Tiêm kích Hungary áp sát máy bay chở khách của Anh
Môt máy bay chở khách của hãng British Airways (Anh) đã bị các chiên đâu cơ Hungary ngăn chặn vì quên liên lạc với tháp điêu khiên không lưu Hungary.
May bay cua hang British Airways không liên lac vơi măt đât khi qua không phân HungaryReuters
Chiếc Boeing 777 của British Airways, chuyến bay BA108 trên đường từ Dubai (UAE) sang sân bay Heathrow ở thủ đô London (Anh) ngày 30.4 thì bị lực lượng không quân Hungary truy đuổi, theo Telegraph ngày 1.5.
Chiếc máy bay được 2 chiến đấu cơ Gripen của Không quân Hungary hộ tống. Hai tiêm kích này đã áp sát để xác nhận danh tính của máy bay Anh vì máy bay này vượt qua biên giới Hungary mà không thông báo.
Theo quy định an toàn hàng không, các phi công phải liên lạc với đài kiểm soát không lưu dưới đất khi bay từ không phận nước này sang nước khác.
Máy bay của hãng British Airways đã không làm đúng quy trình trên nên cơ quan chức năng Hungary đã phát lệnh cảnh báo cao và điều một cặp chiến đấu cơ đến xác nhận máy bay lạ và đảm bảo tuân thủ quy trình an toàn.
Hai tiêm kích Gripen cất cánh vào lúc 12 giờ 55 và quay về căn cứ lúc 13 giờ 21 ngày 30.4 sau khi máy bay của British Airways liên lạc với mặt đất.
Người phát ngôn hãng British Airways thông báo việc liên lạc với đài kiểm soát không lưu đã nhanh chóng được khôi phục và máy bay hạ cánh an toàn xuống sân bay Heathrow.
Video đang HOT
Có nhiều tai nạn tương tự xảy ra gần đây khi các máy bay dân sự vô ý gây ra cảnh báo an ninh ở các nước, theo Telegraph. Hồi tháng 10.2015, các hành khách trên một máy bay của hãng Monarch Airlines (Anh) từ quần đảo Madeira sang Birmingham (Anh) đã phát hiện các chiến đấu cơ bay kèm sát máy bay vì không liên lạc khi đi qua không phận Pháp.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nhìn mặt Sukhoi Su-27 đánh chặn máy bay do thám Mỹ
Sự kiện máy bay Sukhoi Su-27 Nga máy bay do thám RC-135 của Mỹ trên không phận Baltic tiếp tục tạo nên căng thẳng giữa hai "ông lớn".
Theo hãng tin CNN, hôm 29/4, một máy bay Sukhoi Su-27 đã tiến hành "nhào lộn" ngay gần máy bay RC-135 đang thực hiện phi vụ bay thám sát trên không phận quốc tế vùng biển Baltic. Ngay sau đó, Lầu Năm Góc tuyên bố rằng việc chiến đấu cơ Su-27 của Nga chặn máy bay do thám Mỹ trên Biển Baltic có thể dẫn đến leo thang căng thẳng giữa Nga và Mỹ.
Các quan chức Mỹ đã đưa ra tuyên bố rằng, việc chiếc Su-27 đánh chặn máy bay do thám Mỹ là "không an toàn và không chuyên nghiệp". "Động thái chặn không an toàn và không chuyên nghiệp trên không tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại và tổn thương cho tất cả các phi hành đoàn. Hơn thế nữa, hành động không an toàn và không chuyên nghiệp của một phi công có thể dẫn đến sự leo thang căng thẳng không cần thiết giữa hai quốc gia", phát ngôn viên Lầu Năm Góc tuyên bố. Ảnh máy bay do thám RC-135 của Mỹ.
Đáp lại, đại diện Bộ Quốc phòng Nga - Thiếu tướng Igor Konashenkov tuyên bố:"Chúng tôi đã bắt đầu quen với những lời lăng mạ của Lầu Năm Góc về cáo buộc "phô diễn" của chiến đấu cơ Nga khi "chặn những chiếc máy bay do thám của Mỹ phía trên biên giới Nga "một cách không chuyên nghiệp".
Tướng Konashenkov lưu ý rằng máy bay do thám của Mỹ thường xuyên lẻn đến gần biên giới Nga trong trạng thái tắt liên lạc. Do đó, lực lượng phòng không buộc phải cho tiêm kích cất cánh bay lên để xác định trực quan xem đó là loại máy bay gì, có số hiệu như thế nào. Ảnh: Tiêm kích Su-27 "nai nịt đầy đủ vũ khí".
Đây không phải là lần đầu tiên chiến đấu cơ Su-27 của Không quân Nga thực hiện phi vụ đánh chặn trên vùng biển Baltic trước các máy bay Mỹ và NATO. Ngày 25/1/2016, máy bay Su-27 đã thực hiện đánh chặn máy bay do thám RC-135 Mỹ trên vùng biển Đen; ngày 7/4/2015 một vụ tương tự diễn ra ở biển Baltic; ngày 23/4/2015 Su-27 đã xuất kích chặn chiếc RC-135U của Mỹ hoạt động trên không phận quốc tế gần biển Okhotsk.
Máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 là tiêm kích đa năng thế hệ 4 được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu chiếm ưu thế trên không, phòng không bảo vệ không phận, tuần tra tầm xa, hộ tống...và có thể tham gia không kích khi cần. Đây là thiết kế huyền thoại của Cục thiết kế OKB Sukhoi, là nền tảng cho nhiều mẫu máy bay hiện đại nhất hiện nay như Su-30, Su-34 và Su-35.
iện nay, Sukhoi Su-27 vẫn đóng vai trò "xương sống" trong Không quân Nga và Hải quân Nga. Tương lai khoảng 10 năm nữa thì có lẽ chúng mới rút dần nhường chỗ cho các "đàn em" Su-30SM, Su-30M2 và Su-35S.
Tính tới tháng 1/2014, Không quân Nga có trong biên chế 359 chiếc Su-27 gồm: 225 Su-27S; 70 Su-27SM; 12 Su-27SM3 và 52 Su-27UB. Toàn bộ các máy bay Su-27S sẽ sớm nâng cấp lên chuẩn SM3.
Về phía Hải quân Nga, lực lượng này hiện có trong tay 53 chiếc Su-27.
Tiêm kích Su-27 được trang bị hai động cơ phản lực AL-31F cho tốc độ bay tối đa Mach 2,35 (2.600km/h), tầm bay 3.530km, trần bay 19.000m, vận tốc leo cao 300m/s.
Dù có trọng lượng rất lớn, lên tới 30 tấn (mang đủ nhiên liệu vũ khí), nhưng Su-27 được đánh giá rất cao khả năng cơ động, thao diễn trên không. Nói cách khác, đó là máy bay rất nhanh nhẹn và cũng rất lớn. Ảnh: Su-27 của Phi đội bay biểu diễn "Hiệp sĩ Nga".
Su-27 có khả năng triển khai 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo.
Theo_Kiến Thức
Siêu tiêm kích F-35 sẽ so tài với "lợn lòi"" A-10 Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Joint Strike Fighter và máy bay tấn công A-10 Warthog (còn có biệt danh là lợn lòi) sẽ so tài trong bài thử nghiệm khả năng hỗ trợ trên không tầm gần, do Bộ Quốc phòng Mỹ tổ chức. &"Nếu bạn đã dành rất nhiều tiền vào việc cải thiện một tính năng của máy bay,...