuất lúa hữu cơ, ông Châu Thanh Bạch, thành viên Hợp tác xã Tân Long chia sẻ, từ khi áp dụng quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, với việc tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng thì trong quá trình canh tác còn bảo vệ tốt sức khỏe cho người nông dân vì không sử dụng hóa chất; việc ô nhiễm chất hóa học trên đất canh tác cũng được hạn chế nhiều.
Công chăm sóc của cách canh tác mới cũng nhẹ hơn do mỗi vụ chỉ phun thuốc hữu cơ 2 lần nhưng vẫn kiểm soát hầu hết các bệnh trên lúa. Một cách chăm sóc lúa độc đáo trong quá trình canh tác của hợp tác xã Tân Long là việc nông dân sử dụng hỗn hợp sữa tươi và trứng gà sống để phun phòng ngừa dịch hại. Theo bà con nông dân, hỗn hợp trên giúp lá lúa dày và to thêm nên sâu không cuốn được lá lúa, thu hút được nhiều thiên địch bảo vệ cây lúa.
Sản phẩm gạo sạch của huyện Vị Thủy.
Video đang HOT
Không chỉ thành viên hợp tác xã, những người sống nhờ nghề phun thuốc mướn tại địa phương cũng đồng tình với việc canh tác lúa hữu cơ. Bởi họ là những người chịu ảnh hưởng rõ nhất khi sử dụng thuốc hóa học.
Nếu như trước đây, người nông dân chỉ lấy sản lượng, năng suất làm thước đo cho hiệu quả phương thức canh tác thì nay, giá trị của sản phẩm đang trở thành tiêu chí để những thành viên hợp tác xã đánh giá và cũng là cơ sở để hợp tác xã vận động nông dân liên kết, chuyển đổi theo hướng sản xuất hữu cơ.
Theo thống kê qua những vụ lúa đầu tiên, năng suất lúa sản xuất theo hình thức hữu cơ đạt trung bình từ 5,2 – 5,5 tấn/ha, chỉ thấp hơn sản xuất lúa vô cơ từ 0,5 – 0,8 tấn/ha nhưng giá thành bán ra cao hơn khoảng 500 đồng/kg, chi phí đầu tư cho 1 ha lúa cũng giảm được từ 7 – 8 triệu đồng do sử dụng chất hữu cơ. Như vậy, tính bình quân nông dân sản xuất lúa hữu cơ có lợi nhuận gấp khoảng 1,2 lần so với lúa vô cơ.
Tiềm năng gạo sạch
Lúc mới hình thành, chưa nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm gạo sạch Vị Thủy; điều kiện bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc cũng không đảm bảo do kinh phí của hợp tác xã vẫn còn hạn chế. Nhận thấy tiềm năng của sản phẩm gạo sạch, lãnh đạo huyện Vị Thủy đã động viên, hỗ trợ hợp tác xã về truy xuất nguồn gốc, bao bì để từng bước trở thành sản phẩm OCOP.
Đến nay, sản phẩm “Gạo sạch Vị Thủy” của hợp tác xã đã có tem truy xuất nguồn gốc, đang được Cục Sở hữu trí tuệ xem xét chứng nhận nhãn hiệu. Sản phẩm cũng vừa được hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp tỉnh thống nhất trình Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và trở thành sản phẩm đầu tiên của huyện Vị Thủy được chứng nhận OCOP cấp tỉnh.
Việc được chứng nhận là sản phẩm OCOP như là đòn bẩy để “Gạo sạch Vị Thủy” tiếp cận nhiều thị trường hơn. Ngoài những đơn đặt hàng làm đại lý phân phối của các công ty, người tiêu dùng tại các tỉnh trong khu vực gọi điện tìm đến mua sản phẩm thì hợp tác xã cũng được Sở Công Thương hỗ trợ kết nối với Co.opmart để chuẩn bị đưa sản phẩm vào siêu thị.
Ông Nguyễn Văn Thích, Phó Giám đốc Hợp tác xã Tân Long phấn khởi nói: “Khi sản phẩm gạo sạch được hội đồng OCOP cấp tỉnh thống nhất công nhận sản phẩm đạt chuẩn 4 sao OCOP và được giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng, trong thời gian ngắn gần đây, sản phẩm đã được nhiều người tiêu dùng biết đến. Từ nhu cầu thị trường lớn, sắp tới, hợp tác xã tiếp tục vận động bà con mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ để tạo ra sản phẩm gạo sạch đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và môi trường. Dự kiến trong vụ lúa Đông Xuân tới, hợp tác xã sẽ liên kết khoảng 1.200 ha lúa sản xuất theo quy trình an toàn thực phẩm”.
Ông Thích cũng cho biết thêm, trước mắt, hợp tác xã sẽ sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nếu có doanh nghiệp hỗ trợ xuất khẩu thì tiếp tục mở rộng. Phương châm sản xuất của hợp tác xã là sản xuất theo năng lực hợp tác xã và nhu cầu thị trường, thị trường nhu cầu tới đâu sẽ mở rộng diện tích tới đó chứ không làm ồ ạt để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, các giống lúa được thành viên hợp tác xã Tân Long sử dụng để canh tác là ST 24, ST 25, OM 18 và OM 5451. Hợp tác xã dự kiến sẽ khép kín vùng trồng, chia khu vực đất phù hợp từng loại giống và trồng giống lúa chất lượng cao tại những vùng đất đã được xử lý bớt tồn dư chất hóa học.
Thành viên HTX Tân Long đóng gói sản phẩm gạo sạch chuẩn bị xuất ra thị trường.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy, ông Trương Trần Trọng Hiếu cho biết, trong thời gian qua, mô hình gạo sạch của hợp tác xã Tân Long đã cho thấy hiệu quả bước đầu, được huyện định hướng xây dựng thương hiệu “Gạo sạch Vị Thủy” và đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh đầu tiên của huyện.
Địa phương cũng đã chỉ đạo các ngành chuyên môn hỗ trợ phân bón, lúa giống cho hợp tác xã; phối hợp Liên minh hợp tác xã tỉnh, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cầu nối cho hợp tác xã xúc tiến tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vị Thủy thông tin thêm, thời gian tới, huyện sẽ làm việc với các ngành chuyên môn tìm nguồn vốn hỗ trợ cho hợp tác xã như vốn từ dự án VnSAT (dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam). Khi được dự án VnSAT đầu tư, huyện sẽ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban quản lý dự án VnSAT hỗ trợ cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, sân phơi cho hợp tác xã với tổng kinh phí khoảng 11 tỷ đồng.
Đồng thời, huyện sẽ định hướng cho hợp tác xã về bao tiêu sản phẩm, mở rộng diện tích thêm khoảng 1.000 ha theo từng giai đoạn để xây dựng vùng nguyên liệu lúa sạch trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp trông chờ gì ở gói hỗ trợ lần 2?
Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và người lao động vượt qua cú sốc COVID-19, các bộ ngành đang nghiên cứu chính sách về gói hỗ trợ lần 2. Cách nào để gói hỗ trợ không kém hiệu quả, đối tượng thụ hưởng khó tiếp cận... như gói hỗ trợ lần 1?
ề xuất nhiều chính sách cho DN nhỏ, siêu nhỏ trong gói hỗ trợ kinh tế lần 2. ẢNH MINH HỌA
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 750.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang hoạt động, đóng góp 60% GDP. Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê, trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, DNNVV có nhiều hạn chế như: vị thế, thanh khoản yếu, tiềm ẩn nguy cơ vỡ nợ cao. Tác động của đại dịch COVID-19 khiến các vấn đề thêm trầm trọng.
Trong bối cảnh đó, Bộ KH&ĐT phối hợp với Bộ LĐ TB&XH xây dựng gói hỗ trợ kinh tế lần 2. Kinh phí cho gói này ước tính 15.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ sẽ tập trung cung cấp tín dụng ưu đãi cho DNNVV, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh để phát triển sản xuất kinh doanh, khôi phục, duy trì và mở rộng việc làm cho người lao động. Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (dưới 10 lao động), hợp tác xã và hộ kinh doanh, người lao động tại khu vực nông thôn sẽ được ưu tiên đặc biệt.
"Mức cho vay dự kiến đối với cơ sở sản xuất kinh doanh là 2 tỷ đồng, với người lao động 100 triệu đồng. Thời hạn hỗ trợ lãi suất là 12 tháng đối với các khoản vay mới. Thời gian áp dụng đối với các khoản vay mới phát sinh từ 1/9/2020 đến 1/9/2021. Lãi suất vay 3,96%/năm (bằng 50% lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo). Người lao động đang phải thuê nhà, nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi bị mất việc, tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương có hoàn cảnh khó khăn sẽ được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền (tiền thuê nhà, chi phí nuôi con dưới 6 tuổi) ở mức 1 triệu đồng/người (hộ)/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng, áp dụng từ tháng 9 đến tháng 12/2020", đại diện Bộ KH&ĐT cho biết về một số chính sách đang xây dựng của gói hỗ trợ kinh tế lần thứ 2.
Đánh giá về các tiêu chí xây dựng gói hỗ trợ lần 2, ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội DNVVN Việt Nam cho rằng, đối tượng hỗ trợ như vậy là hợp lý. Chính sách hỗ trợ có thể tiếp cận 5 triệu hộ kinh doanh nên dễ lan tỏa. Tuy nhiên, ông Thân băn khoăn về cách xác định đối tượng đủ điều kiện nhận hỗ trợ.
"Với gói hỗ trợ kinh tế lần thứ 2, chính sách không chỉ dừng lại ở hoãn, giãn các nghĩa vụ mà còn phải có miễn, giảm. Cơ quan chức năng phải xác định được mức hỗ trợ, xác định rõ đối tượng được hỗ trợ cụ thể là ai, mức hỗ trợ bao nhiêu, không hỗ trợ cào bằng".TS Nguyễn ình Cung
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng, gói hỗ trợ phải bao quát toàn diện các đối tượng, phải đủ lớn, đủ mạnh để tác động ngay, kích thích tăng trưởng kinh tế. Gói hỗ trợ sẽ không chỉ hướng đến mục tiêu trước mắt, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng, mà còn hướng đến các mục tiêu dài hạn hơn, tái cơ cấu để đặt nền tảng cho giai đoạn phát triển hậu COVID-19.
"Dù mới có phác thảo ban đầu nhưng gói hỗ trợ lần này sẽ không đơn thuần là kéo dài thời hạn chính sách hỗ trợ hiện có, như giãn, hoãn nộp thuế, cơ cấu lại thời gian trả nợ, giảm lãi suất. Gói hỗ trợ sẽ có thêm chính sách "mạnh tay", cụ thể như phát phiếu chiết khấu, phiếu mua hàng hoặc Chính phủ mua hàng phân phối cho người dân chịu ảnh hưởng bởi việc giãn cách xã hội, cho hộ nghèo, cho đối tượng chính sách... Đây là cách vừa hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân một cách hiệu quả, vừa để kích cầu tiêu dùng nội địa", lãnh đạo Bộ KH&ĐT nói.
Cần tránh "vết xe đổ"
Khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) mới đây cho thấy, dù đã ban hành gần 5 tháng nhưng mới có khoảng 3% DN nhận được hỗ trợ từ gói hỗ trợ kinh tế lần 1.Nguyên nhân của tình trạng này là có sự đùn đẩy, sợ trách nhiệm của bộ phận triển khai, khiến tiến độ hỗ trợ bị chậm trễ.
Theo TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, gói hỗ trợ kinh tế lần 1 thực hiện chậm và tỷ lệ đạt được rất thấp. Nhiều DN không hoạt động, không phát sinh thuế, không có doanh thu, nên không có gì để hoãn, giãn thuế.
"Có nhiều nguyên nhân khiến gói hỗ trợ lần 1 chưa đạt đầy đủ mục tiêu đề ra trước đó. Đơn cử: Cơ quan quản lý công dân nhưng không nắm được thông tin cụ thể của người dân nên khi thực hiện chính sách phải mất thời gian xác minh, gây khó khăn. Đội ngũ thực thi còn hiện tượng vô cảm trước cuộc sống của người dân", ông Cung đánh giá.
Ông Cung đề xuất, trước mắt, cơ quan chức năng cần đánh giá lại nền kinh tế năm 2020 và đề xuất kéo dài gói hỗ trợ thứ nhất. Với gói hỗ trợ lần 2, chính sách không chỉ dừng lại ở hoãn, giãn các nghĩa vụ mà còn phải có miễn, giảm. Cơ quan chức năng phải xác định được mức hỗ trợ, xác định rõ đối tượng được hỗ trợ cụ thể là ai, mức hỗ trợ là bao nhiêu, không hỗ trợ cào bằng.
"Bên cạnh hỗ trợ DN vượt qua đại dịch, chúng ta phải nghĩ rằng, trong nguy có cơ, phải chớp thời cơ để phục hồi nền kinh tế. Từ đó, có gói hỗ trợ toàn diện hơn, lớn hơn, có cái nhìn dài hơi hơn, ít nhất là 3-4 năm.Ví dụ, ngành nghề du lịch, khách sạn nếu có hỗ trợ cũng không phát triển ngay được, bởi cầu chưa tăng được. Thay vào đó, chúng ta hỗ trợ bằng cách: Ưu tiên, ưu đãi cho những ngành nghề mới xuất hiện, ngành nghề được lợi hoặc có lợi thế phát triển ngay cả khi có dịch COVID-19; Ưu tiên hỗ trợ những DN, những ngành, DN không chịu tác động của dịch bệnh nhưng lại có tương lai phát triển", ông Cung kiến nghị.
TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê kiến nghị, gói hỗ trợ lần thứ 2 cần có quy mô tác động đủ lớn, thời gian thực hiện trong trung và dài hạn. Gói hỗ trợ cần góp phần ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể DN. Từ đó tạo điều kiện để khu vực DN phục hồi nhanh khi dịch COVID-19 suy giảm và chấm dứt.
"Để gói hỗ trợ kinh tế lần thứ 2 hiệu quả, trước mắt cần rà soát các điều kiện để DN có thể tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng. Thời gian qua, chỉ có khoảng 20% số DN đáp ứng được yêu cầu của gói hỗ trợ 250 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, cần tiếp tục gia hạn nộp thuế thu nhập DN, tiền thuê đất cho DN. Đồng thời, xem xét cắt giảm giá điện cho khu vực DN, các hộ kinh doanh để giảm chi phí và áp lực tài chính ngắn hạn cho DN và các hộ sản xuất kinh doanh", ông Lâm kiến nghị.
Chương trình Mỗi xã một sản phẩm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Huyện Gia Lâm là một trong những địa phương có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) đạt 4-5 sao do thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng. Đây là một lợi thế giúp huyện ngoại thành thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho người...