Tiêm Mũi hay Làm Mũi? Từ chia sẻ của bác sĩ thẩm mỹ, bạn sẽ biết nên chọn phương pháp nào để sớm có “giao diện” chuẩn xinh
Dù là tiêm mũi hay phẫu thuật làm mũi thì vẫn có điểu lợi – hại khác nhau. Trước khi muốn xinh hơn, bạn cần tìm hiểu rõ từng phương pháp đã nhé.
Ai cũng mưu cầu cái đẹp. Ai cũng thích có mũi cao, mũi thon. Sửa mũi, đổi vận đến đâu thì chưa biết nhưng ắt sẽ giúp dung nhan chính chủ thay đổi ngoạn mục (tất nhiên là trong trường hợp bạn chỉnh sửa thành công).
Và hai trong số những phương pháp cân chỉnh dáng mũi phổ biến nhất là tiêm filler ( làm đẹp không xâm lấn) và phẫu thuật nâng mũi hoàn chỉnh (có xâm lấn). Vậy chúng khác nhau như thế nào và ai nên tiêm mũi, ai nên thực hiện phẫu thuật nâng mũi hẳn luôn?
Tiêm mũi/phẫu thuật nâng mũi khác gì nhau?
Về cơ bản, tiêm mũi là tiêm 1 lượng gel lỏng trong suốt, có thành phần chính là Hyaluronic Acid quen thuộc vào sống mũi. Từ đó, nó giúp làm đầy phần sống mũi và khiến mũi trông cao hơn. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện rất nhanh chóng, không gây đau đớn. Thông thường, bạn chỉ mất khoảng 30 phút để ủ tê, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành công đoạn tiêm filler vào mũi rồi sẽ nắn chỉnh sao cho thật phù hợp với gương mặt.
Vì khá đơn giản nên nhiều người thường tìm đến phương pháp này trước rồi sau đó mới quyết định có nên phẫu thuật nâng mũi hay không.
Phẫu thuật nâng mũi thì phức tạp hơn, được chia làm 2 loại: nâng sống mũi đơn thuần. và nâng mũi cấu trúc. Theo phó giáo sư/tiến sĩ Nguyễn Tài Sơn – chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình Thẩm mỹ của bệnh viện TƯQĐ 108, với phương pháp đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ tạo đường hầm dưới da lẫn cốt mạc xương mũi rồi đặt ngay chất liệu để nâng cao sống mũi, các cấu trúc khác như vách mũi, cánh mũi… đều sẽ được giữ nguyên. Các chất liệu ở đây có thể là chất liệu tổng hợp (VD: Gortex, Medpor, Silicon), chất liệu đồng loại (VD: Alloderm) hoặc chất liệu tự thân (VD: Sụn sườn, sụn vành tai, sụn vách mũi, xương).
Nâng mũi cấu trúc thì khó hơn, phải đan xen nhiều yếu tố hơn hẳn. Vì ngoài việc nâng sống mũi, bác sĩ sẽ phải can thiệp thêm ở phần sụn đầu mũi nữa. Thường thì những ai có đầu mũi quá nhỏ/lớn, sống mũi ngắn hay có di chứng khe hở môi vòm… sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp này.
Những biến chứng có thể xảy ra
Ngoài ra, để làm rõ hơn 1 số vấn đề về tiêm mũi/nâng mũi, bác sĩ Trần Tuấn Anh – nguyên trưởng khoa phẫu thuật thẩm mỹ tại bệnh viện Thu Cúc và giờ là người sáng lập Thẩm Mỹ Tuấn Anh cũng lưu ý 1 số vấn đề sau.
Bất cứ thủ thuật phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn các khả năng biến chứng nhưng tỉ lệ biến chứng cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau: tay nghề bác sĩ, chất liệu dùng để nâng mũi hoặc filler dùng để tiêm, cơ địa hay sức khoẻ ban đầu của bạn (với trường hợp đông máu kém thì sẽ dễ gặp tình trạng bầm tím hơn) và cuối cùng là chỉ định cho riêng từng người.
Video đang HOT
Một vài biến chứng của tiêm mũi mà bạn cần biết: viêm da tại vùng tiêm, chảy máu làm vùng da bị tịt, nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, tiêm vào động mạch vùng bên của sống mũi và ảnh hưởng đến thần kinh thị giác. Thêm vào đó, nếu filler bị tràn sang hai bên dẫn đến thẩm mỹ kém.
Các biến chứng của phẫu thuật nâng mũi cũng không đơn giản gì. Đầu tiên là việc mũi phản ứng với chất liệu (có thể xảy đến trong những tháng đầu và nếu chăm dùng kháng sinh sẽ hết nhưng có những trường hợp phải tháo chất liệu mới xử lý được). Thứ hai là nhiễm trùng, với biến chứng này thì phần lớn là phải tháo chất liệu và phải đợi ít nhất từ 3 – 6 tháng mới có thể nâng lại. Ngoài ra còn có lệch vẹo mũi, hoại tử da (do trường hợp da căng quá, bác sĩ cắt bỏ quá nhiều động mạch quá), lộ chất liệu sống mũi và vùng đầu mũi.
Nên tiêm mũi nhiều lần hay nâng mũi luôn 1 lần?
Đây có lẽ là trăn trở của khá nhiều người. Bác sĩ Tuấn Anh phải khẳng định đúng là tiêm filler mang đến cảm giác nhẹ nhàng thoải mái hơn, ít bị sưng nề, thời gian phục hồi nhanh hơn. Nhiều người trẻ không thể nghỉ dài ngày nên chọn phương pháp này. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng tiêm filler quá nhiều vì khiến vùng sống mũi bị mỏng và có thể bị tràn filler sang hai bên gây mất thẩm mỹ.
Một điều quan trọng nữa là bạn nên đi tư vấn, xem xét kĩ về tình trạng mũi để chỉ định chuẩn xác từ phía bác sĩ. Chẳng hạn nếu bạn có đầu mũi ngắn thì tiêm filler hầu như không hợp lý nhưng nếu bạn vốn đã có đầu mũi đẹp nhưng chỉ thiếu sống mũi thì tiêm filler cũng được. Có điều, hãy chọn loại tốt nhất để được kết quả lâu dài (2 năm hoặc hơn 2 năm).
Với trường hợp muốn thay đổi mũi nhiều, mũi vẹo lệch, hoặc đã can thiệp thủ thuật trên mũi rồi thì nên phẫu thuật dứt điểm nhé.
Nâng mũi, nên chọn phẫu thuật hay tiêm filler?
Nâng mũi đang là một trào lưu làm đẹp được rất nhiều người yêu thích. Chiếc mũi chiếm hơn 50% sắc thái gương mặt, chỉ một thay đổi nhỏ từ chiếc mũi cũng giúp gương mặt trở nên sang trọng, cân đối và hài hòa hơn.
Tuy nhiên, nên phẫu thuật nâng mũi hay nâng mũi bằng cách tiêm chất làm đầy (filler) để kết quả nâng mũi được tự nhiên mà lại an toàn? Để khách hàng dễ dàng hình dung cũng như lựa chọn được giải pháp nâng mũi phù hợp, chuyên gia tạo hình thẩm mỹ Phùng Mạnh Cường sẽ liệt kê những ưu và nhược điểm của hai phương pháp nâng mũi này giúp bạn dễ dàng so sánh.
Ảnh: Gangwhoo
Ưu và nhược điểm khi phẫu thuật nâng mũi
Phẫu thuật nâng mũi là một tiểu phẫu tương đối đơn giản giúp nâng mũi cao và chỉnh sửa những khuyết điểm trên mũi một cách toàn diện và có nhiều kỹ thuật khác nhau. Nhìn chung, phương pháp này có những ưu điểm và hạn chế dễ nhận thấy như sau:
Ưu điểm
- Kết quả nâng mũi đẹp tự nhiên, giữ được lâu dài: phương pháp này mang lại kết quả nâng mũi đẹp tự nhiên, giữ được lâu hơn rất nhiều, thậm chí là vĩnh viễn.
- Có thể khắc phục được nhiều nhược điểm của mũi: mũi quá hếch, mũi khoằm, đầu mũi to, cánh mũi thô bè rộng hai bên là những nhược điểm chỉ có thể khắc phục được khi thực hiện phẫu thuật nâng mũi.
Ảnh: Gangwhoo
Hạn chế
- Khả năng gặp phải tình trạng vết thương bị sưng tấy và hơi đau trong vòng 2-3 ngày sau phẫu thuật.
- Sau phẫu thuật nâng mũi nếu không uống thuốc và chăm sóc vết thương cẩn thận sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng...
- Chi phí phẫu thuật nâng mũi hiện có giá thấp nhất là 10 triệu đồng. Với nhiều người, đây là số tiền không hề nhỏ.
Ưu và nhược điểm khi thực hiện nâng mũi không phẫu thuật bằng cách tiêm chất làm đầy (filler)
Nâng mũi không phẫu thuật là chỉ bơm một lượng filler để cải thiện tình hình cấu tạo của mũi, nhất là phần sống mũi.
Ảnh: Gangwhoo
Ưu điểm
- Không đau do không phải phẫu thuật: vì không phải phẫu thuật bóc tách nên phương pháp này không gây đau rát hay bất kỳ cảm giác khó chịu nào.
- Chỉ mất 5-10 phút thực hiện và không mất thời gian nghỉ dưỡng.
- Kết quả nâng mũi đạt được ngay sau khi bác sĩ tiêm filler.
- Nâng mũi bằng filler có độ an toàn cao, đã được FDA Hoa Kỳ và CE châu Âu kiểm nghiệm và chứng nhận về độ an toàn.
- Ngoài ra, chi phí thực hiện thấp, chỉ bằng một nửa so với phương pháp nâng mũi phẫu thuật.
Hạn chế
Mặc dù những chất làm đầy sử dụng để nâng mũi không phẫu thuật có thành phần chủ yếu là axit hyaluronic - một chất có độ tương thích cao với cơ thể, an toàn, có tính ổn định cao, không tự dịch chuyển nhưng lại tự tiêu. Do đó, kết quả nâng mũi không phẫu thuật thường chỉ giữ được trong một khoảng thời gian nhất định từ 8-24 tháng.
Điều lưu ý là nâng mũi không phẫu thuật bằng cách tiêm filler phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, đã được đào tạo chuyên môn và thực hành đầy đủ về các kiến thức y khoa, da liễu và tiểu phẫu.
Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại là những "tay ngang" trong các "thẩm mỹ dạo", không có bằng cấp, không được đào tạo chuyên môn đang lạm dụng chất làm đầy để nâng mũi, tiêm vô tội vạ theo yêu cầu thẩm mỹ cùa khách hàng đã gây ra khá nhiều biến chứng, hư hỏng nặng.
Vậy nên phẫu thuật nâng mũi hay tiêm filler?
Tiêm filler chỉ phù hợp với những khách hàng vốn dĩ cơ bản đã có cấu trúc hài hòa, đầu mũi, cánh mũi không quá to bè, hếch và phom dáng mũi tương đối cao và đẹp sẵn. Còn đối với khách hàng có dáng mũi nhiều khuyết điểm bẩm sinh đặc trưng của người châu Á như đầu mũi to, thấp, ngắn, mũi hếch, mũi gồ hay xương bè thì phương pháp tiêm filler sẽ không thay đổi gì nhiều. Bắt buộc phải sử dụng đến sự can thiệp của phẫu thuật nâng mũi bằng những phương pháp nâng mũi hiện đại.
Ảnh: Gangwhoo
Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật nâng mũi đẹp, nổi bật và được khách hàng rất quan tâm, lựa chọn là các kỹ thuật nâng mũi Hàn Quốc, nâng mũi cấu trúc (SLine/LLine, Surgiform, Nanoform 3D - 4D - 6D), nâng mũi bọc sụn, nâng mũi sụn sườn, nâng mũi cao Tây. Các kỹ thuật trên đạt mức an toàn và thẩm mỹ cao, là kết quả cải tiến của ê-kíp bác sĩ Phùng Mạnh Cường - Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo cùng nhóm giáo sư Hàn Quốc. Trong đó, nâng mũi sụn sườn đã được hơn 100 giáo sư đầu ngành phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế đánh giá cao tại "Hội nghị phẫu thuật thẩm mỹ quốc tế năm 2019" diễn ra ở Hàn Quốc.
Các kỹ thuật phẫu thuật nâng mũi trên được can thiệp bằng thiết bị mô phỏng dáng mũi trước phẫu thuật và kỹ thuật nội soi và được Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo thực hiện đơn giản hơn, chỉ là 1 đường rạch nhỏ (1-1,5 cm), không xâm lấn các vùng lân cận, không đau, thời gian thực hiện phẫu thuật được rút ngắn chỉ còn 60-90 phút, không để lại sẹo sau phẫu thuật và sau khoảng 1 tuần là vết thương lành, mũi ổn định và đẹp.
Vì vậy, khách hàng nên cân nhắc và tìm tư vấn kỹ cho bản thân trước khi quyết định chọn nơi sử dụng dịch vụ thẩm mỹ để có được kết quả thẩm mỹ an toàn và ưng ý.
Cười ngất với pha cạo trắng lông mày khiến ai nấy đều hoảng hốt của chị em ngày dịch Dịch rảnh quá chẳng có gì làm. Hội Eva lại táy máy làm đẹp bằng cách cạo trắng lông mày hòng nung nấu ý nghĩ lông sẽ mọc dày và rậm hơn. Tuy nhiên, thực tế kết quả ra sao, hãy theo dõi bài viết dưới đây! Từ lúc dịch bùng phát nghiêm trọng cho đến nay đã được gần 2 tháng nhiều...