Tỉ giá USD trên thị trường tự do và ngân hàng giảm mạnh
So với thời điểm cuối năm 2018, tỉ giá giao dịch USD/VND đã giảm 0,77% trên ngân hàng và 1,24% trên thị trường tự do.
Đó là thông tin mà ông Nguyễn Đức Hùng Linh, Giám đốc phân tích và tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán SSI, vừa đưa ra trong báo cáo thị trường tiền tệ Việt Nam tháng 10.
Trong tháng 10, tỉ giá USD/VND giảm 20 VND/USD ở chiều mua vào và tăng 10 VND/USD ở chiều bán ra trên ngân hàng (NH), ở mức 23.120-23.270 VND/USD. Giá không đổi trên thị trường tự do, giữ mức 23.180-23.200 VND. So với thời điểm cuối năm 2018, tỉ giá giao dịch USD/VND đã giảm 0,77% trên NH và 1,24% trên thị trường tự do.
Chênh lệch giữa tỉ giá mua vào và bán ra của NH lên tới 150 VND/USD, là mức giãn cách cao nhất trong nhiều năm trở lại đây. Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra vào giữa năm 2018, chênh lệch tỉ giá mua vào – bán ra của các NH thương mại đã liên tục được nới rộng so với mức trước đó là 70 VND/USD. Đây là cách các NH thương mại giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngoại hối khi bối cảnh quốc tế nhiều biến động khó lường.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, diễn biến thực tế VND lại khá ổn định. Thêm vào đó, tỉ giá mua vào của NH thương mại hiện tại thấp hơn rất nhiều so với tỉ giá mua vào của NH Nhà nước là 23.200 VND/USD giữ từ đầu năm đến nay. Nhờ vậy, hoạt động ngoại hối của 18 NH thương mại trong chín tháng mang lại thu nhập 6.460 tỉ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Nguồn vốn FDI giải ngân trong tháng 10 là 2 tỉ USD, cán cân thương mại thặng dư 9 tỉ USD. Việt Nam vẫn nằm trong nhóm nước nhận kiều hối lớn, ước tính trên 10 tỉ USD trong năm 2019.
Mặc dù chênh lệch lãi suất VND-USD có lúc chuyển sang âm nhưng nhờ nguồn cung ngoại tệ dồi dào, các NH thương mại tiếp tục bán ngoại tệ về NH Nhà nước, ghi nhận tháng thứ tư liên tiếp NH Nhà nước mua vào ngoại tệ. Dự trữ ngoại hối hiện ở mức kỷ lục trên 73 tỉ USD.
Tỉ giá trung tâm giảm 15 VND/USD xuống 23.145 VND/USD nhưng vẫn ở mức cao hơn tỉ giá mua vào của NH thương mại. Tỉ giá này liên tục tăng từ giữa năm 2018 đến nay và đã vượt qua tỉ giá mua vào của NH thương mại vào cuối tháng 9. Như vậy, các tỉ giá điều hành gồm tỉ giá mua vào của NH Nhà nước và tỉ giá trung tâm đều đang ở mức cao hơn tỉ giá mua của NH thương mại.
Ông Linh cho rẳng sau đợt bán ngoại tệ bốn tháng đầu năm và đợt vừa qua, trạng thái ngoại tệ của các NH thương mại sẽ bớt dồi dào, thêm vào đó nhu cầu ngoại tệ có thể tăng lên dịp cuối năm nên tỉ giá USD/VND có thể nhích tăng, tiệm cận về mức 23.200 VND/USD.
THÙY LINH
Theo Plo.vn
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ mua ròng ngoại tệ trở lại
Trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quay lại mua ròng ngoại tệ trong những ngày gần đây là điều có thể hiểu được.
Theo báo cáo thị trường tiền tệ tuần từ 26-30/8/2019 của Công ty Chứng khoán SSI, NHNN đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ trong tuần cuối tháng 8, giúp tăng cung tiền đồng ra hệ thống trong bối cảnh thanh khoản hệ thống có dấu hiệu căng thẳng, với lãi suất cho vay qua đêm trên liên ngân hàng có thời điểm leo lên mốc 5%/ năm.
Như vậy, sau đợt mua vào ngoại tệ mạnh mẽ với giá trị lên đến 8,35 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm giúp dự trữ ngoại hối chạm mốc hơn 66 tỷ USD, thì NHNN gần đây mới quay lại mua ngoại tệ vào để tiếp tục gia tăng dự trữ ngoại hối, sau hơn 4 tháng đứt quãng. Đây là động thái cần thiết trong bối cảnh tiền đồng có xu hướng tăng giá và nguồn cung ngoại tệ tiếp tục dồi dào.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, cán cân thương mại tháng 8 ước tính thặng dư lên đến 1,7 tỷ USD, nâng giá trị xuất siêu 8 tháng đầu năm nay lên mức 3,4 tỷ USD. Trong bối cảnh Mỹ - Trung liên tiếp áp các hàng rào thuế quan lên nhau, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có những lợi thế nhất định nên tăng cường xuất khẩu, đơn cử như kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ 8 tháng qua đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giải ngân 8 tháng cũng đạt 12 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra còn có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018. Dòng vốn đầu tư tiếp tục rót mạnh vào Việt Nam để né tránh thương chiến Mỹ - Trung càng giúp nguồn cung ngoại tệ trở nên dồi dào.
Trong khi đó, lượng kiều hối chảy về nước tiếp tục duy trì sự tăng trưởng ổn định. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2018, lượng kiều hối về Việt Nam đạt gần 16 tỷ USD, trước đó, năm 2017 là 13,8 tỷ USD, năm 2016 là 11,88 tỷ USD. Còn theo thông tin mới đây Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, ước tính 8 tháng đầu năm 2019, nguồn kiều hối chảy về TP.HCM đạt 3,45 tỷ USD và dự kiến cả năm nay, nguồn kiều hối chuyển về thành phố đạt trên 5 tỷ USD. Theo tính toán của WB, kiều hối gửi về nước ta có xu hướng tăng mạnh, mức độ tăng trưởng mỗi năm khoảng 10%.
Việc mua vào ngoại tệ đồng thời bơm tiền đồng ra thứ nhất giúp hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống vốn đang gặp nhiều căng thẳng. Số liệu thống kê cũng cho thấy trong tuần cuối tháng 8, NHNN đã bơm ròng 31.133 tỷ đồng qua thị trường mở trong tuần qua. Ở tuần trước đó, NHNN cũng đã bơm ròng 23.980 tỷ đồng qua thị trường mở. Như vậy, tổng cộng cơ quan điều hành đã bơm ròng trên 55.000 tỷ đồng ra thị trường trong nửa cuối tháng 8 để đáp ứng nhu cầu tiền đồng cao trước kỳ nghỉ lễ 2/9.
Thứ hai, động thái này giúp hạn chế tiền đồng tăng giá trong bối cảnh các tiền tệ khác liên tiếp phá giá mạnh trước USD. Thực tế là trong tháng 8 và những ngày đầu tháng 9/2019, NHNN đã tăng mạnh tỷ giá trung tâm nhưng giá mua bán USD tại các ngân hàng và trên thị trường tự do vẫn liên tiếp đi xuống, khiến vô hình chung tiền đồng tăng giá khá mạnh so với các ngoại tệ khác.
Theo Gia Lê/doanhnhansaigon.vn
Muốn trụ vững phải có đủ... USD? rong tháng 5/2019, NDT đã giảm giá khoảng 0 - 3% so với hầu hết các đồng tiền (trừ NZD). Cụ thể, giảm 3% so với JPY, 2% so với các đồng tiền EUR, HKD... Đối với USD, NDT mất giá 2,66%. NDT mất giá so với USD chủ yếu do các nguyên nhân: Kinh tế Trung Quốc bộc lộ một số dấu...