Tiêm kích tàng hình F-22 lặng lẽ trở lại châu Âu
Không quân Mỹ vừa triển khai các máy bay chiến đấu F-22 đến châu Âu như một phần của nỗ lực nhằm củng cố lại sức mạnh đồng minh trước những căng thẳng gần đây với Nga.
4 chiếc Lockheed Martin F-22 Raptor từ đội chiến đấu cơ số 95, thuộc căn cứ không quân Tyndall ở Florida đã đến với căn cứ Lakenhealth của Anh vào ngày 11-4 nhằm thực hiện các bài diễn tập triển khai với Bộ Chỉ huy châu Âu (EUCOM) của Mỹ.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ
“Các máy bay F-22 cũng sẽ bay từ Anh đến nhiều căn cứ khác ở châu Âu nhằm tối đa hoá cơ hội luyện tập cho các lực lượng đồng minh khác”, không quân Mỹ cho hay.
Mẫu F-22 Raptor được đưa vào sử dụng để thay thế cho F-15 và F-16, với mục tiêu thành chiến đấu cơ chủ lực trên không, đồng thời có khả năng hỗ trợ mặt đất. Chỉ có 187 chiếc F-22 được sản xuất với chi phí hơn 66 tỉ USD. Mẫu máy bay này đã được Mỹ ngừng sản xuất vào năm 2011 để tập trung vào F-35.
Video đang HOT
Đây là lần triển khai khá kín tiếng của F-22 và đánh dấu lần thứ 2 mẫu máy bay tàng hình này đến châu Âu. Vào tháng 10-2015, F-22 đã đến căn cứ Spangdahlem của Đức để làm nhiệm vụ diễn tập và thể hiện sức mạnh trước Nga.
Kể từ khi Mỹ khởi động chiến dịch tăng cường sức mạnh cho đồng minh châu Âu, Washington đã triển khai đến đây nhiều loại vũ khí như máy bay Boeing B-52H Stratofortress, Northrop Grumman B-2 Spirit và Fairchild-Republic A-10C Thunderbolt II.
Theo_An ninh thủ đô
Mỹ cay đắng thừa nhận F-35 vẫn còn tồi tệ hại
Việc phải chi thêm hàng triệu USD nâng cấp hoàn thiện tiêm kích tàng hình F-35 là sự thừa nhận của chính giới Mỹ về chất lượng dòng máy bay ít tài nhiều tật
Việc phải chi thêm hàng triệu USD nâng cấp hoàn thiện tiêm kích tàng hình F-35 là sự thừa nhận của chính giới Mỹ về chất lượng dòng máy bay "ít tài nhiều tật" này.
Hãng thông tấn Sputnik đưa tin cho hay, Bộ Quốc phòng Mỹ vừa ký kết ít nhất 2 hợp đồng với tổng giá trị 114 triệu USD để tiếp tục hoàn thiện các tiêm kích tàng hình F-35 của này nước sau hàng loạt các vấn đề mà theo Washington là khiến F-35 vẫn chưa thực sự đủ tốt để đưa vào trang bị.
Theo đó, hợp đồng đầu tiên là với Tập đoàn quốc phòng United Technologies - nhà thầu chính cung cấp các động cơ phản lực Pratt & Whitney dành cho những chiếc F-35. Hợp đồng này có trị giá ước tính 33 triệu USD nhằm cải thiện mẫu động cơ phản lực Pratt & Whitney F135 "ít tài nhiều tật" của F-35.
Quân đội Mỹ vẫn chưa thể ngủ yên với chương trình F-35 của nước này.
Hầu hết các vấn đề liên quan đến động cơ của tiêm kích F-35 đều xuất phát từ biến thể cất cánh thẳng đứng F-35B dành cho Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ. Bộ Quốc phòng lẫn Hải quân Mỹ đều muốn giải quyết mọi rắc rối đối với chương trình F-35 trước cuối năm 2018.
Chưa dừng lại đó, Bộ Quốc phòng Mỹ còn chi thêm 81,4 triệu USD cho Tập đoàn Lockheed Martin - "cha đẻ" của chương trình F-35 để tiếp tục nâng cấp dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này mặc dù nó chưa được đưa vào trang bị chính thức. Theo giải thích của Bộ Quốc phòng Mỹ chương trình nâng cấp này là để giúp F-35 đối phó với các mối đe dọa tiềm năng trong tương lai cũng như giảm chi phí vận hành và cải thiện khả năng hoạt động của loại máy bay chiến đấu này.
Không giống như hợp đồng nâng cấp động cơ phản lực Pratt & Whitney, chương trình nâng cấp toàn diện dành cho F-35 do Lockheed Martin thực hiện sẽ phải kết thúc trong năm 2017 đối với tất cả những chiếc F-35 đã được xuất xưởng.
Nhiều chuyên gia quân sự đang hoài nghi giá trị thật của chương trình F-35 đối với Quân đội Mỹ.
Dựa trên báo cáo tài chính của Bộ Quốc phòng Mỹ trong năm 2016, Không quân Mỹ sẽ mua ít nhất 44 chiếc F-35 trong năm nay tài chính này, 48 chiếc khác vào năm 2017, và 60 chiếc mỗi năm từ năm 2018 đến 2020.
Theo kế hoạch ban đầu tổng chi phí dành cho 1.736 chiếc F-35 mà Quân đội Mỹ định mua sẽ là 217 tỷ USD. Tuy nhiên chương trình phát triển F-35 đã tiêu tốn của Mỹ khoảng 400 tỷ USD và con số này vẫn chưa có điểm dừng khi mà chính Lockheed Martin - nhà thầu chính của chương trình F-35 vẫn chưa thể xác định giá của mỗi chiếc máy bay chiến đấu tàng hình này.
F-35 là chương trình phát triển máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất trong lịch sử nước Mỹ, nhưng những gì nó mang lại chỉ là nỗi thất vọng dành cho cả tướng lĩnh lẫn giới chính trị gia Mỹ. Thậm chí F-35 còn bị đánh giá là kém cơ động hơn cả những dòng máy bay chiến đấu tiền nhiệm của nó có trong biên chế của Quân đội Mỹ điển hình là F-16.
Trà Khánh
Theo_Kiến Thức
Tướng Mỹ: Nga phải chùn bước trước máy bay F-35 Trong khi F35 đang tồn tại hàng tá lỗi chưa thể khắc phục, Mỹ vẫn khẳng định chiến đấu cơ này đủ sức mạnh để có thể khiến Nga chùn bước. Thông tin này được Tạp chí quốc phòng Business Insider dẫn lời Tư lệnh Không quân Mỹ tại châu Âu, Đại tướng Frank Gorenc cho biết, sức mạnh của tiêm kích F-35...