Tick xanh Twitter chính thức được bán trở lại
Twitter đã chính thức mở bán dấu tick xanh trở lại từ đầu tuần này, một tháng sau khi phải tạm dừng kế hoạch do tài khoản giả mạo, tin giả xuất hiện tràn lan.
Twitter vừa chính thức mở bán trở lại gói dịch vụ kèm tick xanh xác thực với giá 8 USD/tháng cho khách hàng cá nhân và tick vàng cho tài khoản doanh nghiệp. Ảnh: CNN.
Mạng xã hội (MXH) này cho hay hệ thống kiểm duyệt tài khoản đã được nâng cấp cũng như sẽ có những dấu tick màu mới bên cạnh tick xanh truyền thống. Đây được xem là nỗ lực mới của Elon Musk nhằm thúc đẩy lượng thuê bao trả phí, bổ sung dòng tiền trong bối cảnh Twitter đang ghi nhận khoản nợ đáng kể trong báo cáo tài chính.
Tick xanh trong lần trở lại này vẫn sẽ có giá 8 USD/tháng cho người dùng phiên bản web và 11 USD/tháng cho người dùng ứng dụng trên iOS. Chênh lệch này đến từ việc Apple thu 30% phí giao dịch, khoản thu mà Elon Musk công khai chỉ trích trong thời gian gần đây.
Cùng với dấu tick xanh cho người dùng cá nhân, Twitter cũng sẽ bán dấu tick vàng cho tài khoản các doanh nghiệp, tick xám cho các pháp nhân chính phủ và các tổ chức khác. Dấu tick vàng xuất hiện trên nền tảng này từ 13/12 và nhiều doanh nghiệp đã đăng ký mua.
Video đang HOT
Elon Musk cũng cho hay các cá nhân từng sở hữu tick xanh trước đây sẽ mất biểu tượng xác thực này nếu họ không đăng ký gói trả phí của Twitter. Quá trình xóa tick xanh cũ sẽ diễn ra trong vài tháng.
Ông chủ mới của Twitter cũng khẳng định công ty sẽ thực hiện xác thực thủ công với tất cả các tài khoản đăng ký gói thuê bao dịch vụ trước khi cấp tick xanh. Những trường hợp đổi tên tài khoản cũng sẽ tạm thời mất dấu tick xanh cho tới khi được xác thực trở lại.
Theo MXH này, những người đã đăng ký gói thuê bao dịch vụ để nhận tick xanh sẽ được ưu tiên hiển thị các bài đăng, bình luận và ưu tiên xuất hiện trong danh sách tìm kiếm. Lượng quảng cáo mà nhóm này nhận cũng giảm một nửa và thời lượng video được phép đăng tải sẽ dài hơn so với tài khoản miễn phí.
Theo kế hoạch ban đầu, Twitter dự kiến triển khai bán tick xanh từ cuối tháng 11. Tuy nhiên do nhiều lo ngại về tin giả, tài khoản giả mạo, MXH này đã phải lùi lịch tới 13/12.
Việc cho phép người dùng thoải mái mua tick xanh với giá 8 USD/tháng trước đó được The Verge đánh giá là động thái tai hại của Twitter và Elon Musk. Bỏ ngoài tai ý kiến của nhiều nhân viên bộ phận kiểm duyệt tại Twitter, tỷ phú này vẫn đẩy nhanh kế hoạch thương mại hóa dấu tick xanh ngay sau khi mua lại nền tảng MXH.
Kế hoạch của Elon Musk đã khiến hàng loạt tài khoản giả mạo thương hiệu, người nổi tiếng xuất hiện tràn lan đi kèm dấu tick xanh có thể mua dễ dàng. Những tài khoản này sau đó phát tán hàng loạt tin giả và thuyết âm mưu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nội dung trên Twitter.
Các nhà quảng cáo và nhãn hàng lớn đã nhanh chóng đưa Twitter vào nhóm các nền tảng quảng cáo “rủi ro cao”. Hàng loạt thương hiệu đã đóng tài khoản trên MXH này, dừng quảng cáo và lên kế hoạch chi ngân sách marketing ở những nền tảng khác.
Theo CNN
Lộ 'danh sách đen bí mật' của Twitter
Twitter đã tạo ra một loạt các rào cản và công cụ cho người kiểm duyệt để cản trở các bài đăng và chủ đề cụ thể trở thành xu hướng (trend).
Một tài khoản trên Twitter.
Theo thư từ nội bộ và các cuộc phỏng vấn với nhiều nguồn cấp cao trong công ty, mạng xã hội Twitter còn hạn chế khả năng hiển thị của toàn bộ tài khoản mà người dùng không hề hay biết.
Nhà báo Mỹ Bari Weiss cho biết trong một công bố của mình rằng, các quan chức hàng đầu Twitter nhiều lần đảm bảo công khai rằng họ không bí mật chặn người dùng, đặc biệt là không hành động "dựa trên quan điểm chính trị hoặc ý thức hệ". Tuy nhiên, thực tế dưới cách gọi tắt của "bộ lọc khả năng hiển thị" họ đã thực hiện việc trên.
Một nhân viên cấp cao của Twitter cho biết việc lọc khả năng hiển thị giống như một cách để ngăn chặn những gì mọi người nhìn thấy bài viết ở các cấp độ khác nhau. Đó là một công cụ rất mạnh mẽ. Trong khi đó, một người khác thừa nhận "người bình thường không biết chúng tôi làm ở mức độ nào".
Người điều hành Twitter có quyền thêm người dùng vào các danh mục như "Danh sách đen xu hướng", "Danh sách đen tìm kiếm" và "Không khuếch đại" để giới hạn phạm vi của một bài đăng cụ thể hoặc khả năng được tìm thấy của toàn bộ tài khoản mà người dùng không biết hoặc nhận được bất kỳ cảnh báo nào.
Nhà báo Weiss lưu ý rằng các công cụ này thậm chí còn được sử dụng để hạn chế phạm vi tiếp cận của các học giả, bao gồm Tiến sĩ Jay Bhattacharya của Đại học Stanford. Ông từng gây tranh cãi sau khi nói về tính hiệu quả của việc phong tỏa chống Covid-19 và các nhiệm vụ khác trong đại dịch. Các tài liệu cho thấy ông đã ở trong "Danh sách đen xu hướng" của Twitter để các bài đăng của ông ngoài phần xu hướng của trang.
Tuy nhiên, phía trên những người kiểm duyệt thông thường là một "nhóm bí mật" khác xử lý các vấn đề liên quan đến "nhiều người theo dõi", "gây tranh cãi" và những người dùng đáng chú ý khác. Nhóm này bao gồm các giám đốc điều hành cấp cao của Twitter.
Công bố của nhà báo Weiss đã được Giám đốc điều hành mới của công ty, Elon Musk xác nhận. Ông tiếp quản Twitter vào tháng 10, sa thải một số giám đốc điều hành hàng đầu, đồng thời đảo ngược một số quyết định trước đây của Twitter, như bỏ chặn vĩnh viễn tài khoản của cựu Tổng thống Donald Trump.
Twitter kiểm duyệt tự động nhiều hơn Quan chức Twitter cho biết công ty sẽ dựa chủ yếu vào tự động hóa khi kiểm duyệt nội dung, hơn là đánh giá thủ công. Phó Chủ tịch Tín nhiệm và An toàn sản phẩm Ella Irwin cho biết Twitter sẽ tích cực hơn trong việc hạn chế các hashtag dễ bị lạm dụng và kết quả tìm kiếm trong những lĩnh...