Tích lũy cổ phiếu cho chu kỳ mới
Chứng khoán là một kênh đầu tư tích sản bền vững nếu nhìn theo chu kỳ dài, trong đó tích sản cổ phiếu phù hợp với nhà đầu tư ít thời gian, hiện đang được coi là thời điểm tốt để tích lũy.
Ảnh Shutterstock.
ầu tư đường dài
Thị trường bất động sản trầm lắng từ đầu năm đến nay, lãi suất đồng loạt giảm sâu khiến lợi suất của kênh gửi tiền ngân hàng cũng trở nên kém hấp dẫn. Trong khi đó, nắm giữ ngoại tệ vì mục đích lợi nhuận không còn được nhà đầu tư ưu tiên.
ối với vàng, trong năm 2020, giá kim loại quý này có sự bứt phá mạnh mẽ, liên tục lập kỷ lục mới với thông tin các tổ chức và nhà đầu tư lớn chuyển dịch tài sản sang vàng để phòng thủ rủi ro trước tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm.
Những ngày đầu tháng 8, giá vàng trong nước vọt lên 62 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử, do giá vàng thế giới vượt hơn 2.070 USD/ounce, nhưng chỉ vài ngày sau đã giảm 7 – 8 triệu đồng/lượng. Diễn biến khó lường khiến việc đầu tư vào vàng là rất mạo hiểm. Không ít chuyên gia cho rằng, về dài hạn, vàng không phải là một kênh tích sản tốt.
Trong các kênh đầu tư cơ bản, Công ty Chứng khoán VNDIRECT cho rằng, chứng khoán đang là một kênh đáng xem xét.
GDP Việt Nam được dự báo tăng trưởng 5 – 7%/năm trong 10 năm tới, điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, trong khi nhiều doanh nghiệp tốt nhất đã niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn chứng khoán.
Video đang HOT
Trong bức tranh chung, kể từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động năm 2000 đến nay, trung bình chỉ số VN-Index tăng 14,5%/năm. Loại bỏ 50% doanh nghiệp kém chất lượng, thị trường tăng trung bình 18%/năm trong 20 năm qua. Việt Nam được đánh giá là một trong những môi trường đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực và còn nhiều dư địa để phát triển.
Nếu tích sản cổ phiếu từ năm 2017 đến năm 2020, với nhà đầu tư mua vào tại các đỉnh ngắn hạn, thì lợi suất vẫn đạt 7,39%/năm, cao hơn mặt bằng lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng.
Biến động VN-Index và giá trị giao dịch giai đoạn 2010-2020.
Song có một thực tế, không ít người vẫn coi thị trường chứng khoán như sòng bạc, chứ không phải kênh đầu tư và tham gia thị trường khi chưa đủ kiến thức, không có chiến lược đầu tư hiệu quả. Từ đó dẫn đến việc, phần lớn nhà đầu tư thua lỗ và cứ 2 năm, một lượng không nhỏ nhà đầu tư cá nhân lại rời bỏ thị trường.
“Vì vậy, để có thể sinh lời từ một thị trường hấp dẫn như thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư cần nhìn nhận đây là một kênh đầu tư tích sản bền vững và xây dựng một chiến lược đầu tư phù hợp với bản thân, trong đó tích sản cổ phiếu phù hợp với nhà đầu tư ít thời gian”, ông Phạm Thiên Quang, Giám đốc Khối Dịch vụ đầu tư, VNDIRECT chia sẻ.
Thị trường luôn có cơ hội
Nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang chật vật đi qua hai quý đầu năm, áp lực vẫn chưa vơi khi làn sóng dịch bệnh Covid-19 tiếp tục ập đến. Trong bối cảnh đó, đâu là thời điểm hợp lý để bắt đầu tích trữ cổ phiếu?
Trong góc nhìn của ông ặng Trần Phục, chuyên gia chứng khoán thì kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng do dịch bệnh bên cạnh nhiều vấn đề khác.
Do đó, chỉ số VN-Index cũng đã giảm khá sâu. Ở giai đoạn này, giá cổ phiếu tương đối rẻ, nhưng theo quy luật, sau giai đoạn khó khăn sẽ là giai đoạn tăng trưởng và cơ hội sẽ đến với những nhà đầu tư dám tích trữ cổ phiếu cho tầm nhìn 10 năm.
Trao đổi với ầu tư Chứng khoán, ông Phạm Quang Huy, Giám đốc Trung tâm Tư vấn khách hàng cao cấp, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam cho rằng, tích trữ cổ phiếu vẫn hợp lý dù ở thời điểm nào đi chăng nữa, đặc biệt là các mã thuộc ngành hàng thiết yếu.
Cổ phiếu phù hợp với nhà đầu tư trung và dài hạn, chọn cổ phiếu có nền tảng tốt rồi tích lũy qua thời gian với số tiền nhỏ, như là một khoản tiết kiệm có mục đích.
“Với những nhà đầu tư tham gia tích sản cổ phiếu thì việc chọn lựa cổ phiếu tốt là vấn đề ưu tiên và số tiền tham gia tích sản nên là luồng tiền mặt tích lũy hàng tháng. Mục đích là hưởng thặng dư của doanh nghiệp phát triển và cổ tức đều đặn, phù hợp với nhà đầu tư không quá năng động và muốn tích lũy để đầu tư trong một khoảng thời gian dài”, ông Huy nói.
Nhìn lại các dự báo chứng khoán tuần qua
Thị trường đã có tuần giao dịch phân hóa mạnh cùng trạng thái giằng co tích lũy. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường của một số công ty chứng khoán trong tuần vừa qua.
Sau tuần đầu tháng 8 tăng khá tốt, thị trường đã có những nhịp rung lắc bởi tâm lý thận trọng chốt lời của nhà đầu tư. Thống kê trên sàn HOSE có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tương tự sàn HNX cũng có có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng.
Tổng cộng, VN-Index tăng 9,28 điểm, tương đương tăng 1,1% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần ở mức 850,74 điểm; trong khi HNX-Index tăng 3,45 điểm, tương ứng tăng 3,06% và kết tuần ở mức 116,23 điểm.
Bên cạnh đó, thanh khoản chưa có dấu hiệu cải thiện. Trên sàn HOSE, khối lượng và tổng giá trị giao dịch đạt xấp xỉ tuần trước, tương ứng đạt 1.392 triệu cổ phiếu và 23.177 tỷ đồng.
Còn trên sàn HNX, giao dịch tăng vọt do thỏa thuận đột biến đến từ VCG, với khối lượng và giá trị lần lượt đạt 382 triệu cổ phiếu và 6.119 tỷ đồng, tăng 74,54% về lượng và tăng 163,75% về giá trị so với tuần trước.
CTCK Bảo Việt - BVSC đã đưa ra 3 nhận định đúng và 2 nhận định sai.
Cụ thể, sau khi nhận định sai trong phiên đầu tuần 10/8 bởi thị trường đã đi ngược dự báo khi tiếp tục duy trì đà tăng điểm nhẹ, BVSC đã ghi điểm trong phiên tiếp theo 11/8 khi giữ nguyên quan điểm về nhịp điều chỉnh của chỉ số VN-Index.
Trong 3 phiên còn lại của tuần giao dịch (từ 12-14/8), BVSC duy trì nhận định qua từng phiên về xu hướng tăng điểm của thị trường, tuy nhiên, trên thực tế chỉ số VN-Index chỉ giữ được sắc xanh trong 2 phiên và đảo chiều giảm điểm trong phiên cuối tuần ngày 14/8.
Trong khi đó, sau khi duy trì nhận định trung lập trong các phiên giao dịch từ 10-13/8 khi cho rằng thị trường sẽ giằng co và rung lắc nhẹ, CTCK Sài Gòn - Hà Nội - SHS đã đổi hướng trong phiên cuối tuần ngày 14/8 nhưng lại khiến công ty chứng khoán này mất điểm.
Cụ thể, SHS dự báo trong phiên 14/8, VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm với ngưỡng kháng cự tiếp theo quanh 875 điểm, tuy nhiên, trên thực tế, chỉ số này đã quay đầu điều chỉnh và may mắn giữ được mốc 850 điểm.
Mặt khác, sau khi dự báo khá lạc quan về phiên đầu tuần 10/8 nhưng diễn biến không được như kỳ vọng khi VN-Index hụt hơi và may mắn giữ được sắc xanh nhạt, CTCK Rồng Việt - VDSC đã thận trọng và dự báo đúng trong phiên tiếp theo ngày 11/8 khi cho rằng, áp lực chốt lãi xuất hiện khi các chỉ số thị trường đang áp sát vùng rủi ro cao.
Sau đó, VDSC tiếp tục ghi điểm trong phiên hồi phục ngày 12/8 khi dự báo động lực tăng điểm vẫn còn, nhưng lại nhận định không mấy chuẩn xác trong 2 phiên còn lại (13-14/8), thậm chí là sai lệch trong nhịp điều chỉnh ngày cuối tuần 14/8, khi cho rằng xu hướng của thị trường vẫn đang dần hướng lên.
Còn, CTCK Yuanta Việt Nam - YSVN đã đưa ra những dự báo khá trung lập khi cho rằng thị trường sẽ biến động hẹp, tuy nhiên có một số nhận định trái ngược với xu hướng của thị trường.
Điển hình như phiên 23-13/8, mặc dù thị trường đảo chiều hồi phục và chỉ số VN-Index chinh phục thành công mốc 850 điểm, nhưng YSVN vẫn đưa ra nhận định thị trường tiếp tục biến động hẹp hoặc điều chỉnh nhẹ quanh mức trung bình 20 phiên.
Nhận định chứng khoán 12/8: Có thể giải ngân nhưng tránh đua lệnh Thị trường đang trong trạng thái tích lũy nhưng nhà đầu tư không nên hưng phấn mua đuổi. Có thể tăng trở lại (Tăng) (Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Vn-Index dự báo có thể tăng điểm trở lại trong phiên kế tiếp. Xu hướng tăng điểm của thị trường vẫn đang được duy trì với đích đến nằm tại vùng...