Tiệm bún bò Huế nườm nượp khách ở Sài Gòn
Nước bún bò đậm đà, dậy mùi mắm ruốc, chả cua dai sần sật hút hàng trăm lượt khách ghé ăn mỗi ngày.
Nằm trong con hẻm rộng trên đường Tô Hiến Thành, quận 10, tiệm bún bò chuẩn vị Huế luôn nhộn nhịp khách đến, giao hàng đi mỗi ngày. Tiệm hai tầng, nhưng lúc nào cũng đông nên đôi khi thiếu chỗ ngồi vào giờ ăn trưa và tối. Tầm chiều, quán bắt đầu kê thêm bốn, năm chiếc bàn lớn ngoài sân mới đủ phục vụ. Thực đơn không nhiều lựa chọn, gồm các món bún tái, giò, chả với giá thấp nhất 50.000 – 70.000 đồng/tô, vừa bụng người lớn.
Quầy bếp mở chiếm một gian nhà trước, gồm chiếc tủ đựng các loại topping cùng nồi nước dùng sôi sùng sục, cũng là thứ gây ấn tượng với thực khách ngay khi nếm thử. Nước dùng có lớp váng dầu đỏ au, được hầm từ xương. Điểm nhấn là mùi sả và mắm ruốc Huế khá đậm, xộc lên mũi. Vì thế, món ăn sẽ có hương vị hơi lạ đối với người đã quen ăn bún bò Huế nấu kiểu Sài Gòn.
Tô đầy đủ gồm thịt bò tái, nạm, giò và ba loại chả. Miếng chả heo to, dày, thơm mùi tỏi, tiêu. Chả cây mềm, vương nhẹ mùi lá chuối. Còn topping đinh của quán chính là chả cua được quết thành viên tròn, mập ú, lẫn chút gân dai sần sật, nhai sướng miệng. Thịt bò thái mỏng nên sau khi tái chín vẫn không bị dai. Nạm bò có dính chút mỡ, mềm, dễ nhai. Riêng giò heo hết khá sớm, nếu ghé quán tầm cuối buổi thì thường không còn.
Video đang HOT
Khi có khách gọi món, đầu bếp trụng sơ bún rồi mới thêm bò, chả và chan nước vào, điểm một chút hành ngò lên trên cho thơm. Bún sợi to, ăn kèm đĩa rau sống gồm rau muống, bắp chuối bào, rau kinh giới, húng quế… cho đỡ ngấy. Nếu thích ăn chua thì bạn vắt thêm lát chanh, sa tế là xong. Thực khách không cần nêm nếm gì nhiều vì vị nước dùng vốn đã đậm. Tuy nhiên, ăn bún bò đúng điệu là phải có chén chấm gồm nước mắm nguyên chất, sa tế và ớt xắt cay xè để chấm chả, bò.
Tô bún tái chả.
Giữa mùa dịch, trong khi nhiều hàng quán ế ẩm thì quán bún bò này vẫn rất hút khách. Nhân viên làm việc luôn tay, lắm lúc phục vụ không xuế khiến thực khách phật lòng. Quán mở cửa từ 8h đến 22h, nghỉ trưa từ 13h30 đến 16h. Muốn ăn đầy đủ thì bạn phải đi sớm. Dù nép mình trong hẻm, quán vẫn có chỗ để xe thoải mái, khu ngồi ngoài hiên thoáng, trong nhà hơi nực. Điểm trừ là quán khá nóng vào mùa hè, bất tiện khi trời mưa. Do đó, không ít người chọn mua mang về thay vì ngồi ăn tại chỗ.
Bún bò giò heo Kim Đồng
Có mặt từ thập niên 80 của thế kỷ trước, tiền thân của bún bò Kim Đồng là gánh bún bà Anh.
Gánh bún nhỏ thôi, nhưng nếu ra chợ Đông Ba hỏi, từ dân chạy chợ đến khách mua rau, từ người buôn thúng bán mẹt đến chủ cửa hàng sang trọng trên phố Phan Đăng Lưu, Trần Hưng Đạo thì ai ai cũng biết.
Đến năm 2006, công thức và cách chọn thực phẩm tươi sống từ rau, thịt đến chả cua, chả quết, bò bắp (bò nồi)... để nấu được nồi bún thơm ngon từng giúp bà Anh gầy dựng thương hiệu trong làng bún bò Huế đã được truyền lại cho con gái là chị Kiều Chinh. Cũng từ thời điểm này, ở Huế xuất hiện thêm một địa chỉ cho những ai thích thưởng thức bún bò Huế: Bún bò Kim Đồng.
Tuần tự chuyển địa điểm từ Hội nhà báo tỉnh sang công viên Kim Đồng, đến năm 2012 - nay, bún bò Kim Đồng (11 Lê Lợi - Tp. Huế) là một trong những địa chỉ thu hút khá đông thực khách với thang giá từ 20.000 đồng - 50.000 đồng tùy nhu cầu khách hàng.
Thật ra, với nhiều người, bún bò Kim Đồng chưa đến ngưỡng xuất sắc, tuy nhiên, bên cạnh những tô bún chả cua, chả quết (miền Bắc gọi là mọc) ít bị pha trộn và giữ được hương vị đặc trưng hay những tô bún bò tái, bò nồi ngọt mềm, có lẽ, điểm mà bún bò Kim Đồng khiến thực khách tấm tắc đó là chủ quán biết chọn những miếng giò, khoanh, sườn non từ heo (lợn) cỏ thơm, béo...
Bên cạnh chất lượng, bún bò Kim Đồng còn là địa chỉ đáng ghé khi quán nằm ngay lối vào phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu. Sau khi điểm tâm xong, chỉ cần vài ba bước chân, thực khách có thể dễ dàng tìm thấy những quán cà phê để vừa nhâm nhi tách cà phê đậm đặc, vừa thả hồn ngắm dòng Hương thơ mộng cùng cây cầu Trường Tiền đã đi vào lịch sử, vào thơ văn trước khi bắt đầu cho một ngày mới.
Lưu ý, bún bò Kim Đồng không hợp cho những ai muốn ăn ngon nhưng ngủ dậy muộn. Bởi với lượng khách khá đông, quán phục vụ từ 6h sáng và đến tầm 10h sáng là đóng cửa. Trong thời gian đó, để thưởng thức những miếng chả cua, bò tái mềm mại tươi mới, những giò, khoanh "lồi" vừa thơm vừa béo nhưng không ngấy thì 7h-8h là khoảng thời gian thích hợp nhất.
Nóng hổi vừa thổi vừa ăn với phở và bún bò thố đá ngay tại Sài Gòn Điểm giống nhau của món phở thố đá và bún bò thố đá là món ăn được giữ nóng lâu hơn trong chiếc thố. Tuy nhiên về công thức chế biến và các nguyên liệu của món ăn thì hoàn toàn khách nhau. Để có được món phở thố đá cho thực khách vừa thổi vừa ăn thì bước đầu tiên trong khâu...