Thuyết phục Mỹ quan tâm Đông Nam Á
Các nhà lãnh đạo Malaysia, Singapore, Thái Lan sẽ đối mặt nhiệm vụ khó khăn nếu muốn thuyết phục Tổng thống Mỹ Donald Trump dành nhiều quan tâm hơn nữa cho Đông Nam Á.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak là người đi trước khi ông gặp tổng thống Mỹ ở Phòng Bầu dục ngày 12-9 (giờ địa phương). Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha dự kiến đến Washington trong tháng 10.
Theo tờ South China Morning Post, trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang bận tâm nhiều chuyện (thời tiết cực đoan, mối quan hệ với quốc hội, vấn đề Triều Tiên…), 3 nhà lãnh đạo nói trên phải nỗ lực đạt được mục tiêu chung: Thuyết phục nhà lãnh đạo nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm bớt quy mô chính sách bảo hộ và để mắt hơn đến Đông Nam Á.
Giới quan sát nhận định các chuyến thăm này thể hiện nỗ lực thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại đã “ra hoa kết trái” dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama nhưng đang bị đe dọa do lập trường không thân thiện với tự do thương mại toàn cầu của ông Donald Trump.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak và phu nhân Rosmah Mansor Ảnh: AP
Video đang HOT
Ngoài ra, đối mặt sự trỗi dậy của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á nhiều khả năng thúc giục ông chủ Nhà Trắng không làm xáo trộn cán cân quyền lực ở khu vực bằng cách giảm bớt hiện diện quân sự.
“Mục tiêu chính (của các chuyến thăm) là được Mỹ tái bảo đảm về sự quan tâm và cam kết đối với Đông Nam Á, sao cho khu vực này được đề cập trong các cuộc đối thoại về chính sách đối ngoại ở Mỹ” – ông Joseph Liow, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore), nhận định.
Riêng với Thủ tướng Malaysia Najib Razak, ý nghĩa chuyến thăm Mỹ còn quan trọng ở chỗ nhà lãnh đạo này sẽ đối mặt các cuộc bầu cử vào năm tới và muốn chứng tỏ ông vẫn còn được Nhà Trắng hoan nghênh bất chấp Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra hình sự quỹ đầu tư nhà nước Malaysia 1MDB.
Theo Reuters, ông Najib sáng lập quỹ này và hiện nó đang bị điều tra tại 6 nước. Người phát ngôn Nhà Trắng hôm 11-9 cho biết 2 nhà lãnh đạo Mỹ và Malaysia sẽ tập trung thảo luận về vấn đề Triều Tiên, cuộc chiến chống sự bành trướng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Đông Nam Á, tình hình biển Đông, thương mại và đầu tư.
Theo Lục San
Người lao động
Triều Tiên nói lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc "hiểm độc"
Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm nay 13/9 đã mô tả nghị quyết trừng phạt mới nhất do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua là "hiểm độc", đồng thời tuyên bố Bình Nhưỡng sẽ vẫn tiếp tục đẩy mạnh chương trình vũ khí của nước này.
Binh sĩ Triều Tiên tham gia lễ diễu binh tại Bình Nhưỡng (Ảnh: Reuters)
"Việc (Liên Hợp Quốc) thông qua một nghị quyết trừng phạt phi pháp và hiểm độc mới, vốn do Mỹ chỉ đạo, là cơ hội để Triều Tiên chứng minh rằng con đường mà Triều Tiên đã chọn là hoàn toàn đúng đắn", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên ( KCNA) dẫn một đoạn trong thông báo do Bộ Ngoại giao Triều Tiên phát đi hôm nay 13/9.
"Triều Tiên sẽ nhân đôi nỗ lực để tăng cường sức mạnh trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền được tồn tại của Triều Tiên", thông báo nhấn mạnh.
Theo KCNA, Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã chỉ trích mạnh mẽ nghị quyết trừng phạt mới nhất do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua ngày 11/9, gọi đây là "động thái khiêu khích ghê tởm nhằm tước đi quyền hợp pháp của Triều Tiên trong việc phòng vệ, đồng thời bóp nghẹt hoàn toàn nhà nước cũng như nhân dân Triều Tiên thông qua việc cấm vận kinh tế toàn diện".
Nghị quyết trừng phạt Triều Tiên mới nhất là lần thứ 8 các nước thành viên Hội đồng Bảo an nhất trí thông qua việc gây sức ép với Bình Nhưỡng kể từ khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần đầu tiên năm 2006. Các nghị quyết trừng phạt trước đây được cho là chưa đủ mạnh để buộc Triều Tiên phải từ bỏ tham vọng vũ khí của nước này.
Nội dung của nghị quyết mới bao gồm lệnh cấm Triều Tiên xuất khẩu hàng dệt may cũng như hạn chế việc cung cấp dầu cho Bình Nhưỡng để răn đe nước này sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hôm 3/9. Đây được xem là nghị quyết lịch sử, mạnh tay nhất từ trước đến nay của Hội đồng Bảo an đối với Triều Tiên.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, các lệnh trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc dành cho Triều Tiên chỉ là một bước cực nhỏ, chưa ăn thua gì so với những điều sẽ phải xảy ra để đối phó với chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Thành Đạt
Theo AFP
Sợ Mỹ trừng phạt, ngân hàng Trung Quốc đồng loạt từ chối Triều Tiên Các ngân hàng Trung Quốc được cho là đã bắt đầu dừng các giao dịch với phía Triều Tiên do lo sợ bị Mỹ trừng phạt sau một loạt cáo buộc từ Washington về nghi vấn rửa tiền cho Bình Nhưỡng. Một nhân viên ngân hàng Trung Quốc (Ảnh: Independent) Các nhân viên làm việc tại chi nhánh của các ngân hàng Trung...