Tiêm chủng Covid-19 đại trà tại Nga là thử nghiệm giai đoạn ba
Chương trình tiêm chủng khoảng 20.000 đến 30.000 người tại Moskva được coi như thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba cho vaccine Sputnik V.
Thử nghiệm giai đoạn ba của vaccine Sputnik V dự kiến thực hiện trong 7 đến 10 ngày tới. Đây được coi như tiêm chủng hàng loạt vì sẽ có sự tham gia của hàng chục nghìn người, Giám đốc Viện Dịch tễ và Vi sinh vật Gamaleya cho biết.
Theo quy định, quá trình phân phối đại trà có thể bắt đầu ngay lập tức, nhưng lượng vaccine sẽ không đủ để thực hiện cả hai giai đoạn: nghiên cứu sau đăng ký và tiêm chủng hàng loạt. Do đó, ngay từ đầu, hai khâu này được hợp thành một. Đồng thời, có sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với tình nguyện viên. Việc phân phối sẽ bắt đầu khi vaccine được sản xuất nhiều hơn, cụ thể là thêm khoảng 30.000 liều, mất từ ba đến 4 tuần.
Vaccine Sputnik V của Nga được phê duyệt ngày 11/8. Ảnh: AP
Video đang HOT
Ông Gintsburg lưu ý nghiên cứu giai đoạn ba sẽ bắt đầu trong khoảng 7-10 ngày sau khi Bộ Y tế phê duyệt phác đồ hiện tại. Thử nghiệm được thực hiện tại Moskva, trên 20.000 đến 30.000 người. Giai đoạn nghiên cứu sau đăng ký có thể mất trung bình 4-5 tháng.
Ngày 11/8, Nga phê duyệt vaccine đầu tiên trên thế giới ngăn ngừa nCoV. Vaccine Sputnik V được phát triển bởi Viện Dịch tễ và Vi sinh vật Gamaleya. Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trong tháng 6 và 7 vừa qua được cho là đã thành công, tạo nền tảng cho phát triển nhiều vaccine khác. Ngày 15/8, Bộ Y tế Nga thông báo bắt đầu sản xuất hàng loạt vaccine Sputnik V.
Đến nay, thế giới có hơn 150 loại vaccine đang được phát triển. Trong đó, 31 ứng viên đã tiến đến thử nghiệm lâm sàng. Những quốc gia tiên phong khác trong cuộc đua hiện là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Đức…
Động thái phê duyệt vaccine trước khi hoàn thành toàn bộ thử nghiệm lâm sàng của Nga làm dấy lên nhiều lo ngại. Trong khi việc tìm ra biện pháp ngăn ngừa Covid-19 được ví như cuộc chạy đua vào không gian thập niên 60, một số chuyên gia cho rằng Nga đang đặt lợi ích và danh tiếng quốc gia lên trên vấn đề an toàn y học.
Hé lộ thị trường hàng chục tỷ USD cho vaccine COVID-19 của Nga
Châu Á sẽ trở thành thị trường mục tiêu hướng tới của vaccine COVID-19 Nga, với dự báo giá trị các hợp đồng lên đến hàng chục tỷ USD.
Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) - đơn vị tài trợ phát triển vaccine - tiết lộ rằng 20 quốc gia đã nộp đơn đặt hàng trước cho 1 tỷ liều vaccine Sputnik V: "Cho đến nay, các quốc gia ở Mỹ Latinh, Trung Đông và châu Á thể hiện sự quan tâm lớn nhất đến vaccine và chúng tôi sắp hoàn tất một số hợp đồng mua bán vaccine".
Vaccine COVID-19 của Nga nhắm đến thị trường châu Á. (Ảnh minh họa)
Theo Sergey Shulyak, Giám đốc điều hành của DSM Group, một cơ quan nghiên cứu thị trường dược phẩm có trụ sở tại Matxcơva, Nga đặt hy vọng đặc biệt cao vào việc cung cấp vaccine ở châu Á. "Thị trường châu Âu sẽ không mua vaccine của Nga vì lý do địa chính trị. Chưa kể châu Âu có nhà sản xuất riêng được họ hỗ trợ. Mỹ và Canada cũng vậy", Shulyak nói.
"Trong khi đó, Nga có truyền thống gần gũi về địa chính trị với cả châu Á và châu Phi. Vì vậy, những thị trường này có nhiều hứa hẹn hơn đối với chúng tôi", ông nói thêm.
Ông Dmitriev nói thêm rằng Nga sẽ hợp tác với 5 quốc gia khác để sản xuất 500 triệu liều vaccine mỗi năm, với kế hoạch mở rộng sản lượng theo thời gian. Vào cuối năm 2021, các nhà phát triển vaccine Nga hy vọng sẽ chiếm được 1/4 thị trường vaccine virus corona toàn cầu, ước tính trị giá hơn 75 tỷ USD, theo nhật báo kinh doanh Vedomosti của Nga.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thể hiện sự ủng hộ với vaccine Nga từ sớm. Quốc gia Đông Nam Á có kế hoạch bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 3 với vaccine này vào tháng 10. Bản thân ông Duterte đã cam kết sẽ tiêm vắc xin Sputnik V sớm nhất là vào tháng 5/2021.
Trong khi đó RDIF cho biết Ấn Độ và Indonesia cũng nằm trong số các quốc gia bày tỏ sự quan tâm đến việc có được vaccine này. Quỹ tiết lộ kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt Sputnik V ở Ấn Độ và Hàn Quốc với sự hợp tác của các quỹ địa phương.
Trong khi phương Tây tỏ ra nghi ngờ, các nhà khoa học Nga giải thích rằng nước này không hề có ý định phổ biến vaccine trước khi thử nghiệm giai đoạn 3.
Theo nhà dịch tễ học Sergey Voznesenskiy, Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (RUDN), mục đích chính của việc đăng ký vaccine bây giờ là để bắt đầu các thủ tục cần thiết khi đưa vào sản xuất hàng loạt, một quá trình mà ông cho biết sẽ mất ít nhất hai tháng. Voznesenskiy cũng thông tin thêm, kế hoạch hiện tại của Nga là tiến hành đồng thời các thử nghiệm Giai đoạn 3 và bắt đầu chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt Sputnik V.
Nga sẽ xuất xưởng lô vaccine COVID-19 đầu tiên trong 2 tuần tới Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định lô vaccine COVID-19 đầu tiên của Nga sẽ được đưa vào sử dụng trong 2 tuần tới. "Hôm nay, các cuộc kiểm tra, kiểm soát chất lượng đang được thực hiện. Trong vòng 2 tuần, lô vaccine Sputnik V đầu tiên sẽ được tung ra thị trường và sẽ được giao để tiêm chủng...