Tiềm năng bứt phá của thị trường bất động sản Đồng Nai
Tiếp giáp với TP. HCM, đồng thời là “cửa ngõ” kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai sở hữu nhiều lợi thế bậc nhất khi hạ tầng giao thông được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới.
Đồng Nai hội tụ cả bốn loại hình giao thông, bao gồm: hệ thống đường bộ – đường sắt – đường thủy – đường hàng không. Tỉnh này cũng là giao điểm của nhiều tuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, Quốc lộ 20, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, Mỹ Phước – Tân Vạn, đường sắt Bắc – Nam và chuẩn bị xây dựng các tuyến giao thông huyết mạch như: cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết và sân bay Quốc tế Long Thành…
Đặc biệt, đầu năm 2017, thị trường đất nền Đồng Nai trở nên sôi động với thông tin dự án sân bay Long Thành đã chính thức được phê duyệt. Bên cạnh đó, tuyến Metro Bến Thành – Suối Tiên sẽ được kéo dài đến TP. Biên Hòa giúp rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai đến trung tâm TP.HCM chỉ còn 20 phút.
Bên cạnh lợi thế về hạ tầng giao thông, Đồng Nai còn sở hữu lợi thế nguồn lao động dồi dào, đứng thứ 2 tại Đông Nam Bộ với trên 3 triệu dân và đứng thứ 5 cả nước về phát triển kinh tế – xã hội. Đồng Nai còn thu hút hơn 15.000 chuyên gia nươc ngoai và 500.000 lao động công nhân với 32 khu công nghiệp.
Nhờ những lợi thế vượt trội như trên, thị trường BĐS tại Đồng Nai luôn được các nhà đầu tư và chuyên gia đánh giá là một trong những khu vực có thị trường bất động sản đầy tiềm năng và phát triển ổn định lâu dài.
Thành công của nhiều dự án lớn khẳng định sức bật của thị trường
Trước tiềm năng phát triển của Đồng Nai, nhiều “ông lớn” trong và ngoài nước đã đầu tư các dự án quy mô lớn tạo sức bật cho thị trường như: Sunshine Residence, Biên Hòa Golden Town, Long Hưng, Topaz Twin…(Biên Hòa), The Viva City, Viva Park, Pearl Riverside, Khu dân cư Phước Tân (Trảng Bom), Victoria City, khu dân cư An Thuận… (Long Thành), Swan Park, Swan Bay (Nhơn Trạch).
Hàng loạt các đòn bẩy cộng hưởng tạo ra một sức bật lớn cho thị trường BĐS tại Đồng Nai thông qua số lượng lớn giao dịch tăng cao, tạo ra sự tăng trưởng về giá trung bình trên 30% – 50%/năm.
Sức bật của thị trường không chỉ khẳng định ở các sản phẩm đất nền, nhà phố, căn hộ truyền thống, mà còn nổi bật với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng, một phân khúc mới tại thị trường Đồng Nai. Nổi bật là dự án Pearl Riverside với quy mô 118 ha bao gồm: khu resort, Trung tâm thương mại, biệt thự ven sông…
Video đang HOT
Bản đồ vị trí dự án Pearl Riverside.
Theo đại diện nhà phát triển dự án, với số vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, đây là một trong những dự án lớn nhằm tạo nên “cú hích” cho thị trường bất động sản Đồng Nai cũng như khu vực Đông Nam Bộ.
Biệt thự mẫu tại Pearl Riverside do Đất Xanh Đông Nam Bộ phát triển.
Thu hút nhà đầu tư tại TP. HCM khi giá rất cạnh tranh so với thị trường
Là địa phương nằm ngay cửa ngõ kinh tế, liền kề TP. HCM, nhưng mức giá BĐS tại Đồng Nai lại rất cạnh tranh so với TP. HCM. Cụ thể, chỉ cần 3 – 4 tỷ đồng là nhà đầu tư có thể sở hữu một nền biệt thự 400 m2 – 500 m2 có hệ thống hạ tầng đạt chuẩn, thậm chí còn có view sông, view hồ với phong thủy và môi trường sống tốt.
Với mức giá này, nhà đầu tư hay người dân không thể mua được dự án tương tự tại TP.HCM. Điều này đang tạo tâm lý tốt cho nhà đầu tư và khách hàng mua nhà để ở. Đồng thời, đây cũng là minh chứng thị trường BĐS Đồng Nai là một thị trường hấp dẫn hiện nay. Nhiều nhà đầu tư tại TP.HCM cũng kéo về Đồng Nai mua đất để đón đầu khi thị trường này được đánh giá là phù hợp với nhiều nhà đầu tư do giá đất cạnh tranh và ngày càng kết nối thuận tiện với TP.HCM.
Không những giá cạnh tranh, đất tại các khu vực giáp TP.HCM như Đồng Nai còn có tiềm năng về mặt tài chính do nhu cầu tìm mua đất vùng ven của những người dân thành phố là rất lớn. Chính nguồn cầu lớn là yếu tố giúp các nhà đầu tư an tâm hơn khi quyết định xuống tiền.
Theo Trí thức trẻ
Doanh nghiệp BĐS phía Bắc thâu tóm quỹ đất chuẩn bị đầu tư nhiều dự án lớn tại TP.HCM
Làn sóng Nam Tiến của các nhà đầu tư Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua tại nhiều thị trường như Bình Dương, Đồng Nai và đặc biệt là TP.HCM.
Sáng nay (29/6), Công ty Văn Phú - Invest (HOSE: VPI) đã chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM với giá tham chiếu là 43.500 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá trong ngày đầu tiên là 20%. VPI trước đó đã niêm yết trên HNX từ cuối năm 2017 với giá khởi điểm là 27.600 đồng/cổ phiếu và đã có mức tăng trưởng khá tốt.
Ông Tô Như Toàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Văn Phú - Invest cho rằng việc chuyển niêm yết của mã chứng khoán VPI tới Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM với cơ hội thanh khoản cổ phiếu tốt hơn, khả năng huy động vốn tốt hơn cho nhiều dự án mới tại đây, đáp ứng quy định công bố thông tin và chuẩn mực quản trị điều hành nghiêm ngặt hơn.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư nhìn nhận rằng việc Văn Phú - Invest chuyển sàn niêm yết cho thấy doanh nghiệp này cũng như nhiều đơn vị khác trước đây đang thực hiện mạnh mẽ chiến lược Nam tiến. TP.HCM luôn được đánh giá là một trong những khu vực phát triển nhanh của cả nước, đang trở thành điểm đến của nhiều dòng vốn trong và ngoài nước.
Theo chia sẻ của lãnh đạo công ty này, trong khoảng 3-5 năm tới, VPI vẫn có đủ quỹ đất để phát triển tại TP.HCM. Trong chiến lược Nam tiến của mình, theo ông Toàn, VPI sẽ tiếp tục bắt tay với nhiều đơn vị có quỹ đất tốt khác để hợp tác hoặc thâu tóm 100%. Được biết, tại TP.HCM, Văn Phú hiện sở hữu nhiều khu đất vàng tại các quận 1, quận 3, quận 10, Bình Thạnh... với diện tích lên đến 3,2ha. Văn Phú cho biết sẽ phát triển các dự án cao cấp tại những khu đất này trong thời gian tới.
Văn Phú chính thức Nam tiến khi ã chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM.
Trước Văn Phú, có thể thấy làn sóng Nam Tiến của các nhà đầu tư Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua tại nhiều thị trường như Bình Dương, Đồng Nai và đặc biệt là TP.HCM.
Một số chuyên gia kinh tế cho rằng TP.HCM là một đô thị trẻ, sôi động với các loại hình dịch vụ thương mại phát triển mạnh mẽ. Khí hậu khu vực này cũng khá dễ chịu, dân số và quy mô đô thị lớn. Hơn nữa, thị trường bất động sản ở TP.HCM đang diễn ra sôi động hơn bao giờ hết, đón nhận một lượng lớn người mua nhà từ các tỉnh, thành phía Bắc.
Còn nhớ, hồi giữa năm 2017 Sunshine Group, một đại gia bất động sản mới nổi ở phía Bắc, hiện đang triển khai xây dựng nhiều dự án cao cấp ở Hà Nội đã tuyên bố sẽ đầu tư một khu phức hợp hiện đại tại khu đô thị mới Thủ Thiêm. Theo đó, dự án Sunshine Sky Garden sẽ là một tòa tháp đôi cao 36 tầng có tầm nhìn trực diện về phía quận 1, với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2017, thị trường TP.HCM cũng đón nhận thông tin "chúa đảo" Tuần Châu Đào Hồng Tuyển, cũng là một đại gia địa ốc từ phía Bắc lên kế hoạch lớn đầu tư một thành phố mới Sài Gòn ở Củ Chi. Theo đề xuất của Tuần Châu, siêu dự án này có quy mô lên tới 15.000ha, tổng kinh phí đầu tư 65.000 tỷ đồng, triển khai trong 4 năm.
Song song đó... một gương mặt mới nổi khác đến từ Hà Nội là Công ty CP Quốc Lộc Phát vừa tiến hành ký kết hợp tác đầu tư với các đối tác để triển khai dự án Khu phức hợp Sóng Việt (vừa được đổi tên mới là The Metropole Thủ Thiêm ) tại khu chức năng số 1 trong Thủ Thiêm hơn 7.200 tỷ đồng, đã chính thức được UBND TP.HCM chấp thuận đầu tư.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Công ty CP Quốc Lộc Phát có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, địa chỉ trụ sở chính tại số 19, đường 31B, khu phố 5, phường An Phú, quận 2, TP.HCM. Người đại diện pháp luật là ông Phạm Quang Hưng, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội.
Mới đây nhất, theo tìm hiểu, một nhóm gồm 3 nhà đầu tư BĐS lớn tại Hà Nội cũng đã bắt tay nhau thâu tóm một quỹ đất ngay trung tâm quận 1. Theo kế hoạch, trong đầu năm 2019, các doanh nghiệp này sẽ phát triển bên bờ sông Sài Gòn một dự án gồm 5 block căn hộ chung cư cao cấp, với tầm nhìn trực tiếp về trung tâm bán đảo Thủ Thiêm.
Ở góc độ nhà đầu tư, ông Ngô Quang Phúc, Giám đốc Phú Đông Group cho rằng từ năm 2014 sự khẳng định năng lực, tiềm lực tài chính và tính cải thiện để thích ứng thị trường của các doanh nghiệp BĐS phía Bắc rất nhanh và đã bắt kịp các đối tác phía Nam. Sự khó khăn của thị trường đã tạo ra tính cạnh tranh gay gắt. Không còn con đường nào khác là các doanh nghiệp phải tự biết cách thay đổi mình để tồn tại và phát triển.
Ông Phúc cũng cho biết thêm trước đây các doanh nghiệp trong Nam được đánh giá là có công nghệ phát triển BĐS tốt hơn, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, những năm gần đây, công nghệ và sự chuyên nghiệp trong đầu tư BĐS của các doanh nghiệp phía Bắc được cải thiện rất nhanh cả về chủ đầu tư và mạng lưới sàn phân phối.
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Phan Công Chánh, chuyên gia phân tích BĐS cá nhân cho rằng TP.HCM là địa phương luôn có mức GDP cao nhất nước, mọi mặt nền kinh tế khá năng động, tốc độ đô thị hoá cao. Kết hợp với đó, TP.HCM thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, với nhiều tỉnh khác được Chính phủ quan tâm đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ, hệ thống cảng biển, sân bay, đến các tuyến đường sắt...
"Về lĩnh vực BĐS, đây cũng là một thị trường năng động và lớn nhất nước, đặc biệt là giá đất cũng được xem là còn "mềm" so với nhiều thành phố khác trong khu vực Đông Nam Á. Thời gian qua đang xuất hiện xu hướng khách hàng mang tiền đi đầu tư vào các khu vực khác tiềm năng, tỷ suất sinh lợi cao hơn tại Hà Nội và TP.HCM là một lựa chọn tốt nhất. Bởi theo khảo sát của nhiều đơn vị nghiên cứu, hiện các căn hộ cao cấp cho thuê ở trung tâm TP.HCM có tỷ suất sinh lợi hằng năm trên 8% trong khi tại thị trường Hà Nội chỉ dao động mức 2-4,5%.", ông Chánh nói thêm.
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ
Sau "sốt" đất, chuyên gia nói "chưa có gì phải hốt hoảng" Sau những cơn "sốt" đất vừa qua tại TP.HCM, Đồng Nai, Phú Quốc, Vân Đồn, một số nhà đầu tư có biểu hiện lo ngại, song, các chuyên gia cho rằng "chưa có gì phải hốt hoảng". Chia sẻ tại hội thảo "Sốt bất động sản - Cơ hội và rủi ro" mới đây, các chuyên gia kinh tế và bất động sản...