Thụy Sĩ trưng cầu ý dân về dự luật tăng cường kiểm soát vũ khí
Người dân Thụy Sĩ bỏ phiếu trưng cầu ý dân về dự luật sửa đổi liên tăng cường kiểm soát vũ khí, đảm bảo sự đồng nhất trong hệ thống luật pháp giữa nước này với Liên minh châu Âu.
Ảnh minh họa. (Nguồn: thestar.com)
Ngày 19/5, người dân Thụy Sĩ bỏ phiếu trưng cầu ý dân về dự luật sửa đổi liên tăng cường kiểm soát vũ khí, đảm bảo sự đồng nhất trong hệ thống luật pháp giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU) với tư cách là quốc gia thành viên liên kết của khối thông qua thỏa thuận Schengen và Dublin.
Dự thảo luật do Hội đồng Liên bang (Chính phủ) Thụy Sĩ soạn thảo đảm bảo tuân thủ các quy định của luật kiểm soát súng đạn của EU được liên minh này thông qua hồi tháng 6/2016 sau các vụ tấn công tại Pháp, qua đó giảm nguy cơ các loại vũ khí tự động và bán tự động được mua bán dễ dàng trên thị trường “chợ đen” và rơi vào tay tội phạm cũng như khủng bố.
Là một quốc gia ký kết Thỏa thuận Schengen, Thụy Sĩ phải đưa những quy định mới về kiểm soát việc mua và sở hữu vũ khí của châu Âu vào hệ thống luật pháp quốc gia.
Video đang HOT
Sau quá trình đàm phán với giới chức EU, dự luật về kiểm soát súng đạn của Thụy Sĩ bảo lưu quyền mua và sở hữu súng của những người yêu thích và chơi bộ môn thể thao bắn súng truyền thống của Thụy Sĩ, nhưng yêu cầu có giấy phép của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, EU cũng chấp nhận các ngoại lệ với các loại súng trường tấn công của Quân đội Thụy Sĩ, vốn thuộc loại vũ khí bị cấm sở hữu.
Luật sửa đổi vẫn cho phép các công dân được giữ lại súng ở nhà sau khi họ kết thúc thời gian thi hành nghĩa vụ quân sự và được sử dụng cho môn thể thao bắn súng.
Bằng cách áp dụng những sửa đổi này, Thụy Sĩ đảm bảo duy trì sự hiện diện trong khu vực Schengen. Trường hợp ngược lại, chính phủ cảnh báo rằng, nếu nước này không áp dụng quy định mới của EU về sở hữu vũ khí trong thời hạn luật định, hợp tác giữa Thụy Sĩ và khu vực Schengen sẽ tự động chấm dứt, trừ khi được Ủy ban châu Âu và các quốc gia trong EU nhượng bộ.
Không tham gia Thỏa thuận Schengen, Thụy Sĩ sẽ không còn có quyền truy cập vào Hệ thống Thông tin Schengen (SIS), vốn đã trở thành công cụ không thể thiếu trong tìm kiếm và xác minh hằng ngày của cảnh sát và biên phòng Thụy Sĩ.
Ngoài ra, Thụy Sĩ sẽ phải tái lập kiểm soát biên giới với chi phí và nhiều phức tạp phát sinh, ảnh hưởng đến kinh tế, du lịch của Thụy Sĩ.
Liên quan đến Thoả thuận Dublin, việc chấm dứt thỏa thuận sẽ ngăn Thụy Sĩ gửi lại ngay lập tức những người xin tị nạn từng nộp đơn xin tị nạn ở một quốc gia thành viên khác.
Điều này sẽ khiến Thụy Sĩ trở nên hấp dẫn hơn nhiều đối với người di cư, và Thụy Sĩ sẽ phải tự xem xét tất cả các yêu cầu xin tị nạn của những người di cư.
Theo các khảo sát của Tập đoàn nghe nhìn Thụy Sĩ SSR và Tập đoàn truyền thông tư nhân Thụy Sĩ Tamedia, công bố ngày 8/5 vừa qua, khoảng 60% người dân sẽ bỏ phiếu ủng hộ tăng cường kiểm soát vũ khí trong cuộc trưng cầu ý dân này.
Sau vụ tấn công khủng bố tại Paris năm 2015 khiến 150 người thiệt mạng, EU đã thông qua dự thảo luật kiểm soát súng đạn nhằm nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc của vũ khí và tăng cường trao đổi thông tin giữa các quốc gia thành viên.EU đã yêu cầu Thụy Sĩ sửa đổi luật kiểm soát súng đạn phù hợp với luật pháp của EU nếu không nước này sẽ phải rút khỏi Thỏa thuận Schengen và Dublin./.
Theo Hoàng Hoa (TTXVN/Vietnam )
Thổ Nhĩ Kỳ bàn giao cho phiến quân Syria tên lửa phòng không di động "Stinger"
Những kẻ khủng bố Syria đã được trang bị tên lửa phòng không di động MANPAD Stinger.
Tên lửa phòng không di động "Stinger"
Theo những thông tin xuất hiện trên mạng xã hội, Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là một thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương, đã bàn giao cho nhóm khủng bố Syria "Hayat Tahrir ash-Sham" một số lượng lớn tên lửa phòng không Stinger. Những tên lửa này được tính toán sử dụng để tấn công những máy bay của Nga và Syria.
Mặc dù chưa có bằng chứng cho sự việc này, nhưng cần chú ý đến thực tế là trước đó đạn dược do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đã xuất hiện trong số các vũ khí của nhóm khủng bố "Hayat Tahrir ash-Sham", cụ thể đó là các loại pháo, tên lửa sử dụng cho pháo phản lực bắn loạt, máy bay không người lái,... vì vậy, thông tin này là có cơ sở.
Đặc biệt, trước đây Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng yêu cầu Syria và Nga ngừng tấn công những kẻ khủng bố "Hayat Tahrir ash-Sham" và sớm hoàn thành các thỏa thuận về việc tạo ra một khu vực leo thang ở Idlib.
Các chuyên gia lưu ý rằng, hầu hết các cuộc không kích của máy bay chiến đấu Nga đều được thực hiện từ độ cao lớn, nhưng mức độ nguy hiểm là rất đáng kể, đặc biệt là trên thực tế các trực thăng tấn công cũng được Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sử dụng.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Avia.pro
Thiếu loại vũ khí này, quân đội Mỹ loay hoay không biết xoay xở ra sao Tên lửa hành trình Tomahawk trở thành biểu tượng của Mỹ thời hậu Chiến tranh Lạnh và trong mọi cuộc chiến sau này, Mỹ đều sử dụng đến loại vũ khí chiến thuật này. Trong mọi cuộc chiến kể từ sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đều dùng đến tên lửa Tomahawk. Tiến sĩ Robert Farley thuộc Học viện Ngoại giao và Thương mại...