Tiếc thương 3 cảnh sát PCCC hy sinh trong vụ cháy quán karaoke ở Hà Nội: Những anh hùng không cần áo choàng giữa thời bình
Trong quá trình chữa cháy và cứu hộ cứu nạn, 3 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát thuộc đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội đã hy sinh, để lại nhiều tiếc thương cho gia đình và bạn bè.
Vụ cháy quán karaoke ISIS số 231 Quan Hoa (P.Quan Hoa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) hơn 13h ngày 1/8 ghi nhận 3 người tử vong. Cả 3 nạn nhân đều là chiến sĩ của Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Cầu Giấy.
3 chiến sĩ hy sinh gồm: đồng chí Đặng Anh Quân – Đội trưởng đội PCCC; đồng chí Đỗ Đức Việt, cán bộ PCCC và đồng chí Nguyễn Đình Phúc chiến sĩ nghĩa vụ.
Vụ cháy quán karaoke khiến 3 cảnh sát PCCC hy sinh
Cũng ngay chiều 1/8, Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, sau khi được tin 3 cán bộ, chiến sĩ thuộc Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an quận Cầu Giấy hy sinh trong quá trình tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại hiện trường vụ cháy một quán karaoke, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới lực lượng Công an Nhân dân và gia đình 3 cán bộ, chiến sĩ hy sinh là Đội trưởng Đặng Anh Quân cùng chiến sĩ Đỗ Đức Việt và Nguyễn Đình Phúc.
Chứng kiến lực lượng cứu nạn, cứu hộ quên thân mình khi làm nhiệm vụ tại vụ cháy nghiêm trọng xảy ra ở quán karaoke trên đường Quan Hoa, nhiều người dân đã bày tỏ sự xót xa, lòng biết ơn sâu sắc trước những nỗ lực và hy sinh không mệt mỏi của các chiến sĩ công an.
Hoả hoạn xảy ra cũng là lúc những chiến sĩ cảnh sát PCCC và CNCH phải lập tức có mặt tại hiện trường, căng mình chống lại “giặc lửa” để hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản. Trong khi người ta lao ra khỏi đám cháy, tìm cách thoát thân an toàn thì các anh – những người lính PCCC lại tìm cách lao vào chiến đấu với khói lửa. Dẫu đối mặt với hiểm nguy với những tình huống sinh tử nhưng những người lính ấy vẫn sẵn sàng đương đầu. Có lẽ với họ, nỗi sợ hãi lớn nhất không phải là sống chết của bản thân mà chính là cảm giác bất lực khi không cứu được những người mắc kẹt bên trong.
Trong vụ hoả hoạn xảy ra hôm nay, các anh đã hoàn thành nhiệm vụ khi đưa được 8 người dân thoát ra khỏi đám cháy an toàn. Thế nhưng, trong quá trình chữa cháy tiếp tục, sự cố đã xảy ra, cầu thang bị sập, bịt lối ra, hết dưỡng khí khiến cả 3 chiến sĩ đều hy sinh.
Có lẽ trong suốt những lần tham gia chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn, các chiến sĩ đều chuẩn bị sẵn tâm thế đương đầu với nguy hiểm bởi “giặc lửa” nào có chừa một ai bao giờ. Và lần này, các anh đã ngã xuống, đã anh dũng hy sinh một cách quả cảm, gác lại nhiệm vụ cứu người, chiến đấu với giặc lửa, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân.
Sự hy sinh cao quý của anh đã để lại sự tiếc thương xen lẫn sự biết ơn, cảm phục vô hạn đối với đồng chí, đồng đội, với người thân và nhân dân cả nước.
Video đang HOT
Hình ảnh đồng chí Đỗ Đức Việt cứu chú chó đang mang bầu an toàn thoát khỏi đám cháy nhà dân trước đó
Trên MXH nhiều người đã bày tỏ nỗi xót xa và gửi lời tiễn biệt đến những chiến sĩ PCCC đã hy sinh.
Bạn Ngọc Thông chia sẻ, “với nhiều người, hôm nay có thể là một ngày như mọi ngày. Là chuỗi ngày bắt đầu của một tháng mới đầy niềm tin và hy vọng. Nhưng hôm nay là ngày cả nước bàng hoàng trước sự ra đi của 3 người lính PCCC quả cảm đã ngã xuống. Những lời hứa vẫn còn dang dở, còn những mục tiêu và hoài bão chưa hoàn thành. Có lẽ, từ giây phút này đành phải nhờ người khác giúp đồng đội hoàn thành tiếp ước mơ rồi. Trái tim tôi như thắt lại, thật sự đau xót trước sự hy sinh của những anh hùng trong thời bình! Xin kính cẩn nghiêng mình trước sự hy sinh anh dũng và tấm lòng quả cảm của các chiến sĩ PCCC”.
“Chiến tranh đã qua đi, cuộc chiến không tiếng súng hàng ngày vẫn diễn ra. Các anh cứu được người dân thoát khỏi biển lửa nhưng lại vẫn không thể cứu được chính mình. Hôm nay, các anh đã hoàn thành thành nhiệm vụ xuất sắc và cũng trở về rồi… nhưng lần trở về này của các anh thật đặc biệt và trang nghiêm- ngập tràn trong nước mắt xót thương của người thân và đồng đội. Kính cẩn tri ân trước sự hi sinh giữa thời bình của các chiến sĩ”, bạn Linh Hoàng bày tỏ nỗi xót xa.
Cảm phục trước sự hy sinh của thế hệ đàn anh, bạn P.Loan chia sẻ: “Những con người trông rất đỗi bình thường nhưng đứng trước “giặc lửa”, trước an toàn của người dân thì những chiến sĩ PCCC bỗng chốc trở nên mạnh mẽ, phi thường. Đâu chỉ có anh hùng thời chiến, mà hoà bình vẫn có những người lính vì dân quên mình. Xin gửi lời tiếc thương đến các đồng chí, vĩnh biệt các anh và cảm ơn vì tất cả”.
Trên các diễn đàn mạng xã hội cũng có vô vàn những lời tiếc thương, vĩnh biệt hay cả những lời động viên gửi đến gia đình các chiến sĩ PCCC đã anh dũng hy sinh. Bạn Nguyễn Đức Huy nhìn nhận: “Anh hùng nước tôi lạ lắm. Tuy không có áo choàng, nhưng vẫn cứu người từ trong biển lửa. Khi đã cứu được người rồi, vẫn không thể cứu được chính mình. Xin kính cẩn nghiêng mình trước sự hy sinh anh dũng và tấm lòng quả cảm của các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy. Và xin gửi lời chia buồn đến cơ quan, đơn vị, cũng như gia đình những anh lính giữa thời bình!”.
Đâu đó trên dải đất hình chữ S vẫn luôn có những câu chuyện đẹp, những hành động dũng cảm của những chiến sĩ không quản gian khó, hiểm nguy, thậm chí cả sự hy sinh vì sự bình yên cuộc sống người dân. Sự hy sinh thầm lặng của những người lính PCCC &CNCH luôn khiến mọi người trân trọng. Một lần nữa xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người chiến sĩ, trong mắt mọi người các anh chính là “những anh hùng không cần áo choàng”.
Vụ bà Nguyễn Phương Hằng: "Dẫn dắt" người khác phạm tội - tội ác cần nghiêm trị
Ngày 25-6, Công an TPHCM đã làm việc với 3 người là trợ lý của bà Phương Hằng là ông Huỳnh Công Tân (có vai trò như MC cho các cuộc livestream của bà Hằng), bà Lê Thị Thu Hà (Facebook Ha Lee), bà Nguyễn Thị Mai Nhi (Facebook Hoàng Nhi).
Tiếp đó, ngày 26-6, Công an TPHCM đã mời ông Đặng Anh Quân (như là "cố vấn pháp luật" cho bà Hằng) đến trụ sở.
Những đồng phạm giúp sức?
Nhóm những cá nhân (chủ kênh YouTube) tham gia phát tán, đăng tải các video ủng hộ bà Hằng, cũng bị ca sĩ Vy Oanh và nhà báo Hàn Ni đề nghị khởi tố còn có bà Bùi Thanh Quỳnh Như, chủ kênh Lang thang đường phố, Jimmy Huỳnh, chủ kênh YouTube Anh Nông Dân, chủ kênh YouTube Chinh Lê, Long Ngô, ông Võ Minh Điền.
Những tài liệu là các video clip cũng đã được ca sĩ Vy Oanh và nhà báo Hàn Ni gửi cho Cơ quan Cảnh sát điều tra để chứng minh đề nghị của mình là có lý do. Theo đó, những người này đã có hành vi giúp sức tích cực cho bà Hằng livestream. Thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok... những người này đã nhiều lần chỉ đích danh và có những lời lẽ vu khống, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nhiều người, trong đó có ca sĩ Vy Oanh và bà nhà báo Hàn Ni.
Theo đơn tố giác, nhóm êkip hậu trường các buổi livestream của bà Phương Hằng (được tổ chức từ tháng 3-2021 cho đến khi bà Hằng bị bắt), là nhóm người giữ vai trò trợ lý, thư ký xuyên suốt trong quá trình bà Hằng livestream cho đến khi bà Hằng bị bắt. Êkip này đã giúp bà Hằng quản lý khoảng 12 kênh, trang mạng xã hội, lên kịch bản, khách mời trong các buổi livestream của bà Hằng để phát các thông tin trực tiếp với nội dung, ngôn từ sai sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều người.
Trong đó, bà Hà và bà Nhi giữ vai trò là trợ lý, phụ trách thông báo lịch livestream/ngừng livestream, các vấn đề kiện tụng, đăng tải phát ngôn của bà Hằng, chuẩn bị các tài liệu, hệ thống kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, cập nhật những câu hỏi, bình luận của cộng đồng mạng để bà Hằng trả lời, bày tỏ quan điểm ủng hộ của mình đối với bà Hằng. Ông Tân giữ vai trò thư ký, làm MC dẫn chương trình, dẫn dắt câu chuyện trong các buổi livestream của bà Hằng. Trong buổi đua ngựa tổ chức tại trường đua Đại Nam, chính ông Tân đã đặt tên cho những con ngựa đua. Chó đua là Vy Oanh, Hàn Ni, Đức Hiển... và bình luận khiếm nhã về các nhân vật được đặt tên.
TS luật, giảng viên Trường ĐH Luật TPHCM với vai trò là "cố vấn pháp lý" cho bị can Nguyễn Phương Hằng. Ảnh từ mạng xã hội
Tiếp nhận đơn tố giác nêu trên, ngày 25-6, Công an TP HCM đã mở rộng điều tra và mời 3 người này lên làm việc. Buổi làm việc kéo dài từ 8 giờ đến hơn 14 giờ 30 cùng ngày. Theo luật sư Phan Minh (Đoàn Luật sư TPHCM), Công an TPHCM đã khởi tố bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (vừa gia hạn tạm giam thêm 2 tháng) về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo điều 331 Bộ luật hình sự, thì nếu tòa án kết luận bà Phương Hằng về tội này, thì những người giúp sức tích cực cho bà Hằng cũng phạm những tội tương tự, trong vai trò đồng phạm.
Cùng nhận định này, luật sư Nguyễn Hồng Lĩnh (Đoàn luật sư TPHCM) cho rằng, đối với trợ lý, thư ký, khách mời tham gia với bà Hằng trong các buổi livestream, nếu quá trình điều tra phát hiện có sự bàn bạc, thống nhất giữa bà Hằng và những người này về việc dùng các lời lẽ khiếm nhã, xâm phạm đời tư của người khác, lợi dụng quyền tự do ngôn luận để bịa đặt, xuyên tạc, lăng mạ, loan truyền thông tin sai sự thật, cơ quan chức năng có thể xử lý hình sự theo điều 331 Bộ luật hình sự với vai trò đồng phạm. Đối với những người tham gia bình luận trong các buổi livestream hoặc sử dụng các thông tin của bà Hằng đưa ra không đúng sự thật để làm nhục, vu khống sẽ xử lý theo Luật an ninh mạng.
Vai trò của "cố vấn pháp lý"
Ông Đặng Anh Quân được biết đến là một TS luật, đang giảng dạy tại Trường Đại học (ĐH) Luật TPHCM. Trong thời gian dài, ông Quân tham gia các buổi livestream với bà Phương Hằng với tư cách là luật sư, giảng viên của Trường ĐH Luật TP HCM, phụ họa và cổ vũ cho bà Phương Hằng chửi bới, xuyên tạc, bôi nhọ, vu khống người khác. Đó là lý do ông Quân bị ca sĩ Vy Oanh và nhà báo Hàn Ni tố giác về hành vi làm nhục người khác, vu khống và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ca sĩ Vy Oanh (trái) và bà Phương Hằng
Theo đơn tố giác của ca sĩ Vy Oanh, ông Quân được biết đến với vai trò là cố vấn pháp lý cho bà Hằng tại các buổi livestream. Còn theo đơn tố giác của nhà báo Hàn Ni, việc ông Quân có mặt thường xuyên, liên tục trong các buổi bà Hằng livestream như để củng cố, ủng hộ, với vai trò cố vấn pháp luật và làm tăng độ tin cậy cho bà Hằng.
Trong đơn tố cáo ông Quân, nhà báo Hàn Ni viết: "Việc ông Quân đồng hành trong các buổi livestream của bà Hằng, dù không phát ngôn nhiều, nhưng dựa trên sự có mặt của ông Quân, người được xã hội đánh giá và thừa nhận là có học thức, trình độ đã góp phần làm cho dư luận hiểu những phát ngôn của bà Hằng về tôi là có căn cứ, có cơ sở dẫn đến một bộ phận người nghe đã đánh giá không đúng về tư cách đạo đức, phẩm hạnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh bản thân tôi".
Không phải bây giờ, dư luận đã từng đặt câu hỏi, vì sao với tư cách là một TS luật, ông Quân lẽ ra cần chia sẻ về các quan điểm pháp lý nhưng ông đã không làm như vậy, mà phụ họa, cổ vũ với những thông tin chưa được xác thực, kiểm chứng, để bôi nhọ, nói xấu người khác vô căn cứ. Với những gì ông Quân đã làm, từ cuối năm 2021 đã có nhiều cựu sinh viên, sinh viên và dư luận xã hội đã lên án vị giảng viên này, thậm chí có nhiều đơn tố giác về hành vi, nhân cách của TS Quân đến Ban giám hiệu Trường ĐH Luật TPHCM.
Ông Quân cũng xác nhận thông tin này và còn thách thức dư luận, không thấy cái sai của mình. Những người tố cáo cho rằng ông Quân đã vi phạm chuẩn mực về tư cách đạo đức của người thầy theo Luật giáo dục đại học khi livestream chung với bà Hằng về vấn đề mang thai và sinh con của một người phụ nữ. Khi đó, ông Quân nhân danh một TS luật, giải thích pháp luật về hợp đồng đẻ thuê, để công khai chế giễu, moi móc đời tư, xúc phạm danh dự nhân phẩm công dân của người phụ nữ đó và người đàn ông được cho là cha đứa bé, đưa ra nhiều giả định nhằm bôi nhọ, làm nhục người khác.
Ông Đặng Anh Quân đến trụ sở Công an TPHCM sáng 26-6 Ảnh: Hữu Hạnh
Một vị TS luật chẳng lẽ không nhận biết được những lời lẽ chửi bới thô tục, xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác mà còn "tung hứng" những hành vi vi phạm pháp luật của bà Hằng? Ngày 07-5, tổ Đại biểu Quốc hội đơn vị số 2 - TPHCM tiếp xúc với cử tri, trước kỳ họp Quốc hội vừa qua, cử tri Ngô Thanh Loan đề nghị: "Một số luật sư tham gia hỗ trợ, livestream cùng bà Hằng chửi bới, vu khống nhiều cá nhân. Đáng tiếc trong đó có một tiến sĩ luật (TS luật sư Đặng Anh Quân - TS), một người với trình độ nhận thức pháp luật như thế nhưng không ngăn chặn những việc làm vô thiên, vô pháp của bà Hằng. Tôi đề nghị Đoàn luật sư và Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM có ý kiến, xem xét xử lý nghiêm minh ông TS luật đã hỗ trợ cho bà Hằng".
GS.TS Trần Hoàng Hải - quyền hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM xác nhận nhà trường có nhận được đơn tố cáo về việc giảng viên Đặng Anh Quân. Tuy nhiên phòng thanh tra nhà trường đã xem xét, căn cứ các quy định của pháp luật, nhận thấy rằng nhà trường không có thẩm quyền xử lý vụ này. PGS.TS Trần Hoàng Hải khẳng định: Nếu người có hành vi xúc phạm, vu khống người khác bị tố cáo thì tòa án xét xử, còn nếu người phát ngôn không chuẩn mực, loan tin sai sự thật, chửi tục trên mạng xã hội... thuộc thẩm quyền xử lý của Sở Thông tin và truyền thông.
Có thể PGS.TS Trần Hoàng Hải nói có thể đúng ở thời điểm đó nhưng từ khi bà Phương Hằng bị bắt, nhà trường đã có động thái nào để xem xét về tư cách của một giảng viên, TS luật như Đặng Anh Quân? Và cho đến hôm nay, khi mà ông Quân bị Công an TPHCM mời lên làm việc vì chính những vấn đề đã nêu, liệu ông Quân có còn xứng đáng đứng trên bục giảng?
Ca sĩ Vy Oanh, nhà báo Hàn Ni đề nghị khởi tố những người giúp sức bà Phương Hằng Công an TP.HCM đã nhận đơn của bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh) và bà Đặng Thị Hàn Ni đề nghị khởi tố ông Đặng Anh Quân, êkip của bà Phương Hằng, vì đã giúp sức cho bà Hằng, vu khống, xúc phạm danh dự nhiều người. Ca sĩ Vy Oanh (trái) tố giác êkip của bà Phương Hằng -...