Tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 và những lợi ích không ngờ
Theo một nghiên cứu mới từ CDC Mỹ, những người được tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 còn có khả năng giảm thiểu nguy cơ tử vong bởi một số nguyên nhân khác.
Cách đây gần một năm, Pfizer và BioNTech đã công bố những kết quả đầy hứa hẹn đầu tiên từ cuộc thử nghiệm lâm sàng đối với vắc xin Covid-19. Kể từ đó, các nghiên cứu khác từ khắp nơi trên thế giới cũng chứng minh được rằng, các mũi tiêm vắc xin Covid-19 đều an toàn và bảo vệ tốt cơ thể người trước những biến chứng nghiêm trọng do virus corona gây ra.
Gần đây, một báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ còn chỉ ra một lý do mới mẻ và đáng mừng khác để tiêm phòng Covid-19. Dữ liệu của CDC Mỹ cho thấy, tỷ lệ những người được tiêm đủ 2 liều vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna có nguy cơ tử vong bởi các nguyên nhân khác chỉ là 1/3.
Ảnh minh họa: Sky News
Theo tạp chí The Economist, đây là một kết quả gây bất ngờ, đặc biệt khi xét về quy mô của nó. Các nhà nghiên cứu của CDC Mỹ khởi đầu với hồ sơ sức khỏe của hơn 11 triệu người dân trong nước. Họ theo dõi những người này từ tháng 12 năm ngoái đến tháng 7 năm nay, và ghi chép lại bất kỳ trường hợp tử vong nào trong số họ và nguyên nhân của chúng. Trong khoảng thời gian này, khoảng 6 triệu người được theo dõi đã được tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tách những trường hợp tình cờ tử vong sau khi tiêm vắc xin Covid-19 khỏi những trường hợp tử vong khi chưa được tiêm phòng. Kết quả cho thấy, sau khi loại bỏ bất kỳ trường hợp tử vong nào liên quan đến Covid-19 và tính thêm các yếu tố khác về nhân khẩu học, như tuổi tác và giới tính, những người được tiêm đủ 2 liều vắc xin Covid-19 có khả năng sống sót cao hơn hẳn.
Video đang HOT
Theo đó, những người đã được tiêm 2 liều vắc xin của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna có tỷ lệ tử vong trung bình không liên quan đến Covid-19 chỉ rơi vào khoảng 0,35 trên 100 người/năm. Tỷ lệ này đồng nghĩa với việc cứ 1.000 người được theo dõi thì chỉ 3 đến 4 người có nguy cơ tử vong. Còn đối với những người không được tiêm phòng, tỷ lệ tử vong cao hơn gấp 3 lần, ở mức 1,11 trên 100 người/năm.
Hình mẫu của CDC Mỹ được áp dụng trên tất cả các sắc tộc, và ở hầu hết các nhóm tuổi, ngay cả khi tỷ lệ tử vong nhìn chung đã có sự thay đổi.
Theo The Economist, đây không phải lần đầu các nhà khoa học phát hiện rằng một loại vắc xin được điều chế để ngăn ngừa dịch bệnh nào đó còn có khả năng bảo vệ con người trước các nguyên nhân tử vong khác. Trước đó, một số nghiên cứu trên diện rộng cũng phát hiện tỷ lệ tử vong bởi bất kỳ nguyên nhân nào khác ở những người đã được tiêm đủ liều vắc xin cúm mùa cũng thấp hơn tới 50% so với những người chưa đi tiêm, dù căn bệnh này chỉ gây tỷ lệ tử vong khoảng 5% vào thời điểm mùa đông.
Tỷ lệ ca tử vong bởi các nguyên nhân ngoài Covid-19 ở những người đã tiêm và chưa tiêm vắc xin của Moderna và Pfizer, tính từ 14/12/2020 đến 31/7/2021. Nguồn: CDC Mỹ, The Economist
Một lý do khác để CDC thực hiện nghiên cứu trên nằm ở chỗ những người đã tiêm vắc xin có ý thức giữ gìn thể chất hơn những người chưa được tiêm. Tính trung bình, những người đã tiêm chủng thường đầu tư nhiều thời gian và năng lượng cho việc chăm sóc bản thân, và tham gia vào các hoạt động ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của CDC Mỹ đã cố gắng xóa mờ những khác biệt này, khi những người được theo dõi trong nhóm chưa tiêm vắc xin Covid-19 đều đã được tiêm phòng cúm mùa trong vòng 2 năm trở lại đây, và cũng là nhóm người sẵn sàng và có thể thực hiện từng bước để chăm lo sức khỏe của họ.
Dĩ nhiên, có những lý do khác để tạo nên những khác biệt có hệ thống trong tình hình sức khỏe của hai nhóm người được theo dõi. Chẳng hạn, một số đối tượng trong nhóm chưa tiêm vắc xin Covid-19 từng được khuyến cáo không nên tiêm chủng vì các vấn đề y tế đã có từ trước. Do vậy, nhóm này có khả năng chứa nhiều đối tượng có tiền sử bệnh phức tạp hơn.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ dịch bệnh, những người chưa được tiêm chủng cũng có thể có thêm lý do để trì hoãn việc tìm kiếm các hình thức chăm sóc y tế, vì nỗi lo nhiễm virus corona ngay tại phòng khám hoặc bệnh viện. Điều này có thể dẫn tới các nguy cơ tử vong khác như ung thư hoặc bệnh tim nếu chúng bị phát hiện quá muộn.
The Economist nhận định, các nghiên cứu với tầm quan sát rộng có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc hơn về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin trên các nhóm người khác nhau. Tuy nhiên, dữ liệu trong thế giới thực không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác. Hơn nữa, một số khác biệt vô hình giữa những người đã và chưa được tiêm chủng, chứ không phải những lợi ích chưa được biết đến từ các liều vắc xin, mới là yếu tố quyết định một loại vắc xin nào đó có tác dụng tốt hay xấu.
Nghịch lý vắc xin trên toàn cầu
Thế giới đang trải qua thời kỳ vô cùng khó khăn, nhiều diễn biến khó lường của dịch bệnh. "Vũ khí" lâu dài và hữu hiệu nhất là vắc xin không được phân phối công bằng có thể khiến dịch bệnh kéo dài dai dẳng và không biết đến bao giờ mới chấm dứt.
40,8 triệu liều vắc xin mỗi ngày
Chưa bao giờ thế giới chứng kiến một chiến dịch tiêm chủng lớn đến như vậy, đã có hơn 3,14 tỷ liều vắc xin COVID-19 được phân phối trên khắp thế giới. Số vắc xin này đủ để tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 20,4% dân số toàn cầu. Dữ liệu của Bloomberg cho thấy, mỗi ngày có khoảng 40,8 triệu liều vắc xin được tiêm cho người dân.
Riêng tại Mỹ, tính đến nay, có khoảng 329 triệu liều vắc xin đã được tiêm. Mặc dù tốc độ tiêm chủng vắc xin có chậm lại, nhưng số người được chủng ngừa ở Mỹ vẫn thuộc top đầu thế giới. Hiện trung bình mỗi ngày Mỹ tiêm được 1,09 triệu liều vắc xin. Theo tính toán, với tốc độ này, Mỹ phải mất 5 tháng nữa để vắc xin có thể phủ sóng 75% dân số.
Xét nghiệm COVID-19 - một trong những cách thức phòng ngừa dịch bệnh ở tất cả các quốc gia trên thế giới trong khi nguồn cung vắc xin còn hạn chế
Các số liệu ở trên cho thấy một bức tranh không đồng đều ở nhiều quốc gia, châu lục. Điều này cho thấy có sự thiên lệch trong phân phối vắc xin trên toàn cầu. Các quốc gia và khu vực có thu nhập cao nhất đang tiêm chủng nhanh hơn 30 lần so với các nước thu nhập thấp nhất.
Theo dự báo của các chuyên gia, với tốc độ tiêm trên toàn cầu mỗi ngày 40,8 triệu liều mỗi ngày, thế giới sẽ phải mất 1 năm nữa để đạt được mức độ miễn dịch cao.
Nơi quá thừa, nơi không có vắc xin
Nghịch lý đã xảy ra trong quá trình phân phối vắc xin. Ở giai đoạn đầu, khi thế giới chưa tìm ra vắc xin ngừa COVID-19, các nước chạy đua tìm kiếm giải pháp ngăn chặn đại dịch. Nhiều nước sẵn sàng đặt hàng vắc xin dù chúng đang trong quá trình nghiên cứu. Tới thời điểm WHO phê duyệt khẩn cấp các loại vắc xin ngừa COVID-19, ngoài quốc gia sản xuất vắc xin, họ dành những liều vắc xin đầu tiên cho người dân của mình, trong khi đó, các quốc gia không có tiềm lực tài chính, hay những nước nghèo, đang phát triển cũng xác định "chấp nhận cuộc chơi", chờ đợi những liều vắc xin tiếp theo được sản xuất.
Theo Bloomberg, kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng toàn cầu, rất nhiều quốc gia gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận vắc xin, bởi việc phân phối vắc xin không công bằng. Cung cấp hàng tỷ liều vắc xin để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 trên toàn thế giới là một trong những thách thức lớn nhất từng được thực hiện.
Trong khi tại Mỹ, cứ 100 người thì có 99 liều vắc xin ngừa COVID-19 hay Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dẫn đầu thế giới, với số lượng tiêm chủng đạt cho 71,8% người dân. Nhưng tại một số quốc gia châu Phi vắc xin trở thành loại sản phẩm quý hiếm, thậm chí có quốc gia chưa biết vắc xin là gì. Người dân tử vong vì COVID-19 nhưng vẫn được coi là "bệnh lạ".
Theo số liệu của Chính phủ, Nam Phi ghi nhận hơn 2 triệu trường hợp mắc COVID-19 và hơn 60.000 trường hợp tử vong trong đại dịch, trong khi quốc gia này mới chỉ tiêm được cho 3,3 triệu người trong số xấp xỉ 60 triệu dân.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho rằng số lượng vắc xin thấp một phần do sự cố ô nhiễm nguồn nước khiến 2 triệu liều vắc xin dự kiến chuyển về Nam Phi bị tiêu hủy. Thậm chí, Tổng thống Nam Phi đã lên tiếng chỉ trích và gọi đây là nạn "phân biệt chủng tộc về vắc xin" trên toàn cầu. Ông kêu gọi các nhà sản xuất thuốc và các chính phủ đồng minh phương Tây từ bỏ các biện pháp bảo vệ bằng sáng chế để cho phép sản xuất vắc xin khẩn cấp ở nhiều quốc gia.
Chính vì thế, các quốc gia có nguồn lực hạn chế hoặc khó khăn khi tìm nguồn cung vắc xin đành chấp nhận chờ đợi trong khi đó, không còn cách nào khác, họ chỉ có thể sử dụng các biện pháp phòng chống dịch truyền thống để giảm áp lực tối đa cho hệ thống y tế như giãn cách xã hội, phong tỏa tầm khu vực hoặc quốc gia.
Bộ trưởng Y tế: Việt Nam cần 150 triệu liều vắc xin Covid-19 trong năm 2021 Việt Nam hiện đã đàm phán được 60 triệu liều vắc xin, cần thêm 90 triệu liều để có thêm tiêm đủ cho người dân. Đây là thông tin được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin tại cuộc trực tuyến phòng chống dịch Covid-19 sáng 19/2. Bộ trưởng Y tế cho biết, quan điểm chung của Bộ Chính trị là...