Tiêm kích F-35 tự chứng minh là kẻ vô dụng đắt tiền
Sau khi gặp lỗi không mang đủ đơn vị bom SDB II, tiêm kích F-35 tiếp tục chứng minh sự &’vô dụng’ khi không thể nhận diện chuẩn xác mối nguy hiểm.
Trang Breaking Defense dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết: “Các cảm biến điện tử trên F-35 có nhiệm vụ phát hiện ra các mối đe doạ tiềm tàng như tên lửa, máy bay tấn công, đang thường xuyên đánh giá sai mức độ nguy hiểm của vật thể nó dò tìm được và từ đó cảnh báo sai cho phi công”.
Ngoài ra, nhà sản xuất Mỹ vẫn chưa thể trang bị được cho máy bay một cơ sở dữ liệu về những “mối đe doạ” vào phần mềm cài đặt tại trung tâm điều khiển.
Theo Breaking Defense, cơ sở dữ liệu này trên thực tế là thông tin về các loại vũ khí có thể gây nguy hiểm cho máy bay và được tập hợp lại từ nhiều nguồn thông tin tình báo khác nhau.
Các cảm biến của F-35 quá nhạy cảm và Mỹ sẽ chỉ kịp hoàn thành cơ sở dữ liệu trên cho tới khi chiếc máy bay đi vào hoạt động, Breaking Defense dẫn lời một số chuyên gia quốc phòng nhận định.
Video đang HOT
Trước khi lỗi cực nguy hiểm này được phát hiện, danh tiếng và sức chiến đấu của phiên bản F-35B bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiết kế khoang mang vũ khí bên trong quá nhỏ, do đó nó không thể mang đủ đơn vị bom thông minh như thiết kế ban đầu.
Thông tin này được Inside Defense dẫn nguồn Văn phòng Chương trình F-35 của Lầu Năm góc cho biết, theo đó, khoang vũ khí bên trong của F-35B quá nhỏ để có thể mang đủ số lượng Bom đường kính nhỏ II (SDB II) như kế hoạch ban đầu, vì vậy sức mạnh của F-35B bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo thiết kế ban đầu, F-35B được trang bị 8 quả bom SDB II bên trong khoang vũ khí, tuy nhiên F-35B có khoang vũ khí bên trong nhỏ hơn nhiều so với F-35A và F-35C do có thiết kế phục vụ cất cánh ngắn – hạ cánh thẳng đứng nên phiên bản này chỉ có thể mang 4 quả thay vì 8 quả SDB II như thiết kế ban đầu.
Những lỗi của phiên bản F-35B chưa dừng lại ở đó khi Hải quân Hoàng gia Anh vừa &’tố’ siêu tiêm kích này có thể trở thành &’kẻ vô dụng đắt tiền’ trên hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth.
Daily Mail dẫn nguồn tin từ Hải quân Anh cho biết, lý do khiến F-35B có thể trở thành ke vô dụng trên tàu sân bay Anh là bởi do không thể mang vũ khí với các sai lầm trong thiết kế của dòng tiêm kích này.
Một sai lầm trong quá trình thiết kế máy bay phản lực chiến đấu, thuộc kế hoạch phát triển sức mạnh quốc phòng của Lầu Năm Góc, đã khiến máy bay F-35B không thể mang theo các quả bom thế hệ mới nhất của Anh và Mỹ, Daily Mail phân tích.
Theo dự tính ban đầu, mỗi chiếc F-35 sẽ có giá khoảng 70 triệu USD/chiếc, tuy nhiên do chậm trễ và các lỗi phát sinh, tới năm 2011 giá thành mỗi chiếc F-35 được ước tính đã lên tới 120-145 triệu USD tùy phiên bản. Và số tiền chi cho mỗi chiếc F-35 hoàn thiện chắc chắn vẫn tăng khi dòng tiêm kích này vẫn liên tiếp gặp lỗi.
Theo Đất Việt
Máy bay F-35 lại gặp vấn đề mới
Mặc dù số lượng hệ thống huấn luyện giả lập cho máy bay tiêm kích F-35 vẫn đang tăng lên, các thiết bị mà quân đội Mỹ và các bạn hàng trên thế giới đang sử dụng này hiện không thể kết nối với nhau.
Tại Hội nghị Huấn luyện, Mô phỏng và Đào tạo Đa quân chủng thường niên, Trung tướng Christopher Bogdan cho biết: "Hiện tại tôi không thể sử dụng hệ thống giả lập F-35B ở Yuma và kết nối với một hệ thống F-35A ở Căn cứ không quân Hill, hay với bất kỳ các thiết bị huấn luyện F-35C dành cho Hải quân ở bất cứ đâu tại nước Mỹ".
Theo ông, nguyên nhân của vấn đề này là bởi mỗi thiết bị giả lập đều được lắp đặt trong một hệ thống mạng riêng với những đặc điểm kỹ thuật riêng. Đây sẽ là vấn đề nghiêm trọng khi máy bay sẽ được các quân chủng Mỹ, nhiều đối tác đồng minh và các nước bạn hàng sử dụng.
Máy bay F-35 tại căn cứ Eglin, Florida (Mỹ).
"Trước khi tôi phải lo đến vấn đề kết nối giữa các hệ thống với 8 đối tác và 3 khách hàng và tìm ra giải pháp sửa chữa, chúng ta phải giải quyết vấn đề này trong nội bộ quân đội Mỹ. Điều này không hề dễ dàng", ông nói.
Như vậy, việc huấn luyện kết hợp giữa các bên, vốn là xương sống của chương trình phát triển hệ thống, là một vấn đề lớn. Ông Bogdan đã kêu gọi lực lượng quân đội và các công ty tìm ra giải pháp giải quyết lỗi hệ thống này.
Bogdan cho biết, việc huấn luyện lái máy bay F-35 là "khá lớn và phức tạp". Hiện mới chỉ có 9 hệ thống giả lập đang hoạt động. Đến năm 2018, số lượng sẽ tăng lên là 50 và đến năm 2020 sẽ có khoảng 250 hệ thống giả lập và diễn tập chiến dịch không quân tại 40 địa điểm trên khắp thế giới.
Quá trình huấn luyện sử dụng F-35 đã bắt đầu vào năm 2011 ở căn cứ không quân Eglin, Florida, nơi lực lượng không quân và công ty Lockheed Martin, nhà thầu chính trong dự án máy bay, thành lập trung tấm huấn luyện phức hợp đầu tiên. Bogdan cho biết, trung tâm đào tạo F-35 này đã tiến hành huấn luyện ban đầu cho phi công, bao gồm những kiến thức lý thuyết và thực hành mô phỏng cho phi công cũng như các hoạt động bảo trì máy bay.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự...
Theo Infonet
Kịch bản Su-35 và F-35 cùng khoe sức tại Đông Nam Á Tình hình khu vực diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho tiêm kích Su-35 và F-35 cùng hiện diện tại Đông Nam Á. Lộ khách hàng mua F-35 Hãng Defense News ngày 24/2 dẫn lời Trung tướng Chris Bogdan - người đứng đầu chương trình F-35 của Mỹ, cho biết Singapore đang tiến gần hơn tới quyết...