Tiêm kích Eurofighter vô dụng trước S-400?
Máy bay tiêm kích Eurofighter là loại máy bay chiến đấu hiện đại và đắt đỏ nhất của Đức nhưng chúng hoàn toàn vô hại trong cuộc chiến với S-400 của Nga.
Chuyên gia quân sự Nga, thành viên của Viện Hàn lâm khoa học Nga, ông Konstantin Sivkov trong cuộc phỏng vấn với tờ NSN đã giải thích tại sao gọi chiếc máy bay tiêm kích Eurofighter của Đức là loại máy bay có sức chiến đấu kém.
Tiêm kích Eurofighter của Đức vô dụng trước S-400 của Nga.
Trước đó tờ báo Frankfurter Allgemenie đã nói rằng, tiêm kích Eurofighter là loại máy bay hiện đại nhất của Đức nhưng khả năng chiến đấu rất kém vì chúng không thể trang bị loại tên lửa lớp “không đối đất”.
Điều này có nghĩa là chúng không thể tấn công các hệ thống phòng không của đối phương, và chắc chắn chúng càng không thể chống lại hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga.
Tờ báo này nhấn mạnh rằng, các hệ thống phòng không hiện đại của Nga trở thành loại vũ khí hiệu quả trong việc ngăn chặn máy bay chiến đấu của Đức.
Ngoài ra tác giả của tờ báo này bổ sung thêm rằng, không chỉ riêng đối với máy bay của Đức, hệ thống phòng không Nga trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nước châu Âu. Sự hiện diện của các hệ thống phòng không Nga ở bất kỳ nước nào trên thế giới sẽ đe dọa trực tiếp đến các máy bay của Đức và châu Âu.
Video đang HOT
Trước đây các hệ thống lỗi thời như tổ hợp S-200 có thể cho phép các máy bay của các nước châu Âu hoạt động tự do hơn, nhưng hiện nay các hệ thống mới của Nga đã được nâng cấp và khắc phục hoàn toàn những hạn chế của hệ thống cũ, cho phép chúng phân biệt và tấn công máy bay kẻ thù trong phạm vi cho phép.
Hiện nay hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với máy bay đối phương.
Loại hệ thống hiện đại này được sử dụng để bảo vệ các trung tâm chỉ huy, khu vực chiến lược quan trọng và các sân bay, kho vũ khí khỏi các cuộc tấn công từ trên không của đối phương.
Thậm chí chúng có thể chống lại cả tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo và cả máy bay tàng hình.
Sử dụng hệ thống S-400 để chống lại tiêm kích của Đức cũng như các tiêm kích của NATO rất dễ dàng và hiệu quả, chuyên gia quân sự Konstantin Sivkov nói.
Chuyên gia này giải thích rằng, S-400 là hệ thống phòng không đa kênh và chống được nhiễu do máy bay tạo ra, hơn nữa chúng có tầm bắn xa vượt qua phạm vi sử dụng tên lửa chống radar của đối phương. Vì vậy các máy bay đối phương chưa kịp tấn công hệ thống này của Nga thì đã bị tiêu diệt.
Trong trường hợp đối phương muốn phá hủy hệ thống này của Nga sẽ rất khó khăn. Đối với tiêm kích Eurofighter thì càng không thể, vì thực tế máy bay này được tạo ra không phải để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, nhiệm vụ chính của chúng là cuộc chiến chiếm ưu thế trên không.
Chính vì vậy trên giá treo tên lửa của máy bay này không có loại tên lửa chống radar. Đối thủ của máy bay Đức được cho là chiếc Su-35 của Nga.
Tuy nhiên so với khả năng của tiêm kích Nga, máy bay này của Đức yếu hơn rất nhiều và khó có thể chiếm ưu thế, chuyên gia Sivkov kết luận.
Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)
Vì sao Israel chưa dám vô hiệu hóa "rồng lửa" S-300 của Syria?
Chuyên gia phân tích chính trị Israel Avigdor Eskin mới đây đã trả lời phỏng vấn tờ Sputnik của Nga, liên quan đến tổ hợp tên lửa phòng không S-300 mà Nga chuyển giao cho Syria
Căng thẳng có phần lắng xuống sau khi Nga chuyển giao tổ hợp S-300 cho quân đội Syria.
"Israel đủ sức vượt qua cả S-300 và S-400", Avigdor Eskin nói trên Sputnik. "Thực tế Israel đã nhiều lần thành công ở Syria trong quá khứ, dù có S-300 hay S-400 cản đường hay không".
"Vấn đề nằm ở chính trị, không phải quân sự", Eskin nói. "Israel không muốn làm tổn hại quan hệ tích cực và mang tính xây dựng với Nga. Chúng tôi không cần phải chứng minh sự vượt trội với lực lượng Nga. Chúng tôi cũng không có ý định kiểm soát Syria".
Hồi tháng 10, Nga đã chuyển giao tổ hợp phòng không S-300 cho Syria, sau sự kiện máy bay trinh sát Il-20 của Nga bị phòng không Syria bắn nhầm.
Kể từ đó, Israel đã không còn không kích Syria, trong khi âm thầm diễn tập đối phó với S-300 trong cuộc tập trận ở Hy Lạp. Nga từng bán một tổ hợp S-300 cho đảo Síp vào năm 1997, trước sức ép của NATO, tổ hợp này chuyển đến hòn đảo Crete của Hy Lạp năm 2007.
Khi được hỏi về hoạt động quân sự của Nga ở Trung Đông, chuyên gia Eskin nói Israel "hoàn toàn hài lòng về những gì người Nga làm ở Syria".
"Kết quả dù thế nào vẫn là chiến thắng với Israel, dù người Syria chấp nhận hay không", Eskin nói. Về lý thuyết, Syria và Israel vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh, kể từ khi Israel lập quốc năm 1948.
"Năm 2011, quân đội của họ có 300.000 người, giờ đây họ chỉ còn khoảng 25.000", Eskin trả lời Sputnik. "Chúng tôi không có gì phải phàn nàn. Syria không còn đe dọa được Israel".
Về câu hỏi có vô hiệu hóa tổ hợp S-300 của Syria hay không, Eskin cho rằng không thể nói trước điều gì, nhưng có lẽ là không thực sự cần thiết.
Dù vậy, chuyên gia này khẳng định rằng không quân Israel sẽ vẫn tiếp tục không kích ở Syria, mỗi khi cần thiết. "Chúng tôi sẽ cố gắng để tình hình không vượt ra ngoài tầm kiểm soát".
Trên thực tế, Israel đã không tiến hành bất cứ một đợt không kích nào ở Syria kể từ khi tổ hợp phòng không S-300 xuất hiện hồi đầu tháng 10.
Theo Danviet
Chuyên gia nói Israel thừa sức hạ S-300, S-400 Nga nhưng "ngại" ra tay Chuyên gia Israel nói rằng nước này đủ sức vượt mặt các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 và S-400 ở Syria, song chưa ra tay vì "ngại" làm tổn hại quan hệ với Nga. "Israel thừa khả năng vượt mặt cả hệ thống S-300 lẫn S-400. Thực tế là Không quân Israel (IAF) đã không ít lần làm điều...