Thụy Sĩ thông qua luật cấm che mặt nơi công cộng
Cử tri Thụy Sĩ bỏ phiếu thông qua luật cấm che mặt ở đa số các địa điểm công cộng trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 7/3.
Thụy Sĩ cấm che mặt ở các nơi công cộng như đường phố, công sở, phương tiện giao thông công cộng, nhà hàng, cửa hàng và vùng nông thôn. Đề xuất gây tranh cãi này được 51,21% cử tri và đa số 26 bang khắp cả nước ủng hộ, theo kết quả sơ bộ do chính phủ liên bang công bố hôm 7/3.
Một phụ nữ trong trang phục burqa ở Thụy Sĩ. Ảnh: AFP
Các trường hợp ngoại lệ gồm nơi thờ cúng và các điểm linh thiêng khác. Thụy Sĩ không cấm che mặt vì lý do an toàn sức khỏe và an ninh cộng đồng, không cấm che mặt vì lý do thời tiết hoặc trong những hoàn cảnh được coi là “phong tục địa phương” như trong các lễ hội, theo văn bản do chính phủ liên bang công bố.
Video đang HOT
Khách du lịch tới Thụy Sĩ cũng phải tuân thủ quy định và không có ngoại lệ. Đề xuất này do vài nhóm chính trị đưa ra, bao gồm đảng cánh hữu Nhân dân Thụy Sĩ. Luật không đề cập cụ thể tới Hồi giáo, nhưng truyền thông địa phương đã gọi đây là “lệnh cấm burqa”. Burqa là trang phục vải trùm che kín toàn bộ cơ thể mà phụ nữ Hồi giáo thường mặc, chỉ chừa hai con mắt.
Một số tổ chức tôn giáo Thụy Sĩ, các nhóm nhân quyền và công dân, cũng như chính phủ liên bang, đã chỉ trích luật này. Hội đồng Tôn giáo Thụy Sĩ, cơ quan đại diện cho các cộng đồng tôn giáo lớn ở Thụy Sĩ, đã lên án dự thảo luật hồi đầu năm, nhấn mạnh luật nhân quyền bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cũng như trang phục của mọi người.
Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ, cơ quan đóng vai trò là chính phủ liên bang của đất nước, và quốc hội Thụy Sĩ cũng bác bỏ đề xuất này vì nó đi quá xa, đồng thời khuyến nghị người dân không bỏ phiếu thông qua.
Cuộc trưng cầu dân ý hôm 7/3 là đỉnh điểm sau nhiều năm tranh luận về vấn đề này. Tổ chức Ân xã Quốc tế chỉ trích kết quả bỏ phiếu là “chống Hồi giáo”.
Lệnh cấm che mặt hoàn toàn, cấm một phần và cấm ở địa phương đã áp dụng ở một số quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch. Pháp là quốc gia đầu tiên chống burqa và niqab (khăn trùm đầu và che mặt) ở nơi công cộng năm 2011. Tòa án Nhân quyền châu Âu ủng hộ lệnh cấm năm 2014. Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc năm 2018 cảnh báo lệnh cấm vi phạm nhân quyền của phụ nữ Hồi giáo, có nguy cơ “giam cầm họ trong chính nhà mình”.
WHO: Covid-19 gây đau thương hơn Thế chiến II
WHO cho biết đại dịch Covid-19 tác động tới cuộc sống và chấn thương tâm lý lớn hơn Thế giới II, với ảnh hưởng kéo dài "trong nhiều năm tới".
"Sau Thế chiến II, thế giới trải qua nhiều đau thương, vì cuộc chiến đó ảnh hưởng đến rất nhiều sinh mạng. Còn bây giờ, đại dịch Covid-19 có cường độ thậm chí lớn hơn, ảnh hưởng đến nhiều người hơn", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói tại một cuộc họp báo hôm 5/3. "Gần như toàn bộ thế giới bị ảnh hưởng, mỗi cá nhân trên thế giới thực sự đều bị tác động".
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp về Covid-19 ở Thụy Sĩ hồi tháng 1. Ảnh: Reuters .
"Điều đó đồng nghĩa những đau thương đại dịch gây ra thậm chí lớn hơn những gì thế giới phải trải qua sau Thế chiến II", ông nói thêm, nhấn mạnh ảnh hưởng của Covid-19 đến sức khỏe tâm thần mọi người. "Và khi có chấn thương tâm lý hàng loạt, nó sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng trong nhiều năm tới".
Bình luận của ông Tedros được đưa ra để trả lời câu hỏi liệu các quốc gia có nên tính đến tác động của đại dịch đối với kinh tế và sức khỏe tâm thần khi vạch ra định hướng cho tương lai. Các quan chức khác trong WHO cũng cho rằng sức khỏe tâm thần phải được ưu tiên trong ứng phó với đại dịch.
"Câu trả lời là toàn toàn có", Maria Van Kerkhove, người đứng đầu đơn vị về bệnh lây từ động vật sang người và bệnh mới xuất hiện của WHO, cho biết. "Có nhiều tác động khác nhau đối với các cá nhân, như mất người thân, bạn bè, mất việc làm, những trẻ em chưa được đi học, những người buộc phải ở nhà trong hoàn cảnh rất khó khăn".
Kerkhove nói thêm rằng thế giới vẫn trong "giai đoạn cấp tính" của đại dịch, khi loại virus này tàn phá các cộng đồng, giết chết hàng chục nghìn người mỗi tuần. Dù vậy, thiệt hại về sức khỏe tâm thần sẽ nổi lên như vấn đề lớn dài hạn, "cần được các chính phủ, cộng đồng, gia đình và cá nhân chú trọng nhiều hơn".
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO, kêu gọi mọi người không chỉ xem mức độ tổn thương sức khỏe tâm thần trong đại dịch như một vấn đề, mà phải thảo luận các giải pháp.
"Có một điều cần nói rằng sức khỏe tâm thần và sức khỏe tâm lý của người dân đang phải chịu áp lực, điều đó đúng. Nhưng ngược lại, chúng tôi cũng đang nỗ lực hỗ trợ và cung cấp trợ giúp tâm lý xã hội cho mọi người và cộng đồng", ông nói.
Thế giới hiện ghi nhận hơn 116 triệu ca Covid-19, trong đó gần 2,6 triệu người đã chết. Chương trình tiêm chủng đang được triển khai tại nhiều quốc gia, song WHO cảnh báo đại dịch sẽ không chấm dứt trong năm nay.
Tỷ phú giàu nhất Ấn Độ tham vọng xây vườn thú lớn nhất thế giới Gia đình tỷ phú giàu nhất Ấn Độ Ambani lên kế hoạch xây dựng vườn thú lớn nhất thế giới và một khu bảo tồn động vật tại nước này. Vườn thú mà gia đình tỷ phú Mukesh Ambani, chủ tập đoàn Reliance Industries trị giá 168 tỷ USD dự kiến xây rộng hơn 1.100 km2 tại Jamnagar, thành phố ở miền tây...