Tiệc trà An lạc – Món quà ý nghĩa ngày 8/3.
Thưởng trà giúp bạn thư giãn, cảm thấy tâm an lạc, được “sống chậm” lại để thấy cuộc sống ý nghĩa và giá trị biết bao.
Trà nồng vẫn đợi tri ân
Bao la trời đất ngát hương Bồ Đề.
Một tách trà cùng người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác… giúp bạn nói chuyện cởi mở hơn, chia sẻ công việc, thêm thành công, nhân thêm niềm vui hạnh phúc.
Một tách trà vào buổi chiều, theo nghiên cứu, sẽ giúp chúng ta có trí nhớ và khả năng phản ứng nhanh tốt hơn từ 15-20%, giúp cải thiện khả năng tập trung và tăng hiệu quả làm việc. Đó cũng là lý do mà thói quen thưởng thức trà chiều đang ngày càng được yêu thích chốn đô thị.
Tới thưởng thức buffet trà chiều tại nhà hàng Ngoại Ô Quán, bạn sẽ như được đắm mình trong một không gian làng quê yên bình, cùng bạn bè nhâm nhi những tách trà thơm ngát với miếng mứt gừng cay cay chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được một sức xuân đang căng tràn trong cơ thể.
Ngoài ra bạn còn có thể tìm hiểu thêm về nghệ thuật pha trà độc đáo,tinh tế tại Bồ Đề Tâm Quán qua tài nghệ và tâm huyết mà nghệ nhân pha trà tại đây đã kỳ công mang đến. Từng thao tác đều được chau chuốt và thực hiện tỉ mỉ, từ châm bếp, rửa trà, pha trà, rót trà, dâng trà… tất cả được làm một cách cẩn thận, tôn trọng người thưởng trà, để thấy được tâm lắng đọng, an tĩnh. Đặc biệt hơn là những nghi lễ cúng trà mà không nơi nào có như cúng thần trà, mời trà thổ thần…
Được tri ân, tri kỷ với bạn hiền bên tách trà đạo hội tụ tinh tuý của đất trời là một duyên lành…
Nghệ thuật pha trà đạo tinh tế ở Bồ Đê Tâm
Bồ đề Tâm mong Quý vị có thật nhiều niềm vui và năng lượng sau một ngày làm việc để tận hưởng những giá trị đích thực của cuộc sống. Xin giới thiệu tiệc trà An lạc với 35 món để Quý Vị thưởng thức. Xin cảm ơn Quý Vị đã đồng hành cùng Bồ Đề Tâm để phát triển văn hoá trà đạo Việt. Nét đẹp tinh tế của cha ông ta từ ngàn xưa để lại. Ước mong Qúy vị vô lượng phúc đức,vô lượng cát tường.
Nhà hàng Bồ Đề Tâm ở 68 Phạm Huy Thông
Bồ Đề Tâm tri ân khách hàng nhân dịp 8/3 giảm giá 25% Buffet trà An lạc 129.000đ chỉ còn 97.000đ/ người và 10% cho Buffet chay Bồ Đề Tâm cho khách hàng liên hệ đặt chỗ trước. Đặc biệt trong tháng 3 này, khi đến với trà An lạc Bồ Đề Tâm, Quý khách hàng Nữ sẽ được tặng những phần quà ý nghĩa.
Video đang HOT
* Các loại trà
- Trà ướp hương sen
- Trà an lạc
- Trà quả mâm xôi và dâu rừng Nga
- Trà hoa nhài
- Trà hoa hồng
- Trà hoa cúc mật ong
- Trà tám điều may mắn
- Trà hoa hồng long nhãn mật ong
- Trà hoa hồng Tây Tạng
- Trà hoa Mỹ Nương ( 1 bông hoa để ngắm khi thưởng trà)
- Trà Hoa Bồ Đề Tâm
- Trà Bạch Linh
- Trà gạo lứt
- Trà gừng hoa quế
- Trà táo đỏ long nhãn
- Trà Quý Phi
- Trà dũng mãnh
- Trà ướp hoa ngâu
- Trà Ô Long
- Trà thiết Quan Âm
* Cháo các loại
- Cháo nấm quê
- Cháo bát cát tường (với 8 loại hạt và ngũ cốc)
- Cháo sen
- Cháo gạo lứt với đậu đỏ kèm mật ong
- Cháo đỗ đỏ khoai tây
Hệ thống trà An lạc tại Bồ Đề Tâm- Ngoại Ô:
- 68 Phạm Huy Thông, Hà Nội (ven hồ Ngọc Khánh) Tel: 04.37245872
- 89 Nguyễn Khuyến, Hà Nội Tel: 0437475663
- 63 Trần Duy Hưng, HN. ĐT: (04) 35558429
- 32 Bà Triệu, Hà Nội. ĐT: (04) 62784406
- 19 Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội. ĐT: (04) 39422424
web: www.bodetam.com.vn Hotline:0929 39 8189
Theo BĐVN
Bí ẩn trà đạo Nhật Bản
Trà đạo dưới con mắt của nhiều người thường xuyên bị bao phủ trong một tấm màn huyền bí. Thật ra, nguyên lý của nó rất đơn giản và phép tắc chỉ gói gọn trong 4 từ "hòa, kính, tinh, mịch".
Trà là thức uống ngàn xưa của các dân tộc Trung Hoa, VN, Nhật Bản, Triều Tiên... Cùng với cà phê, trà cũng có gốc gác ngoại lai, là vật thông dụng của người Âu, Mỹ... Tuy nhiên, cùng một loại sản phẩm mà quan niệm về trà, cách thưởng thức trà rất khác nhau. Có mấy ai ngoài người Nhật biết đến lễ thức dùng trà được nâng lên ngang một "đạo" - trà đạo?
Không ngoài khuôn khổ cuộc sống
TS Sen Soshitsu XV, hậu duệ đời 15 của đại trà sư Sen Rikyiu (1522-1591, người đặt nền móng cho trà đạo ở Nhật Bản vào thế kỷ XVI), nhận xét: "Trà đạo, dưới con mắt của nhiều người nước ngoài thường xuyên bị bao phủ trong một tấm màn huyền bí.
Thật ra, nguyên lý của nó rất đơn giản: Một nhóm nhỏ bạn bè gặp nhau trong vài giờ, cùng nhau dùng thức ăn nhẹ, thưởng thức vài chén trà (dĩ nhiên tuân theo cung cách nhất định) và buông mình vào khoảnh khắc hoàn toàn thư giãn giữa cuộc sống luôn luôn sôi động, đầy rẫy những chuyện trớ trêu".
Để chứng minh, ông dẫn một giai thoại: Một lần đại trà sư Rikyiu tự tay pha chế trà mời vài người bạn thân thưởng ngoạn. Ai nấy đều cảm thấy vô cùng thoải mái, như thể vừa xuất thần.
Một người hỏi đâu là bí quyết, Rikyiu đáp: "Bí quyết ở chỗ các vị chuẩn bị tâm thế khiêm cung khi thưởng thức trà". "Thì ai chẳng biết chuyện ấy" - người bạn nói.
Rikyiu cười: "Vậy thì xin bạn hãy bắt tay chuẩn bị trà hầu quý khách như tôi vừa làm. Tôi sẽ là khách mời của bạn và có thể sẽ trở thành một môn đồ của bạn cũng nên".
Tuy nhiên, trà đạo có những phép tắc của nó. Theo đại trà sư Sen Rikyiu, những phép tắc ấy gói gọn trong bốn từ gốc Hán: wa -kei - sei - jaku (hòa, kính, tinh, mịch).
Chúng yêu cầu những người cùng dự lễ thức trà (chanoyu - trà thang) chấp nhận một số quy tắc ứng xử, nhiều khi cũng khiến ai chưa quen cảm thấy gò bó.
Tuy nhiên, theo môn đồ trà đạo, chanoyu chẳng qua là thực hiện những việc vẫn diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày: Vài người bạn ngồi xuống chiếc chiếu, dùng chung một bữa cơm, thưởng thức chén trà.
Bốn từ wa - kei - sei - jaku không hàm chứa những gì quá ư cao siêu, huyền bí, ngoài khuôn khổ cuộc sống thường nhật. Đại trà sư Sen Rikyiu có lần giải thích: "Chanoyu đơn giản là việc nhặt gom than củi, đun sôi siêu nước và pha trà uống với nhau - chỉ có thế mà thôi".
Bình đẳng xã hội
Wa (hòa) cội nguồn từ Khổng giáo, là đức của con người và cuộc đời. Hòa, thuận hòa, hài hòa, hòa bình, hòa hợp, hòa đồng..., chúng ta ai cũng đều rõ nội dung song quan niệm về hòa của trà đạo nhấn mạnh một số nét riêng.
Hòa đòi hỏi mọi người trong trà thất tự chuẩn bị cho mình một tâm thế hài hòa với khung cảnh, kiềm chế lòng vị kỷ và sự nóng giận, làm sao cho tư duy và hành xử của mình hòa hợp với mọi người.
Chữ hòa của trà đạo đề cao tính trang trọng và nét thanh bần vốn là tinh chất của cuộc đời bình dị, nhờ vậy tạo nên được khoảnh khắc tách biệt hẳn cuộc sống xô bồ hiện hữu bên ngoài.
Hòa đòi hỏi mọi người đồng thuận thực hành một số quy định như cúi người đến mức nào khi chào nhau, chuyện trò trong trà thất nên hướng vào những chủ đề gì, khách dự cần giữ im lặng đến lúc nào mới nên cất lời phá bầu không khí tĩnh mịch...
Ý nghĩa sâu xa của chữ hòa ở đây là sự bình đẳng xã hội của mọi người trong trà thất. Đã vào đây thì ai cũng như ai, không cần biết thân thế của mỗi người cao sang hay hèn kém.
Sự bình đẳng này giúp cho mọi người ít nhất trong chốc lát cảm thấy mình hoàn toàn tự do, không chịu bất cứ sức ép nào và từ đâu đến. Bình đẳng không có nghĩa là hỗn độn mà đã thỏa thuận giữa các khách mời với nhau trước khi bước vào trà thất: Ai sẽ là người ngồi vào chỗ danh dự, mỗi người sẽ có phần việc gì...
Để tạo nên khung cảnh và tâm thế ấy, trà thất - cho dù làm riêng biệt hoặc thu xếp một nơi ngay trong nhà ở - đều phải tạo cho được vẻ giản dị, thanh bần.
Do đó, có quy ước trà thất chỉ rộng bằng 4, 5 chiếc chiếu, trong một túp lều tranh là tốt nhất. Khách đến dự nếu là võ sĩ phải tự mình tháo kiếm gác ngoài hiên; những người quyền lực, giàu sang được khuyến cáo nên ăn mặc giản dị...
Cơ hội duy nhất trong đời
Kei (kính) thể hiện hòa trên bình diện ứng xử cá nhân. Nó cũng đòi hỏi trước hết trang trọng và khiêm cung. Tại chương Thưởng ngoạn nghệ thuật của cuốn Trà thư (Phan Quang dịch và giới thiệu, NXB Văn hóa - Hà Nội 2009) tác giả Kakuzo Okakura (1862 - 1913) minh họa rất khéo chữ kính của trà đạo bằng một biểu tượng rút từ tích xưa Cây đàn đợi chủ.
Tư duy nghệ thuật của Đạo cho rằng cái đẹp tồn tại ở cái nhìn của người thưởng ngoạn nghệ thuật. Kính thể hiện ở chỗ người và người thật lòng tôn kính lẫn nhau; mọi người phải tôn kính thiên nhiên như tự nó tồn tại, chớ nên can thiệp thô bạo vào. Giai thoại về Sen Sotan, một đại trà sư trứ danh khác thời xưa, minh họa điểm này:
Một hôm, nhà sư trụ trì chùa Daito sai một chú tiểu mang tặng ông bạn trà một cành hoa trà rất đẹp. Dọc đường, chú tiểu sơ ý làm rụng mất đóa hoa lớn nhất.
Cân nhắc hồi lâu, chú quyết định mang cành cùng với đóa hoa rụng đến dâng trà sư với lời tạ lỗi. Cách ứng xử của chú tiểu chứng tỏ chú biết tôn kính một vật tầm thường là bông hoa rụng.
Trà sư Sen Sotan đón nhận cành hoa, cho vào cái lọ đẹp nhất và treo nơi trang trọng trong trà thất rồi đặt bông hoa rụng xuống dưới sàn. Nhờ chữ kính của cả hai thầy trò, cành trà hoa vẫn tự nhiên, tựa không có chuyện gì xảy ra.
Trong quan hệ xã hội, kính đòi hỏi con người trân trọng người khác, không nuôi ác ý, tà tâm đối với đồng loại, cố gắng vượt qua mọi toan tính ganh đua. Mỗi lần tiếp khách là mỗi lần chủ nhân phải tự coi như đây là cơ hội duy nhất trong đời có được vinh dự này. Còn khách, khi đón nhận chén trà từ tay cung kính của chủ nhân, hãy xoay chiếc chén đúng một vòng trong đôi bàn tay khum lại của mình.
Cử chỉ này không chỉ tỏ lòng kính trọng chủ nhân mà là tôn kính cả chiếc chén đang cầm, trong khi lòng dặn lòng hôm nay ta có được niềm vui uống ngụm chè này, trong chiếc chén này, tại trà thất này, cùng với những người bạn này, đây là cơ hội duy nhất của đời ta; niềm vui này, vinh dự này, khung cảnh này sẽ không lặp lại lần thứ hai.
Sư phụ của đại trà sư Rikyiu đã dạy ông điều đó, qua mấy câu thơ mà cụ vẫn thích ngâm nga, tạm dịch ý: Từ lúc đặt chân lên lối đi trong vườn (roji) để tới trà thất / Cho đến khi giã từ / Bạn hãy hết sức kính nhường chủ nhân / Không một phút được quên / Cuộc gặp gỡ hôm nay / Là cơ hội duy nhất của đời mình. Trong cuộc sống hằng ngày, giá mọi giao tiếp giữa người và người đều được đặt trên nền tảng ấy thì cuộc đời tốt đẹp xiết bao!
Gột sạch bụi trần
Sei (tinh) không chỉ là đặc điểm quán xuyến lễ thức trà mà là một nét đẹp rất đặc trưng trong lối sống của người Nhật, bắt nguồn từ ảnh hưởng của Thần đạo.
Trà thất trông thô sơ, thanh bần vậy mà cực kỳ sạch sẽ. Khi tiến hành lễ thức trà, tuyệt nhiên không thể tìm thấy ở đâu trong trà thất hay mọi vật dụng một hạt bụi. Hơn thế, còn phải đốt trầm thơm xông gian phòng cho tinh khiết trước khi rước khách vào.
Con đường roji cũng hết sức sạch sẽ - sạch sẽ mà vẫn tự nhiên như Kakuzo Okakura đã mô tả trong Trà thư và cụ thể hóa qua giai thoại vị đại trà sư với người con trai được giao nhiệm vụ quét con đường.
Bởi, con đường ấy còn tượng trưng cái nẻo mà người đời ai cũng sẽ phải trải qua để đi vào một thế giới khác. Và, muốn vào được chốn tinh khiết vĩnh hằng, lẽ đương nhiên con người phải gột sạch bụi trần.
Ước vọng yên tĩnh, thanh bình
Jaku (mịch) không chỉ là cảnh tịch mịch tạo nên nơi trà thất. Phòng trà phải làm sao tạo được sự tĩnh mịch. Khách cũng phải cùng tạo nên môi trường ấy. Không ai nói to trong trà thất. Không ai ngỏ lời khi một bạn đang thưởng thức chén trà. Mọi cử chỉ đều có sự cân nhắc.
Mịch của trà đạo không chỉ là sự thể hiện trong khoảnh khắc ngắn ngủi tại một nơi gặp gỡ tạm thời mà là ước vọng tạo nên một cuộc sống luôn yên tĩnh, thanh bình. Nó thể hiện quan niệm Phật giáo về Niết bàn.
Đại trà sư Rikyiu nói rõ điểm này: "Lễ thức trà trước hết phải tiến hành cho đúng lời Phật dạy. Vui thích vì được sống trong dinh thự cao sang hay thường xuyên thưởng thức của ngon vật lạ, những chuyện ấy đều thuộc về cuộc sống trần tục.
Mọi nơi ở đều tốt, chỉ cần có được một tấm mái che nắng mưa, không bị gió thổi bay; mọi thức ăn đều là đủ nếu nó giúp con người không phải chết đói. Môn đồ trà đạo gom mấy khúc củi và đun sôi nước. Rồi dâng cúng Phật, sau đó mời bạn bè và mình là người thưởng thức sau cùng. Trước đó, hãy bày mấy cành hoa và đốt lên mấy mảnh trầm...".
Theo tinh thần Đạo và Thiền, người ta chỉ có thể nhìn thấy cái đẹp đích thực nơi cái không hoàn hảo, cái dở dang. Bởi sinh lực của đời và của cái đẹp là ở khả năng tiếp tục phát triển của nó, ở chỗ nó luôn vươn tới sự hoàn thiện.
Lấy cái đẹp làm đầu
Khí hậu và thời tiết nước Nhật hết sức khác biệt theo mùa. Thưởng ngoạn trà vào mùa đông đương nhiên phải khác lúc hè. Khi môn đồ hỏi bí quyết tạo môi trường phù hợp ở đâu, đại trà sư Sen Rikyiu đáp: "Mùa hè, phải gây cảm giác mát mẻ. Mùa đông, sao cho mọi người thấy ấm cúng. Hãy đun sôi nước lên và pha trà mời khách, sao cho mọi người ai cũng cảm thấy thoải mái".
Trên thực tế, các quy tắc tiến hành lễ thức trà khá nghiêm ngặt, đòi hỏi người thực hành trà đạo phải học và thực tập thành thạo nếu muốn trở thành trà tượng, trà sư. Nguyên tắc chung là lấy cái đẹp làm đầu. Đến củi dùng đun nước pha trà cũng phải được chặt chéo và cố giữ nguyên vẹn vỏ cây, làm sao khi cháy trong lò củi vẫn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của nó.
Về cơ bản, trà đạo là sự thực hành quan niệm: Hãy cố gắng nhìn đời cho đúng thực chất của nó.
Con người phải vất bỏ cái lăng kính được tạo nên bởi những tập tục và định kiến xã hội làm méo mó vạn vật. Trong thực tế, các dụng cụ dùng vào lễ thức trà đều có vẻ đẹp tinh tế, song không một vật nào vốn là những sản phẩm được tạo nên để trở thành "tác phẩm mỹ thuật". Chúng không được làm ra để phô trương nghệ thuật mà chỉ để dùng sao cho hài hòa với cái đẹp chung quanh.
Theo NLĐ
Vừa thưởng trà, vừa nghe... chim hót với dụng cụ lọc trà độc đáo Một sớm mai thức dậy được thưởng thức tách trà thơm, bên tai là tiếng chim hót líu lo và khu vườn xanh mát... Dụng cụ lọc trà này đem lại điều thật tuyệt vời đúng không nào? Dụng cụ lọc trà này là sáng tạo độc đáo của Alan Chan - một nhà thiết kế người Hồng Kông. Nó được lấy cảm...