Tiệc cưới tiết kiệm – văn minh mà vẫn vui
Phát huy những kết quả trong việc triển khai Chỉ thị 11 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, thời gian qua, nhiều địa phương đã đẩy mạnh hoạt này và xem đây như một phong trào thi đua tại cơ sở.
Nhiều mô hình tốt
Thực hiện Chỉ thị 11, nhiều địa phương đã tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân Thủ đô tổ chức đám cưới theo tinh thần “vui tươi – lành mạnh – tiết kiệm”. Trong đó, ngoại thành Hà Nội là khu vực có sự tiến bộ vượt bậc.
Ngày càng nhiều cặp đôi tổ chức đám cưới theo nếp sống văn minh (Ảnh đám cưới tập thể tại huyện Ứng Hoà, Hà Nội). Ảnh: T.A
“Để khuyến khích người dân tổ chức cưới theo nếp sống văn minh, xã Đại Thắng (Phú Xuyên) tặng mỗi gia đình theo hình thức này 500.000 đồng”. Đại diện Sở VHTT Hà Nội
Ông Phạm Anh Tuấn – Phó Bí thư Huyện đoàn huyện Phú Xuyên cho biết, nhiều năm qua Huyện đoàn đã tổ chức các đám cưới theo mô hình “5 không”. “Quá trình triển khai đạt nhiều kết quả ấn tượng. 100% số đám cưới thực hiện đúng Luật Hôn nhân và gia đình với các nghi lễ được tổ chức trang trọng, thủ tục đơn giản, tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo vui tươi, phấn khởi, phù hợp với thuần phong mỹ tục của địa phương” – anh Tuấn nói.
Cũng theo anh Tuấn, nhờ truyền thông cụ thể, cán bộ, đảng viên, công chức khi tổ chức lễ cưới của bản thân hoặc con đều báo cáo. Đám cưới của cán bộ, đảng viên tiến bộ hơn những năm trước, nhiều đám cưới mời khách có chọn lọc, không mời vào giờ làm việc…
Video đang HOT
Không chỉ huyện Phú Xuyên, nhiều năm nay quận Hà Đông cũng là đơn vị thực hiện tốt chương trình cưới hỏi văn minh. Người dân làm cỗ rất ít, không mời thuốc lá, không bắc rạp dài quá 15m, không mở loa đài công suất lớn trước 5 giờ và sau 22 giờ. Cán bộ, đảng viên không sử dụng xe công đi ăn cưới, phục vụ đám cưới.
Trong khi đó, tại huyện Đan Phượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện khuyến khích hội viên tổ chức “đám cưới điểm” theo tinh thần Chỉ thị 11. Các gia đình tổ chức “đám cưới điểm” nhận được sự hỗ trợ của Hội Liên hiệp Phụ nữ.
Nhân rộng thành công
Sau gần 5 năm đi vào đời sống, Chỉ thị 11 được đánh giá đã có những bước định hình, dần lan tỏa. Ông Nguyễn Khắc Lợi – Phó Giám đốc Sở VHTT Hà Nội – Cơ quan Thường trực triển khai các phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nếp sống văn minh của thành phố cho biết, cùng với công tác tuyên truyền, vận động, 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, nhiều địa phương đã xây dựng nghị quyết chuyên đề về việc cưới và triển khai đến các tầng lớp nhân dân. Tại nhiều chi bộ Đảng, đảng viên đã ký cam kết với chi bộ sẽ tổ chức việc cưới văn minh…
“Những năm trước, công đoạn chuẩn bị cho việc cưới của các gia đình thường rất cầu kỳ, tốn nhiều thời gian, công sức, tiền của. Đa số đám cưới được tổ chức kéo dài từ 1 đến 2 ngày với số lượng cỗ lên đến hàng trăm mâm. Hiện nay, các thủ tục rườm rà trong lễ cưới cơ bản được loại bỏ. Thống kê cho thấy, hơn 90% số đám cưới trên địa bàn TP. Hà Nội đã thực hiện theo nếp sống văn minh, không còn ăn uống linh đình” – ông Lợi nói.
Mặc dù có nhiều điển hình, nhưng đám cưới tiệc ngọt, tiệc trà, cưới tập thể còn ít. Ông Lợi lấy làm tiếc vì nhiều đám cưới này mới mang tính thí điểm. “Thời gian tới ngoài việc nâng cao công tác xử lý vi phạm trong việc cưới, đẩy mạnh việc truyền thông tuyên truyền thì Sở VHTT Hà Nội cũng sẽ kiến nghị để xây dựng cơ chế tài chính khuyến khích việc tổ chức cưới theo nếp sống văn minh” – ông Lợi nêu giải pháp triển khai trong thời gian tới.
Theo Danviet
Tổ trưởng tổ dân phố trẻ nhất Hà Nội: "Đến từng ngõ, gõ từng nhà"
Không dừng lại ở việc tuyên truyền chung, tổ trưởng dân phố trẻ nhất tại Hà Nội là anh Tưởng Phi Thăng còn đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để vận động, nhắc nhở người dân chấp hành pháp luật và thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, đô thị...
15 năm "vác tù và hàng tổng"
Anh Tưởng Phi Thắng - Tổ trưởng Tổ dân phố 2, phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) năm nay mới 32 tuổi. Từ năm 18 tuổi, anh đã là cán bộ đoàn cơ sở. Tới năm 25 tuổi, anh được bầu làm Tổ trưởng tổ dân phố 2 ở phường Phú Lương. Tính đến nay, anh Thăng đã giữ chức tổ trưởng qua 3 nhiệm kỳ, có 6 năm kinh nghiệm.
Anh Thăng cho biết: "Ban đầu, khi mới nhận công tác, không có kinh nghiệm, lại là người trẻ nên tiếng nói của tôi còn hạn chế. Sau một thời gian làm việc, có kinh nghiệm hơn, tôi được bà con quý mến nên dần dần cũng hoàn thành tốt công việc được giao".
Tổ trưởng tổ dân phố Tưởng Phi Thăng vận động hộ dân thực hiện vệ sinh môi trường sạch đẹp, an toàn. Ảnh: Tiến Thành
Đầu năm 2017, UBND TP.Hà Nội đã ban hành 2 bộ quy tắc ứng xử gồm: Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố và quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Tâm sự về công việc hiện tại, anh Thăng cho biết, khó khăn nhất hiện nay trong tuyên truyền phổ biến kiến thức là vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai. Hoạt động giải phóng mặt bằng trên địa bàn còn chậm, điều này ảnh hưởng tiến độ xây dựng các công trình, dự án nói chung và ảnh hưởng tới công tác quản lý của chính quyền địa phương nói riêng. Nhiều khi quyền lợi của người dân chưa được đảm bảo thì công tác vận động người dân chấp hành chính sách pháp luật, đường lối của Đảng, Nhà nước cũng sẽ gặp nhiều hạn chế.
"Nhiều lúc thấy mình bận trăm công nghìn việc, có khi làm việc thôn, việc phố cả ngày lẫn đêm, bận rộn hết ngày này qua ngày khác, vợ con, bố mẹ mình cũng lo lắng, không đồng tình. Nhưng với sự nhiệt huyết, mình quyết tâm làm nên sau một thời gian gia đình cũng thông cảm hơn" - anh Thăng tâm sự. Ngoài thời gian làm tổ trưởng dân phố anh Thăng còn sắp xếp tham gia làm kinh tế để có thêm thu nhập cho gia đình.
Xây dựng tổ dân phố văn hóa bằng nhiều" hình thức
Thời gian gần đây, hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" ở khu dân cư, Tổ dân phố số 2 của anh Thăng khởi xướng nhiều hoạt động. Anh Thăng cho biết, sau thời khi UBND TP.Hà Nội ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng, anh và tổ dân phố cũng đã thực hiện thông báo qua loa truyền thanh, các hội nghị họp dân, họp tổ dân phố để triển khai tuyên truyền về quy tắc này.
"Sau một thời gian truyền thông, ý thức của người dân đã thay đổi rõ rệt. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi không còn, trật tự ở lòng lề đường và vỉa hè cũng được lập lại, văn minh đô thị đã được cải thiện rõ rệt. Thời gian qua, tôi cùng các đồng chí tổ trưởng tổ dân phòng đã tới từng nhà, vận động từng hộ gia đình có diện tích lấn vỉa hè phải gỡ bỏ. Ngoài ra, các thành viên trong tổ cũng tiến hành vận động nhiều người dân ở các chợ cóc, chợ dân sinh phải bán hàng đúng nơi quy định, không lấn chiếm vỉa hè, cản trở đường đi, lối lại của người dân" - anh Thăng cho biết thêm.
Theo anh Thăng, ngoài việc nhắc nhở, tổ dân phố còn xử lý những trường hợp vi phạm. Sau một vài lần, ý thức người dân cũng được nâng cao. "Hiện nay, chúng tôi đã tiến hành xây dựng và công bố bản quy ước của tổ dân phố. Trong đó, quy định các công dân trong tổ dân phố phải chấp hành nghiêm chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước; thực hiện sinh con theo kế hoạch, tổ chức lễ cưới và việc tang theo nếp sống mới. Tất cả những nội dung này đều được thực hiện dựa trên chủ trương lớn toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" - anh Thăng nhấn mạnh.
Cũng theo anh Thăng, qua một thời gian thực hiện, những chủ trương, hoạt động này đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần thay đổi nhận thức và hành đồng của người dân. Phong trào thực hiện nếp sống văn hoá ở cơ sở được người dân hưởng ứng, ủng hộ rất nhiệt tình.
Theo Danviet
Thu phí bài hát karaoke là hợp lý Về thu phí bài hát karaoke, cac chu quan karaoke phan ưng cho răng, nêu thu như thê la ho sat nghiêp, chăc phai đong cưa, la phi chông phi này kia. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) cho biết sẽ thu phí tác quyền với hơn 10.000 tác phẩm âm nhạc thuộc quyền sở hữu tại các điểm kinh...