Tiêm kích Trung Quốc chặn máy bay do thám Mỹ trên biển Hoa Đông
Một tiêm kích J-10 của Trung Quốc đã ngăn chặn một máy bay do thám RC-135 của Mỹ trên không phận quốc tế ở biển Hoa Đông ngày 7.6.
Tiêm kích J-10 của Trung Quốc. AFP
Các quan chức Mỹ cho hay tiêm kích J-10 của Trung Quốc đã áp sát máy bay Mỹ với khoảng cách chỉ khoảng 30 m và gọi đây là hành động không an toàn vì tiêm kích này đang bay ở tốc độ rất cao, theo ABC News ngày 7.6. Máy bay RC-135 của Không quân Mỹ khi đó đang bay trong không phận quốc tế tại biển Hoa Đông.
Hôm 17.5, Lầu Năm Góc thông báo 2 máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc cũng áp sát với khoảng cách 15 m và ngăn chặn máy bay trinh sát EP-3 của Mỹ ngay trong không phận quốc tế, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 92 km về phía đông. Mỹ sau đó lên tiếng phản đối sự cố này thông qua các kênh ngoại giao.
Hồi đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố rằng Mỹ sẽ coi việc Trung Quốc thành lập vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) tại Biển Đông là một hành động khiêu khích và gây bất ổn tình hình.
Video đang HOT
Báo SCMP của Hồng Kông trước đó đưa tin Trung Quốc có thể sẽ thành lập ADIZ tại Biển Đông tuỳ thuộc vào mức độ đe doạ đối với an ninh của nước này. Các quan chức Mỹ thì lo ngại việc toà trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh tuyên bố ADIZ. Hồi năm 2013, Trung Quốc cũng lập ADIZ tại biển Hoa Đông bao gồm luôn khu vực có tranh chấp với Nhật Bản.
Tại Đối thoại Shangri-La (Singapore) hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cũng nhấn mạnh các tiếp cận của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn là sự cam kết, sức mạnh và hoà nhập. Bên cạnh đó, ông còn cảnh báo Trung Quốc đối với các hành vi khiêu khích trên Biển Đông.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Đài Loan sẽ không công nhận nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
Tân lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan nói hòn đảo sẽ không công nhận mọi vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc có ý định thiết lập ở Biển Đông.
Tàu hút bùn Trung Quốc hoạt động ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters.
Giới chức Mỹ từng bày tỏ quan ngại trước việc một phán quyết của tòa án quốc tế về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc liên quan đến các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dự kiến được đưa ra trong vài tuần tới, có thể khiến Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông như đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013.
"Chúng tôi sẽ không công nhận bất cứ ADIZ nào do Trung Quốc thiết lập",Reuters dẫn lời Feng Shih-kuan, đứng đầu cơ quan phòng vệ Đài Loan, cho biết trong một phiên họp của cơ quan lập pháp hòn đảo.
Bình luận trên được đưa ra không lâu sau khi tân lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, đảng Dân Tiến, nhậm chức tháng trước. Bà Thái, tư tưởng ủng hộ độc lập với Trung Quốc, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo và cơ quan lập pháp Đài Loan hồi đầu năm.
Hành động lập ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông năm 2013 từng vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ Nhật Bản và Mỹ. Trung Quốc hiện không phủ nhận hay xác nhận kế hoạch lập ADIZ ở Biển Đông, chỉ tuyên bố sẽ quyết định dựa trên mức độ đe dọa và biện hộ Bắc Kinh có quyền làm như vậy.
"Trong tương lai, chúng tôi không loại trừ khả năng Trung Quốc lập ADIZ. Nếu Trung Quốc đang tính toán như vậy thì nó có thể tạo ra đợt căng thẳng mới trong khu vực", theo báo cáo từ cơ quan an ninh đảo Đài Loan trình cơ quan lập pháp.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua nói Mỹ sẽ coi việc Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông là hành động "khiêu khích và gây bất ổn". Ông nhấn mạnh Mỹ mong muốn có biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
"Lập trường duy nhất của chúng tôi là không giải quyết vấn đề bằng hành động đơn phương mà nên thông qua thượng tôn pháp luật, ngoại giao, đàm phán. Chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia tìm giải pháp ngoại giao dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế và nguyên tắc thượng tôn pháp luật", ông nói.
Đài Loan tách khỏi Trung Quốc sau cuộc nội chiến năm 1949. Tuy nhiên, Bắc Kinh từ lâu vẫn coi đây là một phần lãnh thổ chờ được thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần.
Như Tâm
Theo VNE
Vì sao tiêm kích Nga, Trung liên tục áp sát máy bay Mỹ Việc máy bay Mỹ liên tục bị chiến đấu cơ Nga và Trung Quốc áp sát thời gian qua khiến giới chuyên gia đặt câu hỏi về khả năng răn đe của Washington. Máy bay do thám EP-3 của Mỹ. Ảnh: US Navy Ngày 17/5, hai chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc bay cách máy bay do thám EP-3 của hải quân...