Tiêm kích Nga sản xuất vờn nhau với F-16 trên bầu trời Mỹ
Đây là lần đầu tiên sau 20 năm máy bay tiêm kích của Nga được chụp lại gần Khu vực 51 bí ẩn của Mỹ, có thể là dấu hiệu Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh.
F-16 đuổi theo chiếc Su-27.
Hình ảnh hiếm có về máy bay Mỹ tập chiến đấu với máy bay Nga được kiểm soát viên không lưu Phil Drake ghi nhận tại Khu vực 51 ở Nevada, Mỹ. Đây là căn cứ không quân bí mật nhất thế giới và ẩn chứa rất nhiều điều chưa hề được tiết lộ. Nhiều người cho rằng Khu vực 51 là địa điểm giam giữ người ngoài hành tinh.
Tờ Daily Mail cho rằng dấu hiệu diễn tập quân sự này cho thấy khả năng Mỹ đang chuẩn bị một cuộc chiến với Moscow. Theo Drake, máy bay xuất hiện trong khung hình là chiếc tiêm kích một chỗ ngồi Sukhoi Su-27P của Nga và chiếc F-16 của không quân Mỹ.
Vụ việc xảy ra ở sa mạc gần Khu vực 51 hôm 8.11.2016, đúng ngày Trump được bầu chọn làm tổng thống Mỹ. Drake cho biết hai máy bay rượt đuổi nhau với tốc độ chóng mặt. Drake nói: “Chiếc máy bay của Nga có hình dáng giống hệt chiếc Su-27. Sau khi bay lượn trên trời, hai máy bay này hạ cánh ở khu vực Groom Lake được canh phòng cẩn mật”.
Nhân chứng cho biết máy bay chao liệng ở độ cao khoảng 6.000 mét và cách anh một vài dặm. Ngoài Drake, không ai chụp được những bức ảnh ấn tượng như vậy.
Chiếc Su-27 của Liên Xô sản xuất bay trên Khu vực 51.
Theo Daily Mail, đây là lần đầu tiên máy bay Sukhoi Su-27P xuất hiện trên bầu trời Mỹ. Nga chưa bao giờ xuất khẩu một chiếc máy bay chiến đấu Su-27 nào tới Mỹ. Tờ báo của Anh cho rằng chiếc Su-27P này được Mỹ mua từ Belarus năm 1996.
Video đang HOT
Drake cho rằng hai máy bay luyện tập trên không để Mỹ hiểu hơn về điểm yếu của máy bay Nga và chuẩn bị sẵn sàng nếu có giao tranh xảy ra. Tờ Daily Mail khẳng định chiếc Su-27P đã có mặt ở khu vực Groom Lake hơn 20 năm nhưng chưa bao giờ chụp được hình ảnh chính thức.
Sukhoi Su- 27 là một máy bay tiêm kích phản lực Liên Xô được sản xuất bởi Phòng thiết kế Sukhoi vào năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ như F-14 Tomcat, F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet. Su-27 có tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng và cực kỳ cơ động.
Theo Danviet
Mổ xẻ Su-27 do Ukraine "nhắm mắt" chuyển giao, Mỹ lạnh gáy...
Với mục đích nghiên cứu để khắc chế, Mỹ đã được Ukraine cấp một số Su-27, tuy nhiên khả năng của tiêm kích này vẫn là ẩn số với Mỹ.
Su-27 tại Mỹ.
Thương vụ bí ẩn
Trang Aviationist ngày 6/1 đã đăng tải bức ảnh cực hiếm của nhiếp ảnh gia Phil Drake ghi lại cảnh tiêm kích Su-27P đang vờn nhau với chiếc F-16 trong một cuộc diễn tập không chiến trên bầu trời thuộc Khu vực 51 (Area 51) đầy bí ẩn của Mỹ.
Cuộc diễn tập diễn ra vào ngày 8/11/2016, hai chiếc tiêm kích quần thảo nhau ở độ cao từ 6.000 đến 9.000 m. Cuộc chiến bắt đầu bằng màn F-16 đánh chặn chiếc Su-27 ở tư thế đối đầu. Sau đó, hai tiêm kích liên tục thực hiện các động tác phức tạp để khóa mục tiêu và cắt đuôi đối phương.
Màn quần thảo giữa Su-27 và F-16.
Tiêm kích Su-27 lợi dụng khả năng cơ động rất cao để bám đuổi đối phương, bất chấp việc khối lượng chiến đấu của nó lớn gấp đôi máy bay F-16. Sau khoảng 25 phút, cả hai chiếc tiêm kích cùng lấy lại độ cao và bay về hướng căn cứ không quân Groom Lake.
Việc Mỹ sử dụng tiêm kích Su-27 cho các cuộc diễn tập không chiến đã khiến nhiều người bất ngờ bởi trước đây, hầu hết các vụ tương tự chiến đấu cơ Mỹ đều phải sơn ngụy trang giả máy bay Nga để thực hiện diễn tập.
Vậy Mỹ lấy đâu Su-27 xịn để thực hiện diễn tập? Theo trang mạng Sina (Trung Quốc), Ukraine đã bí mật cung cấp hai tiêm kích Su-27 mang số hiệu 31 và 32 cho công ty tư nhân của Mỹ với mục tiêu là "nghiên cứu kỹ thuật hàng không".
Mặc dù hợp đồng là cung cấp tới công ty tư nhân, nhưng thương vụ này vẫn khiến người ta vô cùng khó hiểu. Bởi ngay sau khi được đưa tới Mỹ không lâu, công ty mua hai chiếc Sukhoi Su-27 đã tuyên bố phá sản. Hai chiếc Su-27 được bán lại cho một đối tác bí hiểm với giá 50 triệu USD/chiếc.
Đối tác này không bao giờ được tiết lộ, nhưng người ta không khó để nhận ra rằng đó có thể chính là quân đội Mỹ. Bởi với Mỹ, nếu đứng ra mua lại Su-27 chắc chắn sẽ vấp phải không ít sự phản đối từ Nga - nơi chế tạo Su-27. Chính vì vậy, họ đã sử dụng công ty tư nhân đứng ra mua về, sau đó chuyển lại theo một thương vụ dàn dựng.
Với sự giúp sức của Ukraine, người Mỹ đã "tiêu hóa gần sạch" tính năng kỹ chiến thuật của dòng tiêm kích hàng đầu nước Nga này. Đặc biệt, người Mỹ có thể dùng Su-27 để chiến đấu đối kháng huấn luyện các phi công hoạt động tác chiến ở châu Âu.
Một chiếc Su-27 thực sự vẫn sẽ mô phỏng tốt hơn là các máy bay F/A-18 hay F-15 đóng giả máy bay Nga để phi công Không quân - Hải quân Mỹ tác chiến, một phi công Mỹ thừa nhận.
Thực chiến bất ngờ
Mặc dù đã nghiên cứu khá kỹ tiêm kích Su-27 nhưng trong nhiều màn đối đầu thực sự khi diễn tập đối kháng, người Mỹ vẫn chưa thể hiểu nổi tại sao Su-27 có thể làm được điều mà tiêm kích Mỹ không thể.
Hồi tháng 8/1992, các phi công của Trung tâm huấn luyện chiến đấu và đào tạo lại phi công của Không quân Nga ở Lipetsk đã bay Su-27UB sang căn cứ không quân Langley, bang Virgimia, theo lời mời của phía Mỹ.
Thiếu tá Ye. Karabasov đã đề nghị tổ chức trận đánh tập giữa Su-27 và F-15 trước sự có mặt của khán giả. Tuy nhiên, người Mỹ vốn đã biết rõ máy bay Liên Xô qua các video clip, đã đề nghị đơn giản hóa bài tập và tiến hành ở xa con mắt người ngoài. Họ đã quyết định tiến hành "cuộc diễn tập chung" ở cách xa bờ biển 200 km.
Theo kịch bản đề xuất, ban đầu 1 chiếc F-15D phải tìm cách thoát khỏi sự truy đuổi của Su-27UB, sau đó các máy bay sẽ đổi vai cho nhau và Su-27 phải thoát khỏi sự truy đuổi của Eagle. Ngồi trong cabin trước của chiếc Su-27UB là Ye. Karabasov, ở cabin sau là phi công Mỹ. Một chiếc F-15C cũng cất cánh để quan sát cuộc tranh hùng.
Chiếc F-15 đã cố bứt khỏi Su-27 ở chế độ tăng lực toàn phần. Nhưng Karabasov vẫn bám cứng ở đuôi chiếc F-15 bằng cách sử dụng chế độ tăng lực cực tiểu và lực đẩy không tăng lực tối đa. Sau khi các máy bay đổi chỗ cho nhau, Karabasov đã bật tăng lực toàn phần và lập tức thoát khỏi F-15D với vòng lượn và lấy độ cao gắt. Chiếc Eagle lập tức tụt lại phía sau.
Sau vòng lượn, chiếc Su-27UB bám ngay vào đuôi chiếc F-15, nhưng viên phi công Nga đã bị nhầm lẫn nên đã "bắn rơi" không phải chiếc F-15D mà là chiếc F-15C đang quan sát ở phía sau.
Sau khi nhận ra nhầm lẫn, Karabasov lập tức bắt vào máy ngắm chiếc F-15D hai chỗ ngồi. Mọi nỗ lực sau đó của viên phi công Mỹ nhằm thoát khỏi sự truy sát của máy bay Nga đều vô hiệu. Trận không chiến kết thúc ở đây.
Phải nói rằng, máy bay Su-27UB không chỉ dễ dàng làm thịt máy bay huấn luyện F-15D mà cả máy bay chiến đấu F-15C trong khi thua kém nó về nhiều thông số (ví dụ như tốc độ ở gần mặt đất và trên cao). Khả năng cơ động siêu việt đã giải quyết tất cả.
Chẳng hạn, F-15 không có khả năng thực hiện thao tác bay "rắn hổ mang Pugachev". Khi xem thao tác cơ động này, các phi công Mỹ tròn mắt kinh ngạc là tại sao máy bay không bị vỡ tan trong không trung.
(Theo Đất Việt)
Việt Nam báo cáo LHQ đã mua những vũ khí hiện đại nào? Hàng năm Việt Nam đều gửi báo cáo lên Cơ quan đăng ký vũ khí thông thường của Liên hợp quốc (UN Register of Conventional Arms) về chủng loại, số lượng vũ khí đã mua trong kỳ. Việt Nam báo cáo LHQ đã mua những vũ khí hiện đại nào? Việt Nam đã báo cáo lên LHQ những gì? Như đã thông tin...