Tỉ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Putin cao kỉ lục giữa trừng phạt từ phương Tây
Đối diện với sức ép từ bên ngoài, người dân Nga có xu hướng ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images
Tỉ lệ ủng hộ của người dân Nga với Tổng thống Putin lên mức cao kỉ lục trong nhiều năm trở lại đây. Kết quả thăm do dư luận do Trung tâm Levada công bố ngày 31/3 cho thấy có 83% số người được hỏi bày tỏ sự ủng hộ đối với nhà lãnh đạo Nga, tăng mạnh so với tỉ lệ 69% hồi tháng 1/2022 cũng do Levada công bố, cũng như tỉ lệ tín nhiệm 71% do Quĩ Dư luận công (POF) khảo sát hồi đầu tháng 3. Mức độ tín nhiệm của công dân Nga đối với các thiết chế chính quyền cũng tăng.
Denis Volkov, Giám đốc Trung tâm Levada, cho biết tâm lý “sợ hãi và lo sợ” ban đầu mà nhiều người Nga cảm nhận được sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự ở Ukraine đã nhường chỗ cho niềm tin rằng Nga đang bị bao vây và người dân phải thể hiện đoàn kết xung quanh nhà lãnh đạo Nga.
Đối đầu với phương Tây giúp đoàn kết người dân Nga; những người trước đây về cơ bản không thích ông Putin giờ cũng cho rằng cần phải ủng hộ Tổng thống Nga – ông Volkov nói. Ông mô tả dịch chuyển tâm lý này bằng hình ảnh so sánh “ai cũng chống lại người Nga. Ông Putin bảo vệ chúng ta, nếu không, chúng ta sẽ bị bên ngoài tiêu diệt”.
Theo ông Volkov, tâm lý phổ biến tại Nga ở thời điểm này cũng tương tự như sau khi Crimea sáp nhập vào Nga hồi năm 2014 (nhưng không được Ukraine và phương Tây công nhận), tuy mức độ bi quan có tăng lên. “Không có niềm vui, bởi lần này tình hình nghiêm trọng hơn và khó khăn hơn. Có những người trở thành nạn nhân [của trừng phạt phương Tây] và chưa rõ khi nào mới chấm dứt”, giám đốc Trung tâm Levada nêu quan điểm.
Thăm do lần này được Trung tâm Levada khảo sát trên 1.600 người, với sai số dao động trong khoảng 3,4 điểm phần trăm.
Một số nhà quan sát nhìn nhận kết quả thăm dò dư luận tại Nga có thể không phản ánh chính xác quan điểm của công chúng, khi nhiều người đưa ra câu trả lời với phiếu thăm dò mang tính chất xã giao.
Video đang HOT
Những điểm chính trong bài phát biểu mới nhất về Ukraine của Tổng thống Putin
Tổng thống Vladimir Putin đã có bài phát biểu sâu rộng về cuộc khủng hoảng Ukraine vào ngày 16/3 khi ông gặp lãnh đạo các khu vực để thảo luận biện pháp hỗ trợ kinh tế xã hội nhằm đối phó với làn sóng trừng phạt từ phương Tây.
Theo đài RT, trong bài phát biểu, ông Putin đã cung cấp thông tin về cuộc xung đột đang diễn ra với Ukraine, nguyên nhân và các mục tiêu mà Nga theo đuổi.
Xung đột là không thể tránh khỏi
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cuộc họp ở Moskva ngày 3/3/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Putin nhấn mạnh phát động chiến dịch quân sự đặc biệt là lựa chọn duy nhất còn lại để Nga chấm dứt tình trạng đổ máu kéo dài nhiều năm ở miền đông Ukraine. Cũng theo nhà lãnh đạo Nga, nếu chỉ giới hạn phạm vi chiến dịch đặt biệt tại các nước cộng hòa tự xung ở Donbass thì sẽ chỉ khiến cuộc chiến leo thang, chứ không hạ nhiệt được xung đột.
Theo Tổng thống Putin, trong khi tiến hành cuộc chiến chống lại các khu vực ở Donbass, Chính phủ Ukraine cũng đã chuẩn bị cuộc tấn công qui mô lớn để tái chiếm Donbass. Gần 14.000 dân thường, gồm cả trẻ em, đã thiệt mạng trong cuộc xung đột kéo dài 8 năm qua này. Chính quyền Ukraine cũng tìm cách tấn công Crimea, vốn đã tách khỏi nước này vào năm 2014 và sáp nhập vào Nga thông qua cuộc trưng cầu ý dân.
Ông Putin nhấn mạnh trong bài phát biểu: "Được Mỹ và các nước phương Tây khác khuyến khích..., việc Ukraine tấn công lớn vào Donbass, và sau đó là Crimea, chỉ là vấn đề thời gian. Tuy nhiên, Lực lượng vũ trang của chúng tôi đã phá vỡ những kế hoạch ấy".
Ukraine chuyển sang tâm lý chống Nga
Chính quyền Ukraine đã công khai tuyên bố mục tiêu của họ là có được vũ khí hủy diệt hàng loạt, cụ thể là bom hạt nhân và các phương tiện vận chuyển. Ông Putin cho rằng những hệ thống như vậy sẽ được sử dụng để nhắm vào Nga sau khi đã sẵn sàng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kive ngày 15/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Putin cũng đề cập đến các cáo buộc về mạng lưới phòng thí nghiệm sinh học của Ukraine. Các cơ sở này nằm rải rác trên khắp Ukraine và có thể đã tham gia phát triển vũ khí sinh học với sự hỗ trợ trực tiếp của Mỹ. Các cáo buộc này bị các quan chức hàng đầu Mỹ bác bỏ.
Trong vài năm qua, do ảnh hưởng của phương Tây, chính quyền Ukraine đã biến nước này thành quốc gia có tâm lý chống Nga. Ông Putin cho rằng mục tiêu duy nhất của chính quyền Ukraine đương nhiệm là kéo cuộc xung đột kéo dài càng lâu càng tốt. Ông nói: "Họ được cung cấp ngày càng nhiều vũ khí, họ được cung cấp thông tin tình báo, nhận được trợ giúp khác, trong đó có cố vấn quân sự và lính đánh thuê".
Trong bài phát biểu, Tổng thống Putin cáo buộc phía Ukraine đang tấn công bừa bãi và gây thương vong cho dân thường, đồng thời cố gắng đổ lỗi cho Nga bằng những lời nói dối trắng trợn. Báo chí châu Âu và Mỹ thậm chí còn không nhận thấy thảm kịch này ở miền Đông Ukraine, như thể không có gì xảy ra.
Sự thống trị của phương Tây sụp đổ
Tổng thống Nga cho rằng mong muốn của phương Tây trong duy trì thống trị toàn cầu chính là gốc rễ của tình trạng hỗn loạn đang diễn ra ở Ukraine, cũng như các cuộc khủng hoảng ở các khu vực khác trên toàn cầu.
Ông nói: "Ngày nay, toàn bộ hành tinh phải trả giá cho những tham vọng của phương Tây, vì những nỗ lực bằng mọi cách để duy trì sự thống trị đang sụp đổ".
Chẳng hạn, tác động của các lệnh trừng phạt chống Nga đã ảnh hưởng tới người dân phương Tây và giới chức phương Tây lại đang cố gắng đổ lỗi cho Nga.
Ukraine kêu gọi Mỹ tăng cường viện trợ
Trong khi đó, trong bài phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Mỹ ngày 16/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi Mỹ tăng cường viện trợ, đồng thời nhắc lại đề nghị thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine.
Người Ukraine sơ tán sang Przemysl, Đông Nam Ba Lan ngày 15/3. Ảnh: PAP/TTXVN
Trước đó, Ukraine đã nhiều lần kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, nhưng tổ chức này từ chối. Sau cuộc họp khẩn cấp ngày 4/3 của các ngoại trưởng NATO, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết liên minh có trách nhiệm đảm bảo rằng xung đột ở Ukraine không lan ra ngoài biên giới nước này. Ông khẳng định "NATO đã thực hiện những biện pháp trừng phạt chưa từng có, chúng tôi hỗ trợ Ukraine, nhưng NATO không phải là một phần của cuộc xung đột. NATO là một liên minh phòng thủ, chúng tôi không tìm kiếm chiến tranh hoặc xung đột với Nga".
Trong một phát biểu ngày 15/3, Tổng thống Zelensky tuyên bố đã đến lúc phải thừa nhận rằng nước này sẽ không trở thành một thành viên NATO. Ông Zelensky nhấn mạnh Ukraine cần tìm kiếm các hình thức hợp tác mới với phương Tây và đảm bảo an ninh.
Về tình hình đàm phán, vòng đàm phán thứ tư giữa Nga và Ukraine ngày 16/3 theo hình thức trực tuyến đã tập trung thảo luận trọng tâm về cơ chế trung lập cho Ukraine. Giới chức hai nước đánh giá đàm phán đang trong giai đoạn quan trọng và có cơ hội đạt được thỏa hiệp.
Tổng thống Putin cảnh báo Phương Tây mất vị thế thống trị toàn cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng các lệnh trừng phạt chưa từng có mà Mỹ và các đồng minh áp đặt lên Nga đang đánh dấu thời điểm kết thúc của một kỷ nguyên. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty Images Theo đài RT (Nga), trong bài phát biểu hôm 16/3, Tổng thống Putin nhấn mạnh kể từ lúc này, phương...