Thụy Sĩ đạt danh hiệu quốc gia hạnh phúc nhất thế giới
Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển, New Zealand và Australia đã bị loại khỏi danh sách top 10.
Theo bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc nhất toàn cầu được công bố tại New York hôm qua (23/4), Thụy Sĩ đã đạt danh hiệu quốc gia hạnh phúc nhất thế giới năm 2015, theo sau là Iceland, Đan Mạch, Na Uy, Canada.
Thụy Sĩ xếp đầu bảng hạnh phúc 2015. (Ảnh: Bloomberg)
Đây là lần thứ ba Bản báo cáo các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới được công bố nhằm công nhận hạnh phúc như một phương tiện ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ. Bản báo cáo này dày 166 trang, được biên soạn bởi Trường Đại học British Columbia ở Canada và Trường kinh tế London.
Trong bảng xếp hạng năm nay, cùng với 5 nước nói trên, Phần Lan, Hà Lan, Thụy Điển, New Zealand và Australia nằm trong danh sách top 10. Trong khi đó, Mỹ đã tụt xuống vị trí thứ 15, sau Israel và Mexico. Anh ở vị trí 21, vượt qua Bỉ và các Tiểu vương quốc Arab thống nhất. Pháp đứng thứ 29, sau Đức ở vị trí 26.
Mười quốc gia kém hạnh phúc nhất thế giới trong tổng số 158 nước bao gồm Afghanistan, Syria và 8 quốc gia tiểu vùng Sahara ở châu Phi.
Video đang HOT
Trải qua chiến tranh tàn khốc kéo dài và còn nhiều khó khăn về kinh tế nhưng người dân Việt Nam vẫn được đánh giá là hạnh phúc và lạc quan. Trong hình là một cô gái Việt Nam.(Ảnh: VOV)
Bất chấp tình trạng xung đột leo thang, Iraq xếp thứ 112, trước Nam Phi, Ấn Độ, Kenya và Bulgaria.
Theo ông Jeffrey Sachs, Giám đốc Viện nghiên cứu Trái đất thuộc Đại học Columbia, các tiêu chí đánh giá mức độ hạnh phúc của một quốc gia bao gồm thu nhập bình quân đầu người, tuổi thọ và tự do cá nhân.
Ngoài ra, họ còn kết hợp các yếu tố khác như sự thịnh vượng, phúc lợi xã hội, hoạt động trung thực và trách nhiệm tương đối của chính phủ.
Ông Sachs đề nghị chính phủ các nước nên sử dụng các phép đo hạnh phúc để giúp thế giới hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới./.
Theo Nguyễn Thu/VOV-Trung tâm Tin/theo AFP
Việt Nam kiến nghị sớm có luật pháp quốc tế bảo vệ tự do cá nhân
Không chỉ bày tỏ quan ngại với hành vi lợi dụng ứng dụng kỹ thuật số để phát tán thông tin sai sự thật, xâm phạm lợi ích quốc gia và cá nhân, đại diện Việt Nam cũng kiến nghị cộng đồng quốc tế cần sớm có khuôn khổ pháp luật quốc tế mới về vấn đề này.
Ảnh minh hoạ.
Trao đổi với phóng viên bên lề phiên họp ngày 1/4, tại Hà Nội của Ủy ban thường trực về Dân chủ và Nhân quyền (Đại hội đồng IPU-132), ông Lê Minh Thông, Phó Chủ nghiệm Ủy ban luật pháp của Quốc hội khẳng định, dân chủ trong kỷ nguyên số và những thách thức với quyền tự do, bí mất riêng tư cá nhân đang là vấn đề hết sức quan trọng.
"Vấn đề này đáp ứng được quan ngại của cộng đồng quốc tế và của các dân tộc trong bối cảnh công nghệ số đang ngày càng tác động mạnh mẽ tới mỗi quốc gia và cá nhân," ông Thông nói.
Cho rằng ứng dụng công nghệ số là tất yếu, ông Lê Minh Thông nhận định, Việt Nam luôn tạo mọi điều kiện cho những ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiều mặt của đất nước trong đó có phát huy dân chủ, bảo vệ nhân quyền.
Tuy nhiên, đại diện Ủy ban luật pháp của Quốc hội Việt Nam cũng tỏ ra quan ngại với hiện tượng những thế lực lợi dụng kỹ thuật số để truyền bá tư tưởng độc hại trong xã hội. Những nhóm người này thậm chí còn xâm nhận thông tin cá nhân, tấn công mạng, nghe lén điện thoại... làm ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.
"Tình trạng đặt máy chủ ở nước ngoài tấn công hệ thống mạng một nước khác phát tán các thông tin sai sự thật, có thể phản dân chủ và gây dư luận không tốt cho xã hội," đại diện Việt Nam nhấn mạnh.
Qua đó, ông Thông cho biết, Việt Nam đã đưa ra kiến nghị tăng cường hợp tác giữa các nghị viện thành viên của IPU để hỗ trợ, kịp thời trao đổi thông tin, chủ động đề xuất sáng kiến.
Cụ thể hơn, ông Lê Minh Thông cho rằng, các nước cần sớm hình thành khuôn khổ pháp luật mới mang tầm quốc tế nhằm bảo vệ các giá trị chân chính của dân chủ, bảo vệ quyền bí mật riêng tư và quyền tự do cá nhân.
Khuôn khổ những thỏa thuận luật pháp quốc tế theo ông cần nhấn mạnh, các quốc gia có nghĩa vụ không cho phép các trung tâm kỹ thuật số đặt máy chủ ở nước ngoài tấn công xâm phạm tới chủ quyền, giá trị dân chủ, giá trị dân tộc, văn hóa của các quốc gia khác.
"Vấn đề hiện nay là công nghệ số không chỉ là phương tiện của một quốc gia mà của cộng đồng quốc tế. Ta đang có một không gian thông nhất là không gian ảo. Không gian đó không có biên giới nên hợp tác trong việc trên là hết sức quan trọng," Phó Chủ nghiệm Ủy ban luật pháp của Quốc hội Việt Nam lên tiếng./.
Theo Vietnam
Lý Quang Diệu và hành trình đưa làng chài thành Trung tâm tài chính thế giới Từ làng chài nhỏ, "huyền thoại Châu Á" thế kỉ 20 và 21 - Lý Quang Diệu đã đưa Singapore đã trở thành trung tâm tài chính thứ 4 thế giới mà ít ai ngờ đến. Vào năm 1965, nếu ai cho rằng Singapore có thể trở thành trung tâm tài chính thế giới thì hẳn người đó sẽ bị coi là điên...