Tiêm kích Nga tuần tra biên giới Belarus
Tiêm kích Su-30 Nga tới miền tây Belarus để lập trung tấm huấn luyện, tham gia các nhiệm vụ chung và tuần tra biên giới của hai nước.
“Tiêm kích của quân đội Nga đã đến sân bay Baranovichi để lập trung tâm huấn luyện chung cho lực lượng phòng không, không quân của Belarus và Nga”, Bộ Quốc phòng Belarus cho biết trong thông cáo ngày 8/9, song không cho biết số lượng chiến đấu cơ Su-30 được Nga triển khai tới nước này.
Bộ Quốc phòng Belarus cho biết các tiêm kích Su-30 Nga “sẽ thực hiện nhiệm vụ tác chiến chung để bảo vệ không phận biên giới của Nhà nước Liên bang Nga – Belarus”. Nhóm tiêm kích Nga tới Belarus hai ngày trước khi hai nước tổ chức diễn tập quân sự chung Zapad-2021.
Cuộc diễn tập quy mô lớn dự kiến diễn ra ngày 10-16/9 tại 9 thao trường của Nga và 5 của Belarus, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước này với phương Tây leo thang. Một số thành viên NATO đã bày tỏ lo ngại về đợt diễn tập.
Tiêm kích Su-30 của hải quân Nga tại triển lãm hàng không MAKS-2017 ở Moskva tháng 8/2017. Ảnh: Reuters .
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuần trước thúc giục Nga minh bạch hoạt động của diễn tập Zapad-2021. Ba Lan, một thành viên của NATO, ngày 6/9 cảnh báo cuộc diễn tập có thể đẩy căng thẳng leo thang trong bối cảnh Belarus và các thành viên Liên minh châu Âu (EU) tranh cãi về vấn đề người di cư vượt biên.
Video đang HOT
Nga và Belarus thành lập Nhà nước Liên bang dựa trên hiệp ước ký vào tháng 12/1999, đồng thời trong nhiều năm đàm phán với một số nước khác để kết nạp thêm thành viên. Nga coi Belarus là vùng đệm an ninh ở sườn phía tây nhằm đối phó NATO và EU mở rộng tầm ảnh hưởng.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko dự kiến gặp người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 9/9. Lukashenko hồi đầu tháng 9 cho biết Nga sẽ sớm giao lô hàng khí tài quân sự khổng lồ cho Belarus, bao gồm máy bay, trực thăng và các tổ hợp phòng không.
Taliban và những thách thức mới tại Afghanistan
Taliban đang đối diện với hàng loạt thách thức trên nhiều mặt sau khi giành quyền kiểm soát Afghanistan và quân đội Mỹ rời đi.
Các thành viên Taliban tại Kabul. Ảnh AFP
Sau 20 năm, Taliban đã quay trở lại đỉnh cao quyền lực tại Afghanistan. Tuy nhiên, việc tiếp quản quyền lực đi kèm với những khó khăn to lớn.
Thiếu sự tin tưởng
Một trong những thách thức lớn nhất đối với Taliban là xây dựng lòng tin từ người dân Afghanistan. Trong giai đoạn cầm quyền từ năm 1996-2001, Taliban điều hành đất nước với sự hà khắc của luật Hồi giáo, cấm phụ nữ tiếp cận với giáo dục, mạnh tay với các lực lượng đối thủ chính trị và những nhóm người, tôn giáo thiểu số.
Sau khi kiểm soát Kabul, Taliban cam kết sẽ thiết lập thể chế mềm mỏng hơn, đảm bảo quyền của phụ nữ. Đại diện Taliban đã đối thoại với các bên có ảnh hưởng trên chính trường như cựu Tổng thống Hamid Karzai, giao thiệp với cộng đồng người Hồi giáo dòng Shiite Hazara thiểu số.
Tuy nhiên, tâm lý e dè của người dân, đặc biệt là phụ nữ được cho là vẫn còn áp đảo và nhiều người cho rằng còn phải chờ xem những hành động của Taliban, theo AFP.
Người dân tại một khu chợ ở Kabul ngày 28.8. Ảnh AFP
Thách thức kế tiếp mà Taliban cần giải quyết ngay là cuộc khủng hoảng kinh tế, nhân đạo. Afghanistan hiện là một trong những nước nghèo nhất thế giới, viện trợ quốc tế chiếm hơn 40% GDP vào năm 2020. Tuy nhiên, hầu hết nguồn viện trợ đã bị đóng băng từ khi Taliban kiểm soát Afghanistan. Taliban giờ cũng không thể với tay vào nguồn quỹ của ngân hàng trung ương Afghanistan đang được giữ tại Mỹ. Taliban cần nguồn ngân sách để trả lương cho nhân viên chính quyền, duy trì dịch vụ thiết yếu như điện, nước và liên lạc.
Liên Hiệp Quốc mới đây cảnh báo thảm họa nhân đạo có thể xảy ra tại Afghanistan, khi nguồn dự trữ lương thực còn rất ít do xung đột triền miên và hạn hán nặng. Taliban tuy có nguồn thu lớn trên phương diện một tổ chức nhưng bị cho là không đủ để đáp ứng nhu cầu của cả một đất nước.
Bài toán nhân lực có chuyên môn cũng là điều Taliban cần giải quyết. Cùng với cuộc rút quân của phương Tây và sự ra đi của chính quyền cũ, một lực lượng đông đảo nhân tài cũng rời khỏi Afghanistan để không phải sống dưới sự quản lý của Taliban. Những người này gồm công chức, quản lý ngân hàng, bác sĩ, kỹ sư, giáo sư... Đoán trước được cuộc chảy máu chất xám này, những người phát ngôn của Taliban những ngày qua liên tục kêu gọi người Afghanistan có chuyên môn không rời khỏi đất nước.
Thách thức ngoại giao, an ninh
Về đối ngoại, Taliban đứng trước nguy cơ bị cô lập nếu không có những thay đổi so với giai đoạn cầm quyền trước. Khi đó, chỉ có 3 nước gồm Ả Rập Xê Út, Pakistan và UAE công nhận chính quyền Taliban.
Những năm qua, Taliban được cho là đã nỗ lực giao thiệp với nhiều bên nhằm xây dựng hình ảnh trên trường quốc tế, trong đó gồm Pakistan, Iran, Nga, Trung Quốc và Qatar. Đến nay, đa số các nước đều đưa ra những tuyên bố thận trọng, chờ xem hành động của Taliban.
Các thành viên Taliban tuần tra tại Kabul. Ảnh AFP
Mối đe dọa tấn công khủng bố cũng là điều khiến Taliban phải dè chừng, đặc biệt là ân oán với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Nhánh của IS tại Afghanistan là ISIS-K gần đây thực hiện cuộc đánh bom tự sát bên ngoài sân bay ở Kabul làm hơn 170 người thiệt mạng, trong đó có hàng chục thành viên Taliban.
Dù đều là người Hồi giáo dòng Sunni nhưng IS được đánh giá diễn dịch luật Hồi giáo một cách cực đoan hơn Taliban.
Trong tuyên bố nhận trách nhiệm vụ đánh bom ở Kabul, ISIS-K gọi Taliban là những "kẻ bội giáo" và chỉ trích Taliban vì hợp tác với Mỹ để sơ tán người nước ngoài, thông dịch viên và gián điệp làm việc cho quân đội Mỹ nhiều năm qua. Taliban giờ đây phải bảo vệ người dân Afghanistan khỏi những cuộc tấn công mà các tay súng của họ đã thực hiện trong những năm qua. Bên cạnh đó, Taliban cũng phải giữ cam kết với quốc tế về việc không để các tổ chức như IS, al-Qaeda dùng lãnh thổ Afghanistan để tấn công các nước.
Trung Quốc 'độ' xe tăng để tranh chức vô địch Army Games Trung Quốc áp dụng hơn 100 cải tiến trên xe tăng Type-96B để tăng khả năng cạnh tranh chức vô địch với chủ nhà Nga tại Tank Biathlon 2021. "Phiên bản Type-96B năm nay thu nhỏ khoang chứa hàng ở hai cạnh tháp pháo, giúp nó hẹp hơn và khó va chạm với chướng ngại vật trong phần thi, hạn chế tác động...