Tỉ phú Elon Musk ‘chế giễu’ Tổng thống Joe Biden
SpaceX hoàn thành chuyến bay đầu tiên đưa phi hành đoàn dân sự vào không gian hôm 15.9 nhưng đến nay vẫn chưa được Tổng thống Joe Biden chúc mừng.
Tỉ phú Elon Musk
Theo CNBC, ngày 19.9 vừa qua, tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX đã chở 4 thành viên thuộc sứ mệnh Inspiration4 trở về Trái đất sau ba ngày trong không gian. Mục tiêu chính của sứ mệnh là gây quỹ 200 triệu USD cho bệnh viện St. Jude. Đến cuối tuần qua, sứ mệnh huy động được 160,2 triệu USD. Elon Musk cam kết đóng góp thêm 50 triệu USD, nâng tổng số tiền được huy động lên thành 210 triệu USD.
Các quan chức hàng đầu Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gửi lời chúc mừng đến Elon Musk và SpaceX trong sứ mệnh Inspiration4. Những đối thủ của SpaceX như Boeing, Lockheed Martin, thậm chí cả Jeff Bezos – người “gây sự” với SpaceX suốt thời gian qua cũng dành lời khen cho công ty của Elon Musk trên mạng xã hội.
Elon Musk trao đổi trên Twitter
Chỉ có Tổng thống Joe Biden không hề lên tiếng trước sự kiện này. Một người dùng Twitter hỏi tỉ phú Elon Musk nghĩ sao về việc Tổng thống Mỹ đương nhiệm không nhắc tới chuyện 4 phi hành gia vừa huy động hàng trăm triệu USD cho bệnh viện St. Jude. Thế là Elon Musk trả lời: “Ngài ấy vẫn đang ngủ”.
Dù Elon Musk tuyên bố “muốn đứng ngoài chính trị”, những phát ngôn gần đây trên Twitter cho thấy rằng ông sẵn sàng “đá xoáy” Tổng thống đảng Dân chủ nếu có điều gì đó không vừa lòng.
Video đang HOT
Elon Musk cũng đang mâu thuẫn với đề xuất xe điện mới nhất của chính quyền ông Biden, bao gồm các khoản trợ cấp và ưu đãi cho người mua xe điện lẫn hãng sản xuất, nhưng chỉ áp dụng cho công ty nào thuê nhân viên trong công đoàn ô tô. Tesla lại có mâu thuẫn với công đoàn ô tô ở Mỹ và từng phản đối nhân viên tham gia công đoàn.
Nhìn chung, SpaceX có mối quan hệ tốt với chính phủ liên bang. Công ty hàng không vũ trụ của Elon Musk đã giành được hợp đồng trị giá 2,89 tỉ USD để chế tạo tàu đổ bộ Mặt trăng cho NASA, đánh bại công ty Blue Origin của Jeff Bezos. Cho đến thời điểm hiện tại, SpaceX đã đưa tổng cộng 10 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Dẫu vậy, SpaceX đang bị Bộ Tư pháp (DOJ) điều tra vì cáo buộc phân biệt đối xử với ứng viên xin việc dựa trên tình trạng công dân của họ. Cuộc điều tra này đã bắt đầu từ thời chính quyền ông Trump.
Nga mở trung tâm nghiên cứu cấy chip vào người
Việc cấy chip vào cơ thể người được hứa hẹn sẽ khắc phục những cơn đau ảo do hệ thần kinh trung ương bị rối loạn.
Đại học Liên bang Viễn Đông (FEFU) và Quỹ Công nghệ cao Viễn Đông (DFHT) đã ký thỏa thuận về việc thực hiện một dự án chung về khả năng cấy chip vào cơ thể người.
Trường Đại học Liên bang Viễn Đông là nơi tổ chức sự kiện Diễn đàn Kinh tế Phương Đông.
Đại học và Quỹ nói trên sẽ tham gia vào việc thành lập Trung tâm Tài nguyên về Công nghệ Thần kinh Xâm lấn và Cơ học Sinh học Lâm sàng. Trung tâm này sẽ thực hiện công việc nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cho phép những người bị rối loạn hệ thần kinh trung ương, những người cần phục hồi nỗi đau sau tai nạn, có thể khắc phục những cơn đau ảo (phantom pain) hay còn gọi là "cơn đau ma".
Các chuyên gia cho biết, các nghiên cứu về việc cấy chip vào cơ thể con người phục vụ các mục đích khác nhau, là hoàn toàn có thể.
"Theo hướng này, chúng tôi ở cấp độ quóc gia có thể ở vị trí hàng đầu trên thế giới, bởi vì hướng nghiên cứu này chỉ mới xuất hiện, mà ở đây họ đã và đang làm điều đó" - ông Sarkisov nhận xét.
Theo Ruslan Sarkisov, người đứng đầu Đại học Kỹ thuật Liên bang Viễn Đông: "Đây sẽ là một trung tâm y tế toàn diện, bao gồm cả hoạt động, phục hồi chức năng, tạo ra các bộ phận mới và những công việc nghiên cứu trong lĩnh vực này".
Người đứng đầu quỹ có kế hoạch thành lập trung tâm trong vòng một năm tới và FEFU đã có cơ sở cho các nghiên cứu liên quan, từ đó có thể mở rộng quy mô nghiên cứu cho đến thời điểm trung tâm được đưa vào hoạt động chính thức.
Theo ông Sarkisov, FEFU đã có một cơ sở đang hoạt động theo hướng này, việc thành lập trung tâm sẽ mở rộng và giúp cơ sở ấy có thể thực hiện các công tác theo hướng thương mại hóa.
Người đứng đầu Quỹ Công nghệ cao Viễn Đông cho biết, kinh phí xây dựng trung tâm dự kiến lên đến 4,8 triệu USD, dự án sẽ được thực hiện tại Trung tâm khoa học và công nghệ đổi mới (INTC) "Russky".
"Đây có thể là bước khởi đầu cho việc hình thành một cụm kỹ thuật mạng quốc tế trên đảo Russky" - ông Sarikov cho biết thêm.
Thỏa thuận được ký kết trong Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) tổ chức tại Vladivostok. Sự kiện này được tổ chức trong khuôn viên trường Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok.
Ông Ruslan Sarkisov nói rằng, không loại trừ khả năng sự hợp tác giữa Đại học này và Quỹ Công nghệ cao Viễn Đông sẽ lập một cụm kỹ thuật mạng quốc tế có thể được tạo ra trong tương lai.
Việc cấy chip vào cơ thể người không quá lạ lẫm. Trước đó, tỷ phú không gian Mỹ Elon Musk đã đề cập đến một dự án mang tên máy tính Neuralink, còn gọi là dự án tích hợp não.
Elon Musk từng nói cuối năm 2021 sẽ đưa chip vào não người.
Neuralink là một kế hoạch cực kỳ tham vọng của tỉ phú Elon Musk nhằm liên kết não bộ của con người với máy tính. Mục đích ban đầu của dự án hướng tới mục đích chữa bệnh liên quan đến não bộ con người, lâu dài thì cho phép não người hợp nhất với trí thông minh nhân tạo.
Xét về mặt khái niệm, Elon Musk đã định vị Neuralink là một dự án tiềm năng giúp nhân loại ngăn chặn mối đe dọa tận thế gây ra bởi AI. Ông nói rằng công nghệ này có thể giúp chúng ta "đạt được một kiểu cộng sinh với trí tuệ nhân tạo". Tức là một ngày nào đó hệ thống có thể giúp con người tải lên và tải xuống các ý tưởng, dữ liệu và thông tin giống máy tính thông qua trí tuệ nhân tạo.
Năm 2019, Musk nói: "Chúng tôi hy vọng sẽ hiện thực hóa mục tiêu này cho bệnh nhân trước cuối năm nay, chúng tôi không còn xa mục tiêu này".
Theo nhiều nhà khoa học, việc kích thích hoạt động của não bộ ở con người là có thể thực hiện được nhưng họ cũng nhất trí rằng, lộ trình thời gian mà ông Elon Musk đưa ra là không thể.
Neuralink đã cấy chip vào não của một số con lợn, và thậm chí cấy chip vào não của một con khỉ. Tháng 4 năm nay, Neuralink công bố video khỉ Pager chơi game sau khi được cấy chip, không cần dùng thiết bị điều khiển truyền thống.
Tuy nhiên, các thử nghiệm trên người, các bài báo nghiên cứu khoa học và các dữ liệu thử nghiệm khác xuất hiện khá chậm.
Hồi tháng 4/2021, ông Musk viết trên Twitter: "Neuralink đang làm việc rất chăm chỉ nhằm đảm bảo an toàn cho thiết bị cấy ghép và liên hệ chặt chẽ với Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ. Nếu mọi thứ suôn sẻ, chúng tôi có thể thực hiện các thử nghiệm đầu tiên trên người vào cuối năm nay".
Tuy nhiên, giới khoa học cho rằng việc khỉ điều khiển máy tính bằng trí não đã có cách đây 20 năm và không đánh giá cao hệ thống này.
Tỉ phú Elon Musk: 'Tôi muốn thấy Bitcoin thành công' Tỉ phú Elon Musk tuyên bố vẫn tin vào tương lai Bitcoin và không cố tình "dìm" giá đồng tiền này trong thời gian qua. Elon Musk xuất hiện tại hội nghị trực tuyến The B Word Theo CNBC, góp mặt trong tư cách diễn giả khách mời tại hội nghị tiền ảo The B Word, Elon Musk cho biết bên cạnh cổ...