Tiềm ẩn nguy cơ sạt lở tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An
Tỉnh Nghệ An có 6 huyện miền núi cao nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết xấu, nguy cơ sạt lở, tiềm ẩn nguy hiểm cho người dân.
Trong đợt mưa kéo dài do áp thấp nhiệt đới vừa qua đã gây tổn thất không nhỏ cho người dân huyện miền núi Tương Dương.
Ông Mong Sơn Tình, trú tại bản Pùng- Ka- Mong, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương cho biết, bản ông là bản thuần dân tộc Khơ Mú, có 152 hộ và gần 800 khẩu thì có hơn 20 hộ sinh sống trong vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ luôn nơm nớp lo âu và phải sơ tán mỗi khi có đợt mưa lớn.
Ông Mong Sơn Tình cho biết dù chưa xảy ra những sự cố đáng tiếc, nhưng những hiện tượng nguy hiểm thì ngày càng lan rộng và phức tạp hơn. Người dân nơi đây cũng đã xác định đây là khu vực không thể cư trú.
“Ban quản lý, Chi bộ cùng bà con đã họp thống nhất khu vực đó là không thể ở được và phải di dời đi nơi khác”.
Tại bản Ăng, xã Thông Thụ huyện Quế Phong, người dân bản có thói quen làm nhà ven sườn núi và ven các khe suối. Biết là nguy hiểm bởi thiên tai nhưng do không có chỗ nào bằng phẳng thuận tiện hơn nên bà con vẫn buộc phải ở đây.
Video đang HOT
Bản Ăng thuần dân tộc Thái, có 69 hộ, hơn 400 khẩu đều sống quanh các ngọn núi, con suối.
Ông Lô Minh Chủng, Trưởng bản Ăng cho biết: “Đảng và Nhà nước, chính quyền cơ sở thường xuyên quan tâm và nhắc nhở nhân dân nhưng do điều kiện về địa thế. Thứ nữa là dời nhà cửa thì cũng chưa có chỗ nào thuận lợi hơn để di dân”.
Hiện nay toàn tỉnh Nghệ An còn gần 10 ngàn hộ, hơn 43.000 nhân khẩu nằm trong trong vùng nguy cơ sạt lở. Lãnh đạo các huyện miền núi Nghệ An cho rằng, di dân tái định cư khỏi những nơi nguy hiểm do thiên tai vẫn đang gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Văn Giáp, Chủ tịch huyện Quế Phong cho biết: “Hiện nay kinh phí không có, để triển khai thực hiện cho nên việc di dời dân rất là khó khăn.
Huyện muốn đề đạt trung ương và tỉnh quan tâm bố trí kinh phí để huyện triển khai đề án di giãn dân, những hộ ven sông ven suối nguy hiểm đến tính mạng”.
Từ nhiều năm nay, tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều công trình đê kè chống sạt lở, thực hiện các chương trình di dân, tái định cư và tăng cường sự chủ động triển khai các hoạt động phòng tránh tại các vùng có nguy cơ cao, tuy nhiên chưa đáp ứng yêu cầu.
Ông Lương Thanh Hải, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An nói: “Muốn vận động, đưa dân ra khỏi vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét có thể gây thương tích đến người và tài sản, thì nhà nước phải đầu tư.
Nếu đưa dân đến những vùng không có hạ tầng cơ sở thì người dân cũng không thể tự tạo được cuộc sống cho mình. Hiện nay cũng đã có một số nơi làm cơ sở hạ tầng nhưng chưa xong thì dân cũng không thể đến ở”.
Trước mắt, tỉnh Nghệ An đẩy mạnh phối hợp giữa các ngành chức năng cảnh báo lượng mưa gây lũ quét tại các đồn biên phòng và trung tâm các xã miền núi có nhiều nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét; tăng cường trang bị kiến thức cơ bản, kỹ năng phòng tránh lũ ống lũ quét cho người dân các địa phương.
Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp tình thế, trong khi 3 dự án di dời khẩn cấp, tái định cư cho các vùng thiên tai bị sạt lở trên địa bàn tỉnh đến nay vẫn chưa được triển khai.
Theo Quốc Khánh (VOV)
Chơi súng nhựa, bé 16 tháng tuổi bị trúng đạn rách màng phổi
Dùng viên bi xe đạp để thử súng nhựa, một cháu bé trú ở huyện Quế Phong (Nghệ An) đã bị bắn vào bụng, gây rách màng phổi, phải cấp cứu trong tình trạng hết sức nguy hiểm.
Ngày 20.10, thông tin từ Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An cho biết, đã tiến hành phẫu thuật, gắp một viên bi xe đạp trong phổi cháu bé Lì Trung T. (16 tháng tuổi, trú tại xã Tri Lễ, huyện Quế Phong) ra ngoài thành công.
Hình ảnh viên bi xe đạp găm trong phổi bệnh nhi. (Ảnh. BV cung cấp)
Các bác sỹ tiến hành phẩu thuật cho bệnh nhi. (Ảnh. BV cung cấp).
Trước đó, ngày 16.10, người thân đưa bé T. xuống Bệnh viện Sản - Nhi Nghệ An để cấp cứu trong tình trạng có vết thương ở vùng ngực.
Sau khi được thăm khám, các bác sĩ bệnh viện cho biết, hình ảnh chụp chiếu tại bệnh viện cho thấy có một viên bi hình tròn đi xuyên từ ngoài vào tận phía trong ngực bệnh nhi, gây rách màng phổi, tình trạng hết sức nguy hiểm.
Theo người thân của bé T. cho biết, trước đó bé đang ngồi chơi súng đạn nhựa với một số em bé hàng xóm. Do súng hết đạn nhựa nên một bé trai 10 tuổi đã lấy viên bi xe đạp lắp vào bắn thử và gây thương tích cho bé T.
Sau phẫu thuật bệnh nhi tỉnh táo, ăn uống bình thường, hiện sức khỏe của bé đã dần bình phục trở lại.
Theo Việt Hòa (Infonet)
Choáng với danh sách 8 anh chị em cùng làm... lãnh đạo xã (!) Bà Lương Thị Hồng - Chủ tịch UBND xã Thông Thụ (huyện Quế Phong, Nghệ An) có em trai làm Chủ tịch Hội Nông dân, em gái làm Chủ tịch Hội Phụ nữ, em rể làm Phó Chủ tịch UBND xã. Ngoài ra còn có nhiều anh em họ hàng khác giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt tại xã. Theo phản...