Lý do Nhà máy Điện Hạt nhân Zaporizhzhia thành tâm điểm trong đàm phán hòa bình của Ukraine
Nhà Trắng đã đề xuất Ukraine chuyển giao các cơ sở hạt nhân của mình cho Mỹ như một phần của các cuộc đàm phán ngừng bắn đang diễn ra.
Vụ cháy tại Nhà máy Điện Hạt nhân Zaporizhzhia hiện do Liên bang Nga chiếm giữ vào ngày 11/8/2024. Ảnh chụp màn hình: Tổng thống Volodymyr Zelensky/Telegram
Phát biểu trong cuộc họp báo ngày 19/3, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt tuyên bố: “Mỹ có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc vận hành các nhà máy này nhờ chuyên môn về điện cũng như linh vực liên quan. Việc các nhà máy này thuộc sở hữu của Mỹ sẽ là sự bảo vệ tốt nhất cho cơ sở hạ tầng này”.
Báo The Kyiv Independent ngày 20/3 cho biết việc kiểm soát Nhà máy Điện Hạt nhân Zaporizhzhia (ZNPP) hiện do Liên bang Nga chiếm giữ – nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu – đã được Kiev và Washington thảo luận tích cực trong tuần qua.
Tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận vào ngày 14/3 rằng số phận của nhà máy và các vùng lãnh thổ lân cận do Liên bang Nga chiếm giữ đã được thảo luận với Mỹ trong các cuộc đàm phán song phương tại Saudi Arabia vào hôm 11/3.
Ông Zelensky cho biết việc trả lại nhà máy mà không đi kèm với việc Ukraine kiểm soát thành phố nơi nhà máy tọa lạc – Enerhodar – là điều không thể.
“Bạn không thể chỉ nói: đây là nhà máy, và thành phố (Enerhodar) là một thực thể riêng biệt”, ông Zelensky nhấn mạnh.
Enerhodar, thuộc tỉnh Zaporizhzhia, nằm trên bờ Đông sông Dnipro hiện do Liên bang Nga kiểm soát, khiến Ukraine không thể tiếp cận khu vực lân cận này.
Các chuyên gia nói với báo The Kyiv Independent rằng việc giành lại quyền kiểm soát nhà máy là một mục tiêu khó khăn đối với Ukraine và khả năng duy trì sự hiện diện quân sự kéo dài ở đây mà không đẩy lùi các lực lượng Liên bang Nga khỏi các vùng lãnh thổ xung quanh là điều khó xảy ra.
“Đây là một vấn đề chính trị, quân sự, có thể là ngoại giao, nhưng chắc chắn không phải là vấn đề năng lượng”, ông Oleksandr Kharchenko, Giám đốc điều hành tại Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp Năng lượng, cho biết.
“Tuy nhiên, tôi thực sự tin rằng việc thành lập một liên doanh, với điều kiện Mỹ mang lại nguồn tài chính bổ sung, các quy tắc quản trị doanh nghiệp, khả năng tiếp cận đầu tư và mở rộng công suất cho Energoatom của Ukraine, sẽ mang lại lợi ích rõ ràng cho Ukraine”, ông Kharchenko nói thêm.
Video đang HOT
Thành trì chiến lược
Nằm trên bờ đông sông Dnipro, Nhà máy Điện Hạt nhân Zaporizhzhia là một cơ sở chiến lược quan trọng mà theo các quan chức Ukraine, phía Liên bang Nga đã biến nó thành căn cứ quân sự.
Theo thị trưởng Enerhodar đang sống lưu vong, ông Dmytro Orlov, khoảng 1.000 binh sĩ Liên bang Nga đã được triển khai trong khu vực nhà máy vào cuối mùa hè năm 2024.
Quân đội Ukraine cho biết quân đội Nga đang sử dụng nhà máy này làm nơi huấn luyện và bàn đạp cho các cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái nhằm vào các vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát. Thành phố Nikopol thuộc tỉnh Dnipropetrovsk, nằm bên kia sông, thường xuyên hứng chịu các cuộc tấn công từ phía Liên bang Nga.
Nhà phân tích Emil Kastehelmi tại nhóm Black Bird Group có trụ sở tại Phần Lan, cho rằng: “Khả năng Liên bang Nga tự nguyện rút khỏi nhà máy là rất thấp do tầm quan trọng của nó. Một sự rút lui vì bất kỳ lý do nào sẽ bị coi là tổn thất lớn đối với Liên bang Nga, và việc đẩy lùi lực lượng Liên bang Nga khỏi khu vực này có thể cần đến sức mạnh quân sự đáng kể”.
Nhà phân tích Kastehelmi nhận định: “Nhà máy này đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng trong tương lai, và Liên bang Nga không có ý định trả lại các vùng này cho chủ sở hữu hợp pháp của chúng”.
Trên thực tế, sau khi các nỗ lực quân sự nhằm giành lại quyền kiểm soát không thành công, Kiev hy vọng có thể lấy lại nhà máy thông qua con đường ngoại giao.
Lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine Kyrylo Budanov và các binh sĩ Ukraine cho biết nỗ lực đầu tiên nhằm thiết lập một đầu cầu để giải phóng nhà máy đã được thực hiện vào tháng 8/2022. Hai lần đổ bộ khác diễn ra vào cuối năm đó nhưng không thành công.
Theo nhà phân tích Kastehelmi, một cuộc tấn công quy mô lớn của Ukraine nhằm giành lại nhà máy hiện tại sẽ “rất rủi ro và phi thực tế”.
“Về lý thuyết, có thể có một bước đột phá ngoại giao giúp Ukraine giành lại quyền kiểm soát nhà máy, nhưng hiện tại rất khó để thấy Kiev có thể đạt được đòn bẩy chính trị nào để làm điều đó”, ông Kastehelmi kết luận.
Quang cảnh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu đang bị đe dọa
Trước khi xung đột Nga – Ukraine bùng nổ, Nhà máy Điện Hạt nâhn Zaporizhzhia chiếm 20% nguồn cung điện của Ukraine và gần một nửa sản lượng điện hạt nhân của cả nước.
Hiện tại, cả sáu lò phản ứng của nhà máy đều đang trong trạng thái ngừng hoạt động lạnh (cold shutdown). Nhà máy không còn phát điện mà phụ thuộc vào hai đường dây điện kết nối với các vùng lãnh thổ do Ukraine kiểm soát để cung cấp điện từ bên ngoài.
Theo Energoatom – công ty vận hành nhà máy điện hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Ukraine – kể từ khi xung đột bắt đầu, nhà máy đã trải qua 8 lần mất điện hoàn toàn và 1 lần mất điện một phần.
Một ngày sau các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga tại thành phố Riyadh của Saudi Arabia vào cuối tháng 2, ông Alexey Likhachev, người đứng đầu Rosatom – tập đoàn năng lượng hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Liên bang Nga – tuyên bố rằng Moskva (Moscow) đang có kế hoạch tái khởi động nhà máy.
Tuy nhiên, ông Petro Kotin, người đứng đầu Energoatom, khẳng định rằng điều này là không thể trong hoàn cảnh hiện tại. Ông cho biết nhà máy từng phụ thuộc vào hồ chứa Kakhovka để cung cấp nước làm mát cho các lò phản ứng, nhưng hồ này đã khô cạn sau khi Nga phá hủy đập Kakhovka. Nga cũng thiếu các đường dây điện, nhân sự có trình độ chuyên môn, và nhiên liệu hạt nhân tại nhà máy không còn khả năng sử dụng.
Trong một tuyến bố đưa ra ngày 18/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhấn mạnh: “Đây là nhà máy của chúng tôi, và nó sẽ không hoạt động nếu không có chúng tôi”.
Ông Zelensky cho biết thêm dựa trên các thông tin tình báo của Ukraine, người Nga thực sự muốn nhà máy vận hành mà không cần Ukraine và họ đang cố kéo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vào vấn đề này.
Các thanh tra của IAEA đã được triển khai tại nhà máy do Liên bang Nga chiếm giữ từ mùa thu năm 2022 để giám sát rủi ro và đảm bảo an toàn vận hành. Theo quy định, các thanh tra này cứ mỗi 80 ngày lại luân phiên.
Đầu tháng 3/2025, IAEA đã thực hiện cuộc luân phiên đầu tiên thông qua các vùng lãnh thổ do Liên bang Nga kiểm soát, khiến Kiev phẫn nộ và lo ngại.
Tổ chức Greenpeace Ukraine coi động thái này là chiến thuật của Liên bang Nga nhằm lôi kéo IAEA tham gia vào kế hoạch tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy. Tuy nhiên, ông Rafael Grossi, Tổng giám đốc IAEA, gọi cuộc luân phiên gần đây là một “ngoại lệ đặc biệt”, đồng thời cho rằng không thể thực hiện việc này theo cách an toàn.
Ông Oleksandr Kharchenko, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công nghiệp Năng lượng, nhận định rằng nếu nhà máy vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang Nga trong trường hợp có lệnh ngừng bắn, Moskva sẽ có khả năng tái khởi động nó, dù sẽ gặp nhiều khó khăn.
“Nếu họ có đủ thời gian và không gặp phải sự phản đối từ Ukraine, họ sẽ có thể khôi phục hoạt động của nhà máy trong một khoảng thời gian nhất định. Việc này không dễ dàng và sẽ không diễn ra sớm”, ông Kharchenko nói.
Về phần mình, chuyên gia quốc phòng Fabian Hoffmann, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Oslo, cho rằng nếu Ukraine có thể giành lại quyền kiểm soát nhà máy và đẩy lùi lực lượng Liên bang Nga đủ xa để khôi phục hoạt động, điều đó sẽ mang lại sự thúc đẩy đáng kể cho sản xuất năng lượng của Ukraine.
“Về cơ bản, đây là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng năng lượng mà Nga sẽ không thể nhắm mục tiêu như các cơ sở hạt nhân khác của Ukraine, vì đơn giản đó là một giới hạn đỏ”, chuyên gia Hoffmann nói và nhấn mạnh thêm: “Liên bang Nga sẽ cố gắng giữ quyền kiểm soát nhà máy vì điều này có lợi về mặt chính trị. Đồng thời, việc giành lại nhà máy sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho Ukraine – và đó chính là lý do đủ để Liên bang Nga cố bám trụ”.
Ukraine-Nga cáo buộc nhau tấn công các cơ sở hạt nhân
Nga đã cáo buộc Ukraine thực hiện pháo kích vào nhà máy nhiệt điện do Nga kiểm soát ở miền Nam Ukraine, gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Ảnh minh họa. (Nguồn: The Kyiv Independent)
Reuters đưa tin, ngày 14/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết một cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái (UAV) của Nga trong đêm qua đã gây thiệt hại đáng kể cho cấu trúc bảo vệ mới được xây dựng, vốn là lớp vỏ bảo vệ phần còn lại của lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện hạt nhân Chernobyl trước đây.
Theo ông Zelensky, vụ tấn công này khiến một đám cháy bùng phát song hiện đã được dập tắt. Tính đến sáng cùng ngày, mức phóng xạ chưa tăng lên.
Trong khi đó, Nga đã cáo buộc Ukraine thực hiện pháo kích vào nhà máy nhiệt điện do Nga kiểm soát ở miền Nam Ukraine, gần nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Quan chức địa phương do Nga bổ nhiệm cho biết vụ tấn công nhà máy điện ở thành phố Enerhodar xảy ra vào đêm 13/2, khiến hơn 50.000 người bị mất điện. Lực lượng chức năng đang khẩn trương làm nhiệm vụ cố gắng khôi phục nguồn cung điện.
Các hãng tin Nga dẫn lời một quan chức nhà máy điện hạt nhân cho biết bản thân nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia không bị thiệt hại trong vụ tấn công và đang hoạt động bình thường./.
IAEA chưa thể kết luận về nguyên nhân vụ cháy nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia Ngày 12/8, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết các chuyên gia của cơ quan này đã kiểm tra tháp làm mát bị cháy hồi cuối tuần của Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, song vẫn chưa xác định được nguyên nhân vụ cháy. Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền Nam Ukraine. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Hiện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương

Quan chức LHQ cảnh báo thảm họa nhân đạo tại Gaza

Quân đội Israel cân nhắc thiết lập khu vực nhân đạo mới ở Gaza

Mỹ và Iran bất đồng về chương trình làm giàu uranium và tên lửa

Tổng thống Palestine bổ nhiệm người kế nhiệm tiềm năng

Tổng thống Donald Trump muốn tàu Mỹ đi qua Panama và Suez miễn phí

Tảng đá 3,6 tỷ năm tuổi ở Mỹ đạt kỷ lục thế giới

Pakistan: Tìm cách đảm bảo nguồn cung thuốc sau khi cắt quan hệ thương mại với Ấn Độ

Israel đánh chặn thành công tên lửa và UAV phóng từ Yemen

Xung đột Nga - Ukraine: Tổng thống Putin tái khẳng định sẵn sàng đàm phán

Ấn Độ, Pakistan leo thang căng thẳng sau vụ tấn công đẫm máu ở Kashmir

Tổng thống Estonia tiết lộ nội dung trao đổi riêng với Tổng thống Trump về vấn đề Ukraine
Có thể bạn quan tâm

'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Nghệ sĩ Trang Bích Liễu tiết lộ cuộc sống tuổi 79, bật khóc nhắc về chồng
Sao việt
23:25:32 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025
3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Hot: Không tin được đây là visual con trai cả 18 tuổi của Tạ Đình Phong!
Sao châu á
20:48:44 27/04/2025
Mũ vành tròn: vừa chống nắng, vừa nâng tầm phong cách
Thời trang
20:32:54 27/04/2025