Tiêm kích J-15 Trung Quốc dùng động cơ nội địa thay cho loại của Nga
Hình ảnh về những tiêm kích J-15 mới của Trung Quốc cho thấy chúng được trang bị động cơ nội địa thay vì loại do Nga sản xuất.
Một tiêm kích J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc. Ảnh: AP
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) vào ngày 24/11 đã trình chiếu cảnh dây chuyền sản xuất J-15 tại hãng Shenyang Aircraft Corp cũng như cảnh một chiếc J-15 chuẩn bị cho bay thử. Đây là chương trình đặc biệt của CCTV kỷ niệm 10 năm chiếc J-15 lần đầu tiên cất cánh và hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh.
CCTV cho biết tiêm kích J-15 cần trải qua nhiều lần kiểm tra trước và sau khi bay thử cũng như trước khi được bàn giao cho quân đội Trung Quốc. Trang eastday.com (Trung Quốc) nhận định hình ảnh quay cận cảnh chiếc J-15 mới cho thấy tiêm kích này trang bị 2 động cơ Taihang.
WS-10 Taihang là động cơ phản lực cánh quạt có lực đẩy cao do Trung Quốc phát triển. Tờ Global Times (Trung Quốc) dẫn lời chuyên gia Fu Qianshao ngày 24/11 đánh giá động cơ Taihang đã được sử dụng bởi một số máy bay chiến đấu của Trung Quốc như J-10, J-11, J- 16 và J-20, nhưng J-15 hoạt động trên tàu sân bay lại thường sử dụng động cơ Al-31F của Nga.
Điều này bắt nguồn từ thực tế hoạt động của tàu sân bay rất khắt khe do đó cần động cơ máy bay chiến đấu phải có mức độ tăng tốc cao hơn và chịu được tác động mạnh hơn trong quá trình cất cánh và hạ cánh, cũng như phải đối mặt được với môi trường làm việc khắc nghiệt hơn bao gồm độ mặn và độ ẩm cao, có thể gây ăn mòn và ảnh hưởng tiêu cực đến sức bền cũng như tuổi thọ của động cơ.
Video đang HOT
Ông Fu cho rằng việc hiện nay J-15 chuyển sang dùng động cơ sản xuất nội địa cho thấy động cơ Trung Quốc sản xuất đã an toàn, đáng tin cậy, “đủ độ chín” và có khả năng cùng mức độ hoặc thậm chí tốt hơn một chút so với động cơ Nga Al-31F.
Vào đầu tháng 11, có 5 phiên bản của động cơ Taihang xuất hiện tại Triển lãm hàng không Trung Quốc 2022 tổ chức tại tỉnh Quảng Đông. Nhà sản xuất Aero Engine Corp of China cho biết Taihang đã được nâng cấp và cải tiến.
Mỹ nói ảnh chụp tàu sân bay Liêu Ninh cho thấy 'những hạn chế' của Trung Quốc
Tàu khu trục USS Mustin của Hải quân Mỹ đã chụp ảnh tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc ở Biển Đông vào tháng 4 năm ngoái.
Phía Mỹ "nhận ra rằng tại một số thời điểm, toàn bộ tàu hộ tống của Trung Quốc lùi lại".
Sĩ quan chỉ huy tàu khu trục USS Mustin của Mỹ quan sát tàu sân bay Trung Quốc trên biển Philippines ngày 4-4-2021 - Ảnh: HẢI QUÂN MỸ
Ngày 13-1, báo South China Morning Post đưa tin lần đầu tiên một chỉ huy Hải quân Mỹ đã lên tiếng về bức ảnh chụp tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc từ tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin của Hải quân Mỹ trong cuộc chạm mặt gần nhau ở Biển Đông vào năm ngoái.
Phó đô đốc Roy Kitchener, chỉ huy Các lực lượng mặt nước của Hải quân Mỹ, cho biết tàu USS Mustin đã bám theo tàu Liêu Ninh vào tháng 4-2021. Lúc đó, các binh sĩ trên tàu Mỹ đã có thể chụp ảnh tàu sân bay Liêu Ninh và quan sát thấy tàu Trung Quốc phải chịu "các hạn chế hoạt động".
Bức ảnh được Hải quân Mỹ công bố cho thấy cảnh 2 sĩ quan trên tàu khu trục USS Mustin đang quan sát một tàu quân sự cỡ lớn từ khoảng cách gần. So sánh các hình ảnh trên truyền thông Trung Quốc, có thể khẳng định tàu quân sự này là tàu sân bay Liêu Ninh.
Bức ảnh này được đăng trên một trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ. Chú thích ảnh ghi thời gian chụp là ngày 4-4 và địa điểm chụp là "Biển Philippines".
Không khó để nhận ra con tàu này đang bị hai sĩ quan Mỹ theo dõi từ buồng hoa tiêu là một tàu quân sự. Con tàu được sơn màu xám, có số hiệu 16 ở đầu tàu. Có 4 hoặc 5 máy bay chiến đấu đậu trên boong phía cuối đuôi tàu.
Phát biểu trong hội nghị thường niên của Hiệp hội Hải quân mặt nước (SNA) vào hôm 11-1, phó đô đốc Roy Kitchener nói rằng các thành viên thủy thủ đoàn Mỹ "nhận ra rằng tại một số thời điểm, toàn bộ tàu hộ tống của Trung Quốc đều lùi lại" vì "có một số hạn chế hoạt động mà họ gặp phải xung quanh tàu sân bay Liêu Ninh".
"Tàu khu trục USS Mustin không có những hạn chế đó" - ông Roy Kitchener phát biểu.
Phó đô đốc Kitchener cho biết cuộc chạm mặt trên đã khiến Trung Quốc khó chịu. Bắc Kinh đã nói với Bộ Ngoại giao Mỹ rằng tàu USS Mustin "không còn được chào đón ở Biển Đông nữa". Tuy nhiên, ông Kitchener nói rằng "cuối cùng đó là một câu chuyện hay".
"Đối với tôi, điều đó cho thấy sự dũng cảm và những gì mà các thủy thủ được huấn luyện để làm" - ông Kitchener nói.
Ông Lu Li-shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan ở TP Cao Hùng, cho rằng tàu sân bay Liêu Ninh có thể đã bận rộn với một cuộc diễn tập phức tạp lúc đó, và điều này cho phép các sĩ quan Mỹ chụp ảnh.
Nhà nghiên cứu Collin Koh tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore bình luận cuộc chạm trán cách xa chỉ vài kilômet này cho thấy cả Trung Quốc và Mỹ đều tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử về các vụ chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES).
'Tàu sân bay' Nhật Bản xuất hiện gần tàu Liêu Ninh của Trung Quốc Trung Quốc vừa công bố đoạn phim và nhiều hình ảnh cho thấy tàu sân bay mini của Nhật Bản đã áp sát tàu sân bay Liêu Ninh của Bắc Kinh tại Thái Bình Dương. Chiến đấu cơ cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc trong khi tàu Izumo của Nhật Bản ở xuất hiện ở đằng xa ẢNH...