Tiêm kích Mỹ suýt đâm nhau khi cổ vũ y bác sĩ
Các tiêm kích trong đội bay Thunderbirds suýt va chạm khi biểu diễn tại bang California, nhưng phi công phản ứng nhanh và ngăn sự cố xảy ra.
Các tiêm kích F-16 của đội bay Thunderbirds đã biểu diễn tại hạt Los Angeles, bang California, hôm 15/5 trong chiến dịch America Strong để cổ vũ tinh thần y bác sĩ đang đối phó Covid-19.
Đội bay Thunderbirds suýt va chạm tại hạt Los Angeles hôm 15/5. Video: YouTube/QuickTake.
Video ghi lại màn trình diễn cho thấy 6 phi cơ bay sát nhau với tốc độ hơn 600 km/h ở độ cao nhỏ và bắt đầu lượn trái. Chiếc F-16 dẫn đầu cải bằng (lấy lại thăng bằng) khá nhanh, dường như để điều chỉnh hướng bay, khiến tiêm kích bám sau phải đổi hướng và lệch về bên phải, gây nguy cơ va chạm với phi cơ ngoài cùng.
Phi công bay cuối phát hiện tình huống nguy hiểm, ngoặt gấp để tránh đâm trúng chiếc F-16 phía trước. Đội hình tam giác của Thunderbirds bị phá vỡ, nhưng các phi cơ nhanh chóng trở lại vị trí của mình và tiếp tục màn biểu diễn. Nguyên nhân dẫn tới sự việc chưa được làm rõ, nhưng dường như đội hình Thunderbirds đã bay lệch so với kế hoạch được công bố trước đó.
“Nó cho thấy tình huống có thể chuyển từ bình thường sang thảm họa nhanh thế nào. Tách đội hình đột ngột vẫn tốt hơn tai nạn trên không. Đó không phải khoảnh khắc tuyệt vời nhất của Thunderbirds, nhưng nhấn mạnh các biện pháp đề phòng được họ hoàn thiện trong hàng chục năm qua”, chuyên gia hàng không Tyler Rogoway nhận xét.
Thunderbirds được không quân Mỹ thành lập năm 1953, là đội bay biểu diễn lâu đời thứ ba thế giới, chỉ sau Patrouille de France của Pháp và Blue Angels của hải quân Mỹ. Họ sử dụng tiêm kích F-16C/D được bỏ pháo 20 mm và thay bằng thiết bị tạo khói, cùng một số chỉnh sửa nhỏ để bảo đảm an toàn cho khán giả trên mặt đất. Phi cơ của Thunderbirds có thể trở lại biên chế chiến đấu trong thời gian ngắn nếu cần thiết.
Chiến dịch America Strong (Nước Mỹ Hùng mạnh) là chương trình biểu diễn với sự góp mặt của nhiều máy bay quân sự trên bầu trời các thành phố lớn, được quân đội Mỹ triển khai từ đầu tháng 5 nhằm tôn vinh nhân viên y tế và những lực lượng quan trọng trong cuộc chiến với Covid-19.
Bức ảnh hé lộ vũ khí chống vệ tinh của Nga?
Nga dường như đang nghiên cứu một loại vũ khí chống vệ tinh mới, là sự kết hợp các vệ tinh nhỏ được vũ khí hóa, một tên lửa đẩy nhỏ và máy bay đánh chặn MiG-31.
Bức ảnh cho thấy loại vũ khí Nga đang phát triển
Đó là một đánh giá của Bart Hendrickx, người được tạp chí The Space Review mô tả là "người quan sát lâu năm chương trình vũ trụ Nga".
Cuối tháng 4/2020 Hendrickx đã viết một bài phân tích dài đăng trên The Space Review, chắp nối các bằng chứng rời rạc bao gồm các bức ảnh, hợp đồng chính phủ và hoạt động thử nghiệm.
Kết luận của ông là Nga đang phát triển một hệ thống chống vệ tinh (ASAT) dưới tên dự án Burevestnik.
Không giống như hầu hết các hệ thống ASAT khác, Burevestnik không dựa vào đầu đạn nổ hoặc động năng để tiêu diệt mục tiêu di chuyển theo quỹ đạo của nó. Thay vào đó, vũ khí này sử dụng các vệ tinh siêu nhỏ săn mồi cơ động tới các mục tiêu trên quỹ đạo Trái đất tầm thấp và vô hiệu hóa chúng.
Bằng chứng ông Hendrickx đưa ra, theo một số chuyên gia, là khá thuyết phục. Nó bắt đầu bằng một bức ảnh xuất hiện vào tháng 9/2018. "Một nhiếp ảnh gia chuyên chụp máy bay nhận thấy một điều thú vị khi quan sát hoạt động tại Viện nghiên cứu hàng không Gromov ở Zhukovsky gần Moscow", Nott Hendrickx viết.
"Một thứ khiến nhiếp ảnh gia chú ý là một máy bay chiến đấu MiG-31BM với một tên lửa lớn màu đen treo dưới bụng. Trong khi loại máy bay này đã không còn xa lạ gì, tên lửa là loại mới. Những bức ảnh được đăng lên mạng khiến các nhà quan sát bối rối: quả tên lửa đó dường như quá lớn nếu là loại không đối không hoặc không đối đất. Nó dường như có kích thước phù hợp với vũ khí chống vệ tinh".
Hendrickx đã lùng sục các hồ sơ nguồn mở để theo dõi các nỗ lực phát triển khác nhau có thể đóng góp cho vũ khí ASAT mới. Những điều này cho thấy dự án bắt đầu vào ngày 1/9/2011. Một hợp đồng chính phủ được trao cho Cục Thiết kế chế tạo máy, nhà sản xuất vũ khí có trụ sở tại Kolomna (cách Moscow khoảng 100 km về phía đông nam) dường như là điều phối viên chung của dự án."
Một bài thuyết trình PowerPoint tháng 5/2019 từ PAO Saturn, một nhà sản xuất pin và pin mặt trời của Nga, đã xác định hai vệ tinh khác nhau có thể là một phần của dự án Burevestnik. Các vệ tinh có lẽ là thứ mà tên lửa bí mật xuất hiện trên MiG-31 có nhiệm vụ mang lên quỹ đạo.
"Phân tích các nguồn tin trên mạng từ Nga cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa, rằng MiG-31BM và tên lửa là một phần của dự án ASAT, ông Hendrickx kết luận.
Nhật lên kế hoạch ứng phó UFO Bộ Quốc phòng Nhật thông báo sẽ xây dựng giao thức cho các cuộc chạm trán UFO sau khi Mỹ công bố video về vật thể bay không xác định. Quy trình ứng phó, ghi nhận và báo cáo về vật thể bay không xác định (UFO) được xây dựng do bản chất bí ẩn của UFO có thể khiến phi công lực...