Tiêm kích Đài Loan mất tích ngoài biển
Một tiêm kích F-16 mất tích chỉ hai phút sau khi cất cánh từ căn cứ Hoa Liên, phía đông đảo Đài Loan, nhiều khả năng đã lao xuống biển.
Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết tiêm kích F-16A do đại tá Chiang Cheng-chih điều khiển biến mất khỏi màn hình radar và mất liên lạc lúc 18h05 hôm 17/11, chỉ hai phút sau khi cất cánh, trong lúc đang bay ở vùng biển cách bờ khoảng 16 km.
Lực lượng vũ trang hòn đảo đã triển khai 5 tàu tuần tra và một trực thăng để tìm kiếm phi công mất tích, thêm rằng đại tá Chiang là phi công chỉ huy dày dạn kinh nghiệm với 2.230 giờ bay tích lũy.
Tiêm kích F-16 Đài Loan cất cánh tại căn cứ Hoa Liên hồi tháng 3. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Sự cố xảy ra chỉ vài giờ sau khi lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tham gia buổi tưởng niệm phi công thiệt mạng trong vụ tiêm kích F-5E lao xuống biển hôm 29/10. Lực lượng phòng vệ Đài Loan đã cấm bay toàn bộ 46 chiếc F-5E trong biên chế sau tai nạn. Số phi cơ này mới nối lại hoạt động hôm 16/11.
Đài Loan mua 150 tiêm kích F-16A/B từ Mỹ năm 1992 và đang vận hành 110 máy bay, cùng hơn 30 chiếc niêm cất hoặc không còn đủ điều kiện hoạt động. Hòn đảo đã mất 7 chiếc trong các tai nạn kể từ năm 1988, khiến 6 phi công thiệt mạng.
Chính quyền hòn đảo đang thực hiện dự án trị giá 5 tỷ USD nhằm nâng cấp phi đội F-16A/B lên chuẩn F-16V hiện đại nhất thế giới với sự hỗ trợ từ Mỹ, đồng thời chi khoảng 8 tỷ USD để mua 66 chiếc F-16V do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo mới.
Lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan gần đây phải triển khai phi công và tiêm kích ở mức độ gần như tối đa để ứng phó với hoạt động áp sát liên tục của máy bay quân sự Trung Quốc đại lục. Các hành động áp sát này gây áp lực ngày càng lớn cả về tài chính và hậu cần đối với lực lượng phòng vệ trên không của hòn đảo, khi họ phải đảm bảo phi cơ luôn sẵn sàng xuất kích mọi lúc.
Lãnh đạo Đài Loan khen phi công chặn máy bay Trung Quốc
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho rằng các phi công hòn đảo đã có "hành động anh dũng" khi chặn tiêm kích Trung Quốc tiếp cận.
Trong chuyến thăm căn cứ của lực lượng phòng vệ trên không ở Bành Hồ trên eo biển Đài Loan hôm nay, bà Thái nói với các phi công và kỹ sư rằng bà đã biết "màn trình diễn anh dũng" của họ khi ngăn chặn máy bay quân sự Trung Quốc áp sát hòn đảo.
"Tôi rất tin tưởng mọi người. Là một người lính, sao chúng ta có thể để đối phương rình rập xung quanh vùng trời của mình", bà Thái nói, thêm rằng nhiệm vụ tại tuyến đầu ở Bành Hồ ngày càng nặng nề khi Trung Quốc đại lục tăng cường "hành vi khiêu khích và phá hoại hòa bình khu vực".
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn thăm căn cứ của lực lượng phòng vệ trên không tại Bành Hồ hôm nay. Ảnh: AFP.
Quân đội Trung Quốc cuối tuần trước tổ chức diễn tập quy mô lớn gần đảo Đài Loan, sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach hôm 17/9 tới thăm hòn đảo. Bắc Kinh coi chuyến thăm của Thứ trưởng Krach vi phạm chính sách "Một Trung Quốc".
Trong cuộc diễn tập trong hai ngày 18-19/9, 37 máy bay của PLA, gồm tiêm kích và oanh tạc cơ, áp sát đảo Đài Loan, băng qua "đường trung tuyến" chạy qua chính giữa eo biển ngăn cách hòn đảo và Trung Quốc đại lục.
Lực lượng phòng vệ trên không Đài Loan đã triển khai nhiều tiêm kích tiếp cận, phát cảnh báo qua sóng vô tuyến, thông báo phi công PLA "xâm phạm đường trung tuyến" và yêu cầu họ rời đi. Phi công PLA đáp "không tồn tại đường trung tuyến nào hết".
Căn cứ ở Bành Hồ, nơi đồn trú của các tiêm kích phòng vệ nội địa (IDF) F-CK-1 Ching-kuo, được đưa vào hoạt động lần đầu năm 1997 và là tuyến đầu trong phản ứng của Đài Loan trước quân đội Trung Quốc đại lục. Wang Chia-chu, sĩ quan chỉ huy phi đội "Heavenly Colt" của IDF, nói rằng họ chỉ có 5 phút để triển khai chiến đấu cơ ngăn chặn sau khi phát hiện máy bay Trung Quốc đến gần hòn đảo.
Một quan chức cấp cao giấu tên của Đài Loan nói rằng các phi đội tiêm kích tại Bành Hồ hiện triển khai chiến đấu cơ đánh chặn "hầu như mỗi ngày" khi căng thẳng lên cao.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 21/9 tuyên bố Đài Loan "là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc" và "không tồn tại cái gọi là đường trung tuyến của eo biển Đài Loan". Người đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan Joseph Wu bác bỏ tuyên bố này, gọi đường trung tuyến là "biểu tượng" quan trọng để tránh đụng độ quân sự giữa hai bờ eo biển.
Đài Loan không đủ tên lửa để phản kháng nếu TQ tấn công dồn dập Các quan chức quân sự đảo Đài Loan cho biết kết quả của cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính Han Kuang 36, kết thúc vào ngày 18/9, cho thấy Đài Loan không đủ số lượng tên lửa để chống lại một cuộc tấn công dồn dập của Trung Quốc nếu chiến tranh xảy ra. Binh sĩ đảo Đài Loan trong cuộc...