Tiêm kích F-22, F-35 của Mỹ có thể rụng vì…hacker
Tạp chí National Interest đưa tin, Không quân Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các hãng quốc phòng để tăng cường hệ thống an ninh mạng của F-22 và F-35, một trong những yếu điểm lớn nhất của các loại phi cơ này.
Mới đây, hãng Engility (Mỹ) đã giành được một gói thầu trị giá 31 triệu USD từ Trung tâm Kiểm soát Tuổi thọ Vũ khí Không quân Mỹ tại căn cứ Không quân Hanscom, bang Massachusetts (Mỹ) để nâng cao khả năng phòng vệ trước các hình thức tấn công mạng.
Máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ.
Máy bay F-22, một trong những loại phi cơ chiến đấu lợi hại nhất của Mỹ, phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới giữa các máy bay chiến đấu và các căn cứ dưới đất. Các hệ thống trên máy bay F-22 như thiết bị cảnh báo của rađa, cơ sở dữ liệu nhiệm vụ, hệ thống định vị mục tiêu, về cơ bản đều là những loại máy tính cực kỳ hiện đại.
Video đang HOT
Hệ thống phân tích của F-35 cũng là một loại máy tính bao gồm các thuật toán phức tạp nhằm thu thập, tổ chức, xử lý các dữ liệu từ các thiết bị cảm biến khác nhau, sau đó trình bày trước phi công qua màn hình. Vì vậy, mục tiêu của hãng Engility đó là tăng cường khả năng chống xâm nhập mạng của các loại máy bay chiến đấu này.
Ông Allan Ballenger, phó giám đốc mảng Không quân của hãng Engility cho biết: “Chúng ta phải hiểu rằng các loại vũ khí ngày nay không còn hoạt động biệt lập, mà chúng đều là một phần trong một mạng lưới rộng lớn. Mục tiêu chính đó là đánh giá khả năng bị xâm phạm của các hệ thống lắp đặt trên các máy bay chiến đấu”.
Theo ông Ballenger, một trong những biện pháp mà hãng sẽ thực hiện đó là nghiên cứu các hệ thống an ninh để xác định các hình thức tấn công mạng nào sẽ được tiến hành trong tương lai nhằm vào các hệ thống máy tính.
Mặc dù việc các khí tài quân sự thuộc về một mạng lưới liên lạc sẽ giúp nâng cao khả năng chiến đấu của toàn lực lượng, ông Ballenger tin rằng điều này cũng gia tăng nguy cơ tấn công mạng. Việc bảo mật dữ liệu trên các hệ thống của máy bay chiến đấu không chỉ quan trọng từ các hệ thống quy mô lớn cho đến các thiết bị mà phi công chiến đấu đang sử dụng.
“Anh không muốn có kẻ lạ mặt thay đổi những dữ liệu được gửi đi từ các cơ sở dưới đất tới các phi công đang làm nhiệm vụ”, ông Ballenger nói.
(Theo Infonet)
Một nhóm tin tặc Triều Tiên ở Trung Quốc đào tẩu?
Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết đang kiểm tra tính xác thực của thông tin đăng tải trên một phương tiện truyền thông địa phương rằng một nhóm tin tặc của CHDCND Triều Tiên ở Trung Quốc đã đào tẩu, theo Yonhap.
Triều Tiên được cho là có 6.000 tin tặc quân sự
Cơ quan truyền thông địa phương, không được Yonhap nêu tên, dẫn các nguồn tin Trung Quốc ngày 13.1 cho biết khoảng 10 kỹ thuật viên về công nghệ thông tin của Triều Tiên đã mất tích vào khoảng 21 giờ ngày 11.1 (giờ địa phương) tại Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc).
Những kỹ thuật viên về công nghệ thông tin của Triều Tiên nói trên được cho là có nhiệm vụ tấn công mạng máy tính như các tin tặc.
Vụ mất tích, được Yonhap cho là đào tẩu, đã được báo cáo cho cảnh sát địa phương Trung Quốc, theo cơ quan truyền thông địa phương nói trên.
Một nguồn tin từ chính phủ Hàn Quốc nói với hãng thông tấn Yonhap rằng các cơ quan chính phủ có liên quan không hề biết gì về vụ này. Phía Triều Tiên chưa đưa ra bình luận gì về những thông tin trên.
Triều Tiên có gần 6.000 tin tặc quân sự được đào tạo có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng và thậm chí giết người, BBC dẫn lời một người đào tẩu có hiểu biết về những chiến sĩ "tin tặc" của Triều Tiên cho hay.
"Cuộc tấn công mạng của Triều Tiên có thể có tác động tương tự các cuộc tấn công quân sự thật", giáo sư Kim Heung-Kwang, người từng dạy khoa học máy tính tại trường đại học Công nghệ máy tính Hamheung của Triều Tiên nói với BBC. Ông Kim dạy ở trường đại học trên trong 20 năm, trước khi đào thoát khỏi Triều Tiên vào năm 2004.
(Theo Thanh Niên)
Hệ thống quản trị trang web chính thức của FBI lại bị hack Lần thứ hai, hacker có nickname CyberZeist của tài khoảng @le4ky trên trang Twitter lại tấn công trang web chính thức của FBI và công khai thông tin những tài khoản cá nhân bị rò rỉ trên một trang web công cộng. Ngày 22.12 .2016, CyberZeist, còn được gọi với mật danh là Le4ky, khai thác một lỗ hổng zero-day trong Hệ thống...