Tiêm kích EF-2000 Typhoon tập hậu, thọc sườn để Su-30 rảnh tay diệt hạm!
Trong số những ứng viên có thể đảm nhận vai trò tiêm kích đối không bảo vệ biên đội Su-30, có một cái tên thuộc hàng “đắt xắt ra miếng”, là tiêm kích Eurofighter EF-2000 Typhoon.
Tiêm kích EF-2000 Typhoon tập hậu, thọc sườn để Su-30 rảnh tay diệt hạm!
Những quốc gia có đường bờ biển dài với nhiều đảo, quần đảo ngoài khơi xa tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng lớn thường ưu tiên trang bị các dòng máy bay tiêm kích đa năng tầm xa, mang được lượng lớn vũ khí đối không, đối hạm như Su-30 để tuần tra trên biển, bảo vệ chủ quyền.
Tuy nhiên, để bảo vệ các biên đội tiêm kích đa năng hạng nặng trước các mối đe dọa trên không cần phải được trang bị thêm những loại tiêm kích đa năng hạng trung và hạng nhẹ.
Trong đó Eurofighter EF-2000 Typhoon là một ứng viên tương đối nặng ký tới từ châu Âu có thể thực hiện đồng thời nhiệm vụ tấn công mặt đất/mặt biển.
Su-30MKI và tiêm kích EF-2000 (phía xa.
Ưu điểm nổi bật của Eurofighter Typhoon
- Được trang bị các hệ thống điện tử hiện đại
Typhoon mang trong mình những công nghệ hiện đại nhất trong ngành hàng không quân sự của châu Âu. Nó sử dụng radar CAPTOR, các phiên bản đời sau được trang bị phiên bản AESA mang tên CAPTOR-E.
Thông số của radar này vẫn là một bí mật, nhưng nó được cho là có tầm phát hiện mục tiêu tiêm kích tới 175 km hoặc cao hơn. Con số này cao gần gấp đôi radar N001-VEP của Su-30MKK/MK2 của Trung Quốc hay Indonesia.
Bên cạnh đó, Typhoon sử dụng hệ thống hỗ trợ phòng thủ Praetorian, với hàng loạt cảm biến radar và tên lửa để tăng khả năng sống sót cho máy bay trên chiến trường.
Video đang HOT
Các hệ thống điều khiển bay cũng rất hiện đại, bảo đảm sự an toàn cho phi công trong trường hợp gặp sự cố, đồng thời mang tới khả năng cơ động tuyệt vời cho loại máy bay này.
- Thiết kế nhỏ gọn với khả năng cơ động cao
82% vật liệu trong khung thân của Typhoon là composite, giúp trọng lượng rỗng của máy bay chỉ vào khoảng 11 tấn.
Việc sử dụng bào khí trước (canard) và động cơ với sức đẩy lớn cũng làm tăng khả năng cơ động cho máy bay, đồng thời giúp Typhoon thực hiện được quá trình bay “siêu hành trình” (supercruise) với cấu hình mang vũ khí đối không.
Điều đó giúp nó được triển khai tới khu vực chiến đấu nhanh hơn mà không tốn quá nhiều nhiên liệu như khi bật tăng lực.
Tuy nhỏ gọn, Typhoon lại có khả năng mang tới 7,5 tấn vũ khí các loại, bao gồm tên lửa đối không và đối đất, cũng như các loại bom không điều khiển hay có dẫn đường. Nhờ đó, nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ theo yêu cầu, thay vì chỉ tập trung hoàn toàn cho nhiệm vụ đối không.
- Đã từng tham chiến trong thực tế
Typhoon được Anh và Đức sử dụng rất nhiều trong các phi vụ không kích ở Trung Đông, cũng như giám sát các chuyến bay tuần tra của Không quân Nga.
Nhiều vấn đề đã được phát hiện trong quá trình thực chiến này, giúp nhà sản xuất khắc phục hiệu quả và cải tiến tính năng của máy bay hơn nhiều. Điều đó phù hợp với một trong những nguyên tắc căn bản trong việc mua sắm vũ khí của các quốc gia ven biển.
Nhiệm vụ nào cho EF-2000 Typhoon nếu xuất hiện cùng Su-30?
Điểm yếu lớn nhất của Typhoon chính là tầm bay hạn chế. Nó chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra không phận trong vòng 3 tiếng liền với bán kính 1.850 km, nếu mang theo 3 thùng dầu phụ.
Còn nếu muốn bán kính tác chiến lên 1.400 km với 3 thùng dầu phụ, nó sẽ chỉ có thể bay tới khu vực chiến đấu, quần vòng trong khoảng 10 phút và rút lui. Do vậy, Typhoon không thể đảm nhận vai trò tuần tra kiểm soát không phận từ xa như Su-30SM hay Su-35S.
Thay vào đó, Typhoon có thể xuất kích tại các sân bay nhỏ và sát biển. Kích thước nhỏ gọn kết hợp với thiết kế giảm phản xạ radar sẽ giúp Typhoon ẩn mình hiệu quả trước tiêm kích đối phương, nhất là khi kết hợp với chiến thuật bay thấp kéo cao đánh bất ngờ vào đội hình địch.
Máy bay có thể dựa vào mạng lưới tình báo đường không để nắm hướng bay của đối phương, sau đó cất cánh khi máy bay địch đi qua khu vực mình quản lý. Khi đó, công tác dẫn đường sẽ đóng vai trò quan trọng để giúp Typhoon tập hậu và thọc sườn đối phương.
Một phương án khác là sử dụng như một bệ phóng tên lửa tầm trung nhằm phá hoại đội hình tác chiến của đối phương.
EF-2000 Typhoon của Không quân Anh đối đấu với Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.
Lợi thế của Typhoon là radar CAPTOR-E, với khả năng bám bắt mục tiêu từ khoảng cách lý thuyết là 175 km. Kết hợp với tên lửa MDBA Meteor, nó có thể phóng đạn từ ngoài tầm bám bắt mục tiêu của radar trên nhiều loại tiêm kích hiện đại như J-11, Su-30MKK, F/A-18, F-15, F-16,…
Điều này buộc các biên đội máy bay địch phải cơ động vòng tránh, hay thậm chí là rút lui mà không thể đánh trả, đồng thời bảo đảm an toàn cho các biên đội Su-30 quân nhà.
Trong trường hợp cần thiết, Typhoon cũng có thể được trang bị loạt vũ khí đối đất và diệt radar để tấn công các mục tiêu trong bán kính gần 700 km.
Khi đó, vai trò hoàn toàn có thể đảo ngược khi Su-30 làm nhiệm vụ tiêm kích tuần phòng để Typhoon rảnh tay xử lý các mục tiêu bên dưới. Rõ ràng, phương án kết hợp Su-30 cùng Typhoon thành cặp đôi là một lựa chọn khá hợp lý.
Chỉ có điều, theo ước tính của aviatia.net giá bán của Typhoon không hề rẻ chút nào, lên tới 175 triệu USD/chiếc và chi phí vận hành cho mỗi giờ bay vào khoảng 32.400 USD, hơn so với 28.000 USD của Rafale, vượt hơn rất nhiều so với 23.000 USD của Su-30 (Su-30MKI), nếu quốc gia có tiềm lực hạn chế thì dường như hơi quá sức.
Ngày 22/09/2015, Kuwait trở thành quốc gia mới nhất mua tiêm kích Typhoon khi ký bản ghi nhớ trị giá tới 8 tỷ Euro để đặt hàng 28 chiếc máy bay loại này. Trước đó, tháng 12/2012, Oman cũng đã đặt hàng 12 chiếc.
Như vậy, tính tới thời điểm này, tổng cộng đã có 599 chiếc Typhoon được các quốc gia đặt mua – một kết quả không tồi với dòng tiêm kích “đắt xắt ra miếng” này và chỉ trong vòng 12 tháng (đến tháng 5/2016), đã có tới 47 chiếc được bàn giao cho khách hàng.
Với các chiến dịch không kích ở Yemen và tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Typhoon đã chứng minh được hiệu suất hoạt động rất tốt, xứng đáng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia.
(Theo Thời đại)
Tiêm kích Su-30 Việt Nam lại đồng loạt cất cánh
Ngày 27/9, Không quân Việt Nam đã đồng loạt tổ chức thành công ban bay cán bộ trên các loại máy bay Su-22, Su-27, Su-30, An-26 và trực thăng.
Sau khi thực hiện thành công các chuyến bay trinh sát khí tượng, các đơn vị đã tổ chức quán triệt, giao nhiệm vụ cho các thành phần tham gia thực hiện ban bay chặt chẽ, tỉ mỉ. Tiếp đó, các đơn vị đã tổ chức thực hiện thành công các chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối.
Thành công của ban bay cán bộ đã khẳng định trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của các đơn vị, góp phần củng cố niềm tin, xây dựng quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, chỉ tiêu công tác huấn luyện năm 2016.
Tờ Phòng không Không quân đưa tin, sau ban bay cán bộ, các đơn vị tiếp tục tăng cường công tác giáo dục, quán triệt nhiệm vụ, tổ chức duy trì nền nếp huấn luyện bay, củng cố và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời được giao.
Tiêm kích Su-30 Việt Nam bay huấn luyện.
Trước đó, ngày 11/8/2016, Trung đoàn 935 (Sư đoàn 370) đã tổ chức ban bay cán bộ cho các đồng chí chỉ huy từ biên đội trưởng trở lên trên máy bay Su-30MK2 - lần trở lại đầu tiên của "hổ mang chúa" sau khi được cho dừng bay.
Theo báo điện tử Phòng không - Không quân: Đúng 6h50 ngày 11/8, chuyến bay khí tượng do Đại tá Trần Văn Dũng - Trung đoàn trưởng và Đại tá Lê Văn Hợi - Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn thực hiện đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Biên Hòa, hoàn thành nhiệm vụ trinh sát khí tượng.
Các phi công lần lượt thực hiện các chuyến bay huấn luyện theo kế hoạch. Đến 10h15, ban bay cán bộ của Trung đoàn 935 kết thúc, hoàn thành kế hoạch với 9/9 lần chuyến, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Đây thực sự là thông tin vui đối với Không quân Nhân dân Việt Nam nói riêng cũng như Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung do trong thời gian phải tạm ngừng bay, khoảng trống mà các tiêm kích Su-30MK2 để lại là vô cùng lớn, đặc biệt đối với nhiệm vụ trực ban chiến đấu sẵn sàng bảo vệ biển đảo.
Tiêm kích Su-27 Việt Nam.
Mặc dù Trung đoàn 925 được trang bị tiêm kích Su-27 hay những trung đoàn khác với cường kích Su-22 trong biên chế đã phải căng mình hết sức để đảm trách từ nhiệm vụ tiêm kích phòng không cho tới tuần tra lãnh hải, nhưng vì số lượng và tính năng của những phi cơ trên là có hạn cho nên sự trở lại của Su-30MK2 vào lúc này có tác dụng đặc biệt.
Sau Trung đoàn 935, chắc chắn những đơn vị còn lại gồm Trung đoàn 923 và Trung đoàn 927 sẽ sớm tổ chức ban bay dành cho cán bộ và đội ngũ phi công, để chiếc tiêm kích đa năng này lại kiêu hãnh tung cánh trên mọi vùng trời của tổ quốc Việt Nam.
Theo Thanh Niên
Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí của Nga trong năm 2016? Một trong những hợp đồng xuất khẩu vũ khí lớn nhất trong năm nay, theo chuyên gia Frolov, đó là bàn giao các máy bay Su-30 cho Algeria và Việt Nam,... Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí của Nga trong năm 2016? Tăng tốc xuất khẩu vũ khí Trong 8 tháng đầu năm 2016, Nga đã bán được 8 tỷ USD vũ...