Tia cực tím tại miền Bắc nhiều ngày ở mức nguy cơ gây hại rất cao
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/9, chỉ số tia cực tím cao nhất trong ngày tại các thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Hải Phòng, Hà Nội, Hội An (tỉnh Quảng Nam), TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ ở mức rất cao.
Dự báo từ ngày 10-12/9, tia cực tím ở các thành phố miền Bắc đều có nguy cơ gây hại rất cao. Ảnh minh họa: Lê Phú/Báo Tin tức
Các thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế), Đà Nẵng, Cà Mau (tỉnh Cà Mau) tia cực tím đạt mức cao và Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) ở mức trung bình. Từ 11-13 giờ là khoảng thời gian tia cực tím thường có nguy cơ gây hại rất cao.
Dự báo từ ngày 10-12/9, tia cực tím ở các thành phố miền Bắc đều có nguy cơ gây hại rất cao. Các thành phố miền Trung có nguy cơ bị gây hại cao gồm tại Huế (Thừa Thiên-Huế) vào ngày 10-11/9 và tại Đà Nẵng ngày 10/9; nguy cơ gây hại trung bình và dưới trung bình tại Huế (Thừa Thiên-Huế) vào ngày 12/9, tại Đà Nẵng vào ngày 11-12/9 và Hội An, Nha Trang vào ngày 10-11/9. Với các thành phố miền Nam, nguy cơ gây hại cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vào các ngày 10 và 12/9, Cần Thơ vào ngày 11-12/9, Cà Mau vào ngày 12/9; còn lại đều có nguy cơ gây hại trung bình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chỉ số tia cực tím cao nhất là 11 (quá cao) có thể gây bỏng nếu tiếp xúc trực tiếp, liên tục trong 10 phút; chỉ số mức 8-10 (rất cao) có thời gian gây bỏng là 25 phút tiếp xúc liên tục; mức cao là khi chỉ số ở mức 6-8.
Bức xạ tia cực tím là một thành phần của ánh nắng mặt trời, trong đó, tia cực tím A và B (UVA và UVB) có thể gây tổn thương DNA của tế bào da. Khi tiếp xúc quá nhiều dưới ánh nắng, da sẽ bị bỏng, khô, sạm, mất đàn hồi, tạo nếp nhăn, làm nhanh lão hóa và có thể gây ung thư da. Ngoài ảnh hưởng trên da, tia cực tím còn có thể gây các vấn đề cho mắt.
Khi ra nắng, các biện pháp chống nắng cần thiết như sử dụng kem chống nắng có quang phổ rộng, nên bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc sau khi bạn tiếp xúc với nắng để đảm bảo hiệu quả bảo vệ da, đeo kính mắt có tác dụng chống tia cực tím, đội mũ, quần áo chống nắng cũng như cần uống đủ nước, ăn rau củ quả tươi, có thể bổ sung nước khoáng, nước ép trái cây giàu vitamin…
Trung Bộ nắng nóng giảm dần, tia cực tím gây hại ở mức rất cao
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 12/8, nắng nóng và nắng nóng gay gắt ở Trung Bộ giảm dần, chỉ còn ít nơi trên 38 độ C.
Các thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ đều có chỉ số tia cực tím (UV) ở mức rất cao và gây hại trong khoảng từ 11-13 giờ. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến ở mức 50-60%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C là từ 10-17 giờ.
Các thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ đều có chỉ số tia cực tím (UV) ở mức rất cao và gây hại trong khoảng từ 11-13 giờ. Tại Nam Bộ, chỉ số UV ở Thành phố Hồ Chí Minh đạt mức cao, thành phố Cần Thơ đạt mức rất cao, thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) ở mức trung bình.
Từ ngày 13-15/8, chỉ số UV ở các thành phố trên cả 3 khu vực đều có nguy cơ gây hại cao và rất cao trong ngày 13-14/8, riêng Hà Nội ngày 14/8 có nguy cơ gây hại trung bình. Sang ngày 15/8, ngoại trừ các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An (tỉnh Quảng Nam), Cần Thơ, Cà Mau (tỉnh Cà Mau) chỉ số UVcó nguy cơ gây hại cao, các thành phố còn lại đều có nguy cơ gây hại trung bình.
Để bảo vệ làn da khi bức xạ tia cực tím gây hại ở mức rất cao, người dân nên hạn chế ra ngoài từ 11-13 giờ, ở dưới bóng mát và che chắn khi ra ngoài, bắt buộc bôi kem chống nắng, đội mũ... Khi ở ngoài trời, người dân nên đeo kính râm chặn được ít nhất 99% tia cực tím. Kính râm có thể giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể, cũng như các nếp nhăn quanh mắt.
Ngoài ra, ở những nơi còn nắng nóng và nắng nóng gay gắt, để bảo vệ sức khoẻ, mọi người cần có một chế độ ăn hợp lý nhằm tăng cường các vitamin và khoáng chất từ hoa quả; hạn chế đồ chiên, mỡ, kiểm soát chế độ sinh hoạt, tập luyện thể dục đều đặn, nghỉ ngơi đúng giờ, tránh thức khuya, căng thẳng... Đặc biệt, mỗi người cần bảo đảm chế độ uống đủ nước với 2-2,5 lít nước/ngày.
Thành phố Hạ Long ngập trong rác thải Tuần đầu tháng 8/2021, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) phải đối mặt với vấn nạn ngập ngụa rác thải trên khắp các đường phố bởi lý do đơn vị thu gom rác không có đường vào khu tập kết rác tạm. Rác được tập kết tạm ở đường Nguyễn Văn Cừ, Tp Hạ Long. Ảnh: TTXVN Những vướng mắc trong giải quyết...