Tiềm ẩn nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng qua đường mòn, lối mở
Sáng ngày 18/5, Bộ Y tế cho biết, sang ngày thứ 32 không ghi nhận ca mắc mới trong cộng đồng. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19, mặc dù trong 1 tháng qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn nên người dân không được chủ quan.
Tại Hà Nội, Hệ thống Zema Việt Nam đã công bố quy trình dịch tễ phòng COVID-19 do PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam tư vấn xây dựng theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Ông Phu cho biết, những ca nhập cảnh về nước không thể lây lan ra cộng đồng. Hiện, năng lực cách ly, xét nghiệm, phát hiện ca bệnh của Việt Nam vẫn bảo đảm. Ngành Y tế vẫn đang áp dụng phương châm “4 tại chỗ” vì thế những ca bệnh nhẹ được điều trị tại tuyến dưới, chỉ những ca nặng mới chuyển tuyến trên.
“Dịch có thể kéo dài một đến hai năm nữa. Nhiều chuyên gia cho rằng, COVID-19 không thể chấm dứt hẳn như dịch SARS được, nó dai dẳng như như cúm hay HIV. Người mắc SARS thường là các ca bệnh nặng, vào bệnh viện cách ly và điều trị ngay, nhưng nhiều ca bệnh COVID-19 không có triệu chứng, nên khó phát hiện, dễ lây lan cộng đồng. Như ca bệnh ở Tây Ninh vượt biên trái phép vừa được phát hiện, cũng không có triệu chứng. May mà hệ thống quốc phòng an ninh đã vào cuộc mạnh mẽ, phát hiện được ngay, cách ly được 17 người tiếp xúc gần với người này”, ông Phu nói.
Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, đã hơn 1 tháng Việt Nam không có ca mắc mới COVID -19 nào ngoài cộng đồng. Đây là một tín hiệu đáng mừng nhưng tuyệt đối không thể chủ quan để dịch bùng phát lần 2. Đặc biệt, khi bắt đầu với cuộc sống “bình thường mới”, tất cả các lĩnh vực phải có quy trình dịch tễ phù hợp để phòng, chống dịch COVID-19.
Nếu để lây nhiễm, số ca bệnh sẽ lớn, gây quá tải, không thể điều trị, hệ thống y tế có thể vỡ trận. “Tuy nhiên với cách chống dịch như hiện nay, tôi tin Việt Nam sẽ không có kịch bản này xảy ra”, ông Phu nhận định.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID -19, mặc dù trong 1 tháng qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn.
Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới cũng gia tăng do mở dần các đường bay quốc tế, nhiều chuyến bay đón công dân Việt Nam về nước, yêu cầu nhập cảnh cho các nhà đầu tư, chuyên gia kỹ thuật cao từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch nhập cảnh vào Việt Nam.
Đặc biệt, rất khó kiểm soát triệt để được người dân qua lại biên giới đường bộ thông qua đường mòn, lối mở nên luôn thường trực nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và lây nhiễm cho cộng đồng trong thời gian tới.
Video đang HOT
Hiện Việt Nam có tổng cộng 180 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 10.962.
Sáng 7/5: Không có ca mắc Covid-19, nguy cơ dịch tại cộng đồng giảm
6h sáng 7/5, Bộ Y tế thông báo số mắc Covid-19 tại nước ta vẫn là 271 ca. Bộ Giao thông dỡ bỏ quy định về giãn cách hành khách trên xe buýt, máy bay... nhưng vẫn thực hiện các biện pháp phòng dịch.
Tính từ 18h ngày 6/5 đến 6h ngày 7/5, Việt Nam ghi nhận 0 ca mắc mới. Như vậy đã qua 21 ngày nước ta không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 20.942, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 169
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.469
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 14.304
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 16 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 6 ca.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam hiện cơ bản được kiểm soát, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng đã giảm (21 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng).
Vì thế, nhằm tháo gỡ khó khăn, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải và vẫn đảm bảo hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19 cho người điều khiển, tiếp viên, nhân viên phục vụ và hành khách khi tham gia giao thông trên phương tiện vận tải hành khách, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành công văn công văn dỡ bỏ toàn bộ quy định về giãn cách hành khách trên xe buýt, taxi, xe chở khách, máy bay, tàu hỏa, tàu thủy... từ 0h ngày 7/5.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo phòng chống Covid-19 như:
- Đeo khẩu trang đúng cách tại các khu vực công cộng (nhà ga, bến tàu, bến xe...) và trên phương tiện vận tải hành khách trong suốt hành trình;
- Thực hiện khai báo y tế;
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn (có ít nhất 60% nồng độ cồn);
- Kiểm tra thân nhiệt;
- Hạn chế giao tiếp, ăn uống trên phương tiện vận tải hành khách;
- Khử khuẩn các bề mặt trên phương tiện vận tải hành khách trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi.
Nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng giảm
Đến sáng 7/5, Việt Nam ghi nhận 271 trường hợp mắc Covid-19. Diễn biến dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, căng thẳng mỗi ngày xuất hiện hàng chục ngàn ca nhiễm mới, hàng nghìn người chết. Vì thế, Việt Nam tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, theo dõi trong cộng đồng và xét nghiệm cho thấy kết quả khả quan (không thấy nổi lên các ca bệnh mới), nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng thấp. Chúng ta có thể nới lỏng một số biện pháp can thiệp, hạ từ mức bắt buộc sang khuyến cáo.
Dù vậy, Ban chỉ đạo vẫn khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện biện pháp đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng, nơi công cộng, bên ngoài các trường học, các trụ sở, công sở. Các cơ quan, công sở, nhà máy, siêu thị, bệnh viện, chợ dân sinh, phương tiện giao thông công cộng, hàng quán... tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo đảm các điều kiện vệ sinh dịch tễ, phòng chống dịch bệnh.
Ngoài ra, tại trường học, các lớp có thể bật điều hòa trở lại song lưu ý các trường không được để nhiệt độ quá thấp, mức phù hợp nhất là từ 26-28 độ C. Ngoài ra, sau mỗi buổi học, các lớp học phải được mở tung cửa để đón nắng, gió tự nhiên.
Đồng thời, các trường cần đảm bảo đủ chỗ rửa tay với nước sát khuẩn cho học sinh, tuân thủ lau khử khuẩn nền nhà, tường nhà, bàn ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học mỗi ngày một lần sau giờ học.
Sáng 2/5: Ca mắc Covid-19 không tăng, người dân không được chủ quan 6h sáng 2/5, Bộ Y tế thông báo không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới. Chuyên gia cho rằng vẫn có thể có những ca dương tính trong cộng đồng, người dân không được chủ quan. Tính từ 18h ngày 1/5 đến 6h ngày 2/5, Việt Nam 0 ca mắc mới. Như vậy, đã 16 ngày nước ta không có ca mắc mới...