Tiêm filler làm đẹp thế nào cho an toàn?
Nhiều chị em muốn làm đẹp giúp mình tự tin nhưng lại không có nhiều thời gian và không muốn sử dụng đến dao kéo, tiêm filler là một trong những lựa chọn.
Hình minh họa.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, filler là loại sản phẩm được đưa vào cơ thể giúp độn mô, làm đầy và tạo hình cấu trúc hay giúp tái tạo và tăng cường độ ẩm làm làm cấp ẩm, trẻ hóa làn da. Ngày nay, tiêm filler được nhiều chị em sử dụng thay cho các phẫu thuật thẩm mỹ như nâng mũi, độn cằm, căng bóng da…
Có nhiều sản phẩm chất làm đầy đã và đang được sử dụng trên thị trường hiện nay như paraffin, silicon, mỡ tự thân, calcium hydroxylapatite, axit hyaluronic… Hiện nay, chất làm đầy tạm thời, trong đó có axit hyaluronic là sản phẩm được ưu tiên sử dụng vì đạt được nhiều tiêu chí của một chất làm đầy lý tưởng, đó là sản phẩm an toàn, dễ thực hiện thủ thuật, hiệu quả thẩm mỹ tự nhiên và thời gian tác dụng kéo dài.
Video đang HOT
Sự lão hóa của cơ thể, đặc biệt là vùng mặt, theo thời gian sẽ dẫn đến teo, chảy xệ mô mỡ, sa trễ hệ thống dây chằng, thiểu sản xương… khiến gương mặt chảy xệ, lõm vùng thái dương, ổ mắt, gây hóp má, gây ra nếp nhăn tự nhiên của khuôn mặt không do vận động cơ… Chất làm đầy có thể giải quyết những vấn đề này, giúp cho gương mặt trông tươi trẻ, đầy đặn, tràn đầy sức sống hơn.
Một khía cạnh khác sử dụng filler độn mô ở những vùng giải phẫu chưa đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ như độn cằm, đường viền góc hàm, vùng môi… cũng sẽ mang lại một diện mạo mới cho khách hàng.
Tùy vào từng vùng giải phẫu cần can thiệp, bác sĩ sẽ lựa chọn vị trí tiêm cũng như loại phù hợp, tiêm đúng lớp giải phẫu để đảm bảo về thẩm mỹ, tránh những tác dụng không mong muốn như lộ khối filler, hiện tượng xanh tím quanh mắt sau tiêm, hay dịch chuyển khối gây chảy xệ mặt.
Axit hyaluronic là loại filler phổ biến sử dụng cấp ẩm, trẻ hóa làn da. Axit hyaluronic là thành phần tự nhiên của cơ thể đặc biệt ở da mang lại độ ẩm tự nhiên cho làn da. Theo thời gian, hàm lượng axit hyaluronic giảm dần, vậy nên việc tiêm vi điểm axit hyaluronic giúp cho làn da đủ độ ẩm, tươi trẻ hơn.
Tiêm filler hay còn gọi là chất làm đầy là một phương pháp làm đẹp mang đến hiệu quả nhanh chóng, giúp chỉnh sửa các đường nét trên khuôn mặt, khiến làn da căng bóng và tươi trẻ. Tuy nhiên, cần lưu ý tìm hiểu kỹ càng phương pháp này cũng như lựa chọn cơ sở uy tín, được cấp phép để tránh biến chứng đáng tiếc có thể xay ra.
Em bé mắc bệnh viêm da cực hiếm
Hai bé 10 tuổi, ra vườn hái chanh vào buổi trưa, bất ngờ xuất hiện các nốt đỏ, mụn nước trên da tay, cổ, kèm cảm giác nóng rát.
Vài ngày sau, các nốt thâm lại, đen. Hai bệnh nhi đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám.
Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hậu Khang, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, ngày 19/12, nhận định bệnh nhi mắc phải bệnh da liễu hiếm gặp, y văn gọi là viêm da do ánh nắng và thực vật (Phytophotodermatitis). Bệnh xuất hiện cực ít ở Việt Nam, là một dạng viêm da nhiễm độc ánh sáng, gây ra do tiếp xúc với hai yếu tố là hóa chất của thực vật, đóng vai trò như chất nhạy cảm ánh nắng và ánh nắng mặt trời.
Vùng da tiếp xúc của bệnh nhân nổi các dát thâm, đen. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Giáo sư cho biết, khi ở ngoài trời nắng, nếu tiếp xúc với các loại cây có chứa một chất đặc biệt là furocoumarins, tia cực tím bước sóng dài UVA (320-400 nm) có trong ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt chất này và gây phản ứng mạnh, viêm da với các triệu chứng như đã đề cập ở trên. Các tế bào sắc tố ở da cũng bị kích thích, làm tăng sản xuất sắc tố melanin, khiến da ở vùng tiếp xúc bị thẫm màu, đen xạm.
"Chất furocoumarins có trong các loại cây như cam, chanh, quýt, cần tây, mùi tây, cây sung, cây vả... là một chất cảm quang, nên khi được kích hoạt bởi tia UVA có trong ánh nắng với cường độ mạnh sẽ gây viêm da và tăng sắc tố", giáo sư nói.
Viêm da tiếp xúc do ánh nắng và thực vật điều trị không quá khó. Đây là một phản ứng viêm da do tiếp xúc, nên nguyên tắc chung là điều trị giảm viêm bằng cách bôi các loại thuốc chống viêm có corticoid và uống thuốc chống dị ứng. Những dát thâm do tăng sắc tố sau khi điều trị cũng sẽ từ từ mất đi. Nếu có bội nhiễm có thể dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân tùy theo mức độ bệnh.
Tuy nhiên, vì đây là bệnh hiếm gặp, nên với những người chưa có kinh nghiệm, thường chẩn đoán nhầm, dẫn đến điều trị sai, khiến bệnh tiến triển nặng.
Để phòng bệnh viêm da tiếp xúc do ánh nắng và thực vật hiệu quả, chuyên gia khuyến cáo, nếu không cần thiết, không nên ra ngoài trời nắng trong thời gian từ 10 giờ sáng tới 3 giờ chiều. Đây là giai đoạn cường độ các tia cực tím mạnh nhất. Nếu có việc đột xuất hay cần đi lại, làm việc ở ngoài trời, phải đội nón mũ rộng vành, bôi kem chống nắng, mặc quần dài và áo dài tay.
Cần rửa tay và vùng da hở bằng xà bông hay nước lạnh nếu bạn làm việc ngoài trời và có tiếp xúc với các loại rau, cây cối, đặc biệt là các họ cây có chứa chất Furocoumarins như đã đề cập ở trên. Khi làm vườn hay trồng cây, cần thiết phải mang găng tay bảo hộ.
Khi có các triệu chứng viêm da, cần đến các chuyên gia da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Căn bệnh khiến da nổi vằn vện như bản đồ mỗi lần chạm Chạm tới đâu, da nổi mẩn vằn vện như bản đồ tới đó. Thậm chí, người bệnh chỉ xách giỏ đi chợ cũng bị phù như "tay voi". Bác sĩ Nguyệt Minh khám cho một bệnh nhân bị mày đay vẽ nổi Hễ chạm vào, da nổi sẩn như sẹo lồi Sức khỏe vốn bình thường, nhưng hơn 1 năm trở lại đây,...