Tiêm kích F-15 của Nhật Bản rơi bánh trên đường băng
Chiến đấu cơ F-15DJ Eagle của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã bị rơi mất một bánh ngay trước khi chuẩn bị cất cánh.
Sự việc hy hữu này vừa xảy ra ngày 30-1 ở sân bay Naha – truyền thông Nhật Bản đưa tin. Chiếc F-15 này đã không thể cất cánh sau khi bánh trước bị rơi ra trong khi nó đang chuẩn bị bay cùng 3 chiến đấu cơ khác.
Vì sự cố này, chiếc F-15 bị mắc kẹt trên đường băng trong 2 giờ, khiến nhiều chuyến bay thương mại khác ở sân bay Naha bị ảnh hưởng.
Hiện lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có khoảng 150 chiến đấu cơ F-15 đang phục vụ.
Chiến đấu cơ F-15DJ do Tập đoàn Mitsubishi lắp ráp tại Nhật Bản, lắp hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Pratt & Whitney F-100-100 hoặc F-100-220 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.660km/h, trần bay 20.000m.
(Theo Lao Động)
Sợ Trung Quốc, Mỹ nâng cấp toàn bộ tiêm kích F-15C/D?
Đó là nhận định của mạng Sina khi Không quân Mỹ quyết định nâng cấp toàn bộ số tiêm kích F-15C/D có trong biên chế lên biến thể mới.
Video đang HOT
Hiện tại Quân đội Mỹ có trong biên chế 254 chiếc tiêm kích F-15C/D được phân bố đều cho không quân và lực lượng vệ binh quốc gia. Sau khi được nâng cấp, số F-15C/D trên sẽ có thể hoạt động thêm ít nhất 14 năm nữa mà không cần trải qua thêm bất cứ chương trình đại tu nào khác và quan trọng nhất là chúng sẽ phục vụ trong Quân đội Mỹ đến năm 2025. Nguồn ảnh: Sina.
Nhằm duy trì ưu thế trên không vốn có của F-15, biến thể F-15C sẽ được nâng cấp lên chuẩn F-15 2040C tập trung vào việc cải thiện khả năng không chiến của máy bay. Ngoài việc sẽ được trang bị hệ thống điện tử mới F-15 2040C còn có thể mang theo 16 tên lửa không đối không gấp đôi con số 8 tên lửa như trên F-15C. Nguồn ảnh: Sina.
Vai trò F-15 2040C không gì khác chính là hỗ trợ cho phi đội chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor. Và nó sẽ là sự bổ sung cần thiết trong giai đoạn "con cưng" lắm tài nhiều tật F-35A của Không quân Mỹ được đưa vào trang bị. Thậm chí trong tình huống xấu nhất nếu chương trình F-35 không thành công thì F-15 hay các biến thể của nó vẫn có thể tiếp tục sứ mệnh của mình. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ năm 2000, Không quân Mỹ đã bắt đầu chương trình nâng cấp dành cho F-15C/D với việc trang bị hệ thống radar quét mảng pha điện tử AN/APG-63 (V) 2 và sau đó là AN/APG-63 (V) 3, cho phép những chiếc F-15C/D có thể triển khai được tên lửa không đối không tầm xa AIM-120 AMRAAM. Nguồn ảnh: Sina.
Đi kèm với AN/APG-63 không thể kể tới hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại IRST trên F-15C/D. Bản thân hệ thống điện tử mới trên F-15C/D được phát triển dựa trên nhiều nền tảng khác nhau đến từ các tập đoàn quốc phòng hàng đầu như Boeing, Lockheed Martin và Northrop Grumman. Nguồn ảnh: Sina.
Theo tạp chí National Interest kể từ năm 1980 đây được xem là lần nâng cấp lớn nhất dành cho dòng chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không F-15 của Mỹ. Và nó vẫn sẽ là đối trọng lớn nhất đối với các dòng tiêm kích đa năng Su-30 của Nga hay tiêm kích đa năng J-10 của Trung Quốc trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Sina.
Kể từ khi được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1976, cho đến nay F-15 đã phục vụ trong Không quân Mỹ đã tròn 40 năm, nó là mẫu tiêm kích chiến thuật 2 động cơ phản lực có thể hoạt động trong mọi thời tiết, được thiết kế để chiếm lĩnh và duy trì ưu thế trên không trong chiến đấu. Và nhiệm vụ chính là của F-15 khi đó là đè bẹp mọi chiến đấu cơ của Liên Xô trong một trận không chiến. Nguồn ảnh: Sina.
Mặc dù kỳ vọng sự xuất hiện của F-22 sẽ giúp Không quân Mỹ dần loại biên F-15C/D và chỉ giữ lại biến thể mới nhất là F-15E, tuy nhiên trong quá trình triển khai Lầu Năm Góc nhận ra rằng chỉ mình F-22 không thôi là chưa đủ để Mỹ tiếp tục duy trì ưu thế trên không trước các quốc gia thù địch. Do đó F-15C/D vẫn được giữ lại như một trường hợp dự phòng. Nguồn ảnh: Sina.
Như đã nói ở trên, F-15E Strike Eagle là biến thể F-15 hiện đại nhất của Không quân Mỹ hiện nay, nó được McDonnell Douglas (bây giờ là Boeing) phát triển từ cuối những năm 1980 dựa trên biến thể F-15 tiêu chuẩn. Khác với F-15, F-15E được thiết kế dành cho nhiệm vụ đánh chặn tầm xa hoặc tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Nguồn ảnh: Sina.
Ngay từ đầu F-15E đã được trang bị sẵn trang thiết bị điện tử vượt trội hổ trợ cả tác chiến điện tử với hệ thống radar AESA AN/APG-82 (V) 1, pod IRST Lockheed Martin Sniper XR, pod áp chế điện tử AN/ALQ-131 và nhiều thiết bị điện tử khác giúp nó có thể sống sót trong môi trường chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: Sina.
Về hệ thống động cơ F-15E vẫn được trang bị hai động cơ phản lực Pratt & Whitney F100-PW-229 có công suất 29.000lbf cho phép máy bay có thể đạt tới vận tốc Mach 2.5 (tương đương 3.017km/h). Bán kính chiến đấu hiệu quả của nó hơn 1.200km và có trần bay tối đa là 18.200m. Nguồn ảnh: Sina.
Hệ thống vũ khí trên F-15E gồm có pháo tự động 20mm M61A1 Vulcan, 12 giá treo có khả năng mang theo hơn 10 tấn vũ khí các loại trong đó trang bị chính gồm tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và AIM-120 AMRAAM, tên lửa không đối đất AGM-154 và AGM-158 JASSM. Cùng với đó là các loại bom thông dụng hoặc bom dẫn đường thông minh. Nguồn ảnh: Sina.
(Theo Kiến Thức)
Mổ xẻ Su-27 do Ukraine "nhắm mắt" chuyển giao, Mỹ lạnh gáy... Với mục đích nghiên cứu để khắc chế, Mỹ đã được Ukraine cấp một số Su-27, tuy nhiên khả năng của tiêm kích này vẫn là ẩn số với Mỹ. Su-27 tại Mỹ. Thương vụ bí ẩn Trang Aviationist ngày 6/1 đã đăng tải bức ảnh cực hiếm của nhiếp ảnh gia Phil Drake ghi lại cảnh tiêm kích Su-27P đang vờn nhau...