Thụy Sĩ cấp thị thực cho ‘ông trùm dầu mỏ’ Nga Khodorkovsky
Thụy Sĩ đã cấp thị thực cho ‘ông trùm dầu mỏ’ Nga Mikhail Khodorkovsky, theo thông báo ngày 30.12 của Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Berlin (Đức).
Nhà tài phiệt dầu mỏ Nga Mikhail Khodorkovsky – Ảnh: AFP
Theo hãng tin AP, ông Khodorkovsky đã nộp đơn xin thị thực thời hạn 3 tháng không lâu sau khi đến Berlin vào ngày 20.12. Ông Khodorkovsky vừa được phóng thích khỏi nhà tù theo quyết định ân xá của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Video đang HOT
Phát ngôn viên Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Đức Alexandra Baumann cho biết yêu cầu của ông Khodorkovsky hiện đã được chấp thuận. Thị thực vừa được cấp sẽ cho phép ông Khodorkovsky đi lại tự do tại 26 nước thuộc khu vực Schengen, vốn bao gồm Thụy Sĩ và hầu hết châu Âu, ngoại trừ Anh.
Chính phủ Đức cũng đồng ý cấp cho ông Khodorkovsky thị thực 1 năm ở nước này sau khi ra tù.
Các con trai của ông Khodorkovsky đi học ở Thụy Sĩ, và ông này vẫn có những mối quan hệ làm ăn ở đó.
Ông Christian Hanne, phát ngôn viên của ông Khodorkovsky, khi được hỏi về kế hoạch đi lại của cựu tài phiệt Nga, đã cho biết ông Khodorkovsky dự định sang Thụy Sĩ vào đầu tháng 1.2014, và hiện chưa quyết định sẽ định cư lâu dài ở đâu. Hiện ông Khodorkovsky vẫn đang ở Berlin.
Mối liên hệ giữa ông Khodorkovsky với Thụy Sĩ bắt nguồn từ những ngày nhà tài phiệt Nga còn là lãnh đạo công ty dầu mỏ Yukos. Khi ông Khodorkovsky bị truy tố về tội trốn thuế và rửa tiền, giới chức Nga đã tìm cách tịch thu khoảng 5 tỉ USD liên quan đến Yukos được gửi tại Thụy Sĩ.
Nhưng chính quyền Thụy Sĩ đã từ chối chuyển giao số tiền trên sau khi kết luận việc truy tố ông Khodorkovsky “có động cơ chính trị”. Hiện chưa rõ khoản tiền thuộc quyền sở hữu trực tiếp của ông Khodorkovsky trong khoản 5 tỉ USD đó là bao nhiêu, và liệu ông Khodorkovsky có thể tiếp cận nó hay không.
Theo TNO
Hiểu sao cho phải ?
Trong những ngày này, dư luận chính trường nhiều nước thành viên EU sôi động về việc cựu tỉ phú Nga Mikhail Khodorkovsky được Tổng thống Vladimir Putin ân xá sau hơn 10 năm ngồi tù. Thiên hạ cũng biết thêm nhiều về những dàn xếp ngoại giao ở hậu trường, đặc biệt giữa chính phủ Đức, thông qua cựu Ngoại trưởng Đức Hans-Dietrich Genscher và ông Putin.
Ảnh minh họa
Nhưng cũng chính vì thế mà thiên hạ lại không thể không đặt câu hỏi vì sao các nước thành viên EU lại hành xử khác nhau đến thế giữa Khodorkovsky và Edward Snowden, người gây chấn động khi tiết lộ hoạt động do thám và nghe lén của Mỹ cùng nhiều nước phương Tây. Phương Tây coi việc Nga xét xử và bỏ tù Khodorkovsky là biểu hiện mất dân chủ, nhân quyền và không có nhà nước pháp quyền. Với việc can thiệp để giải cứu, phương Tây sử dụng Khodorkovsky làm con bài chính trị cho mục đích của mình trong quan hệ với Nga dưới chiêu bài nhân đạo.
Những tiết lộ của Snowden là bằng chứng sinh động và thuyết phục về sự bất chấp luật pháp và tập tục quan hệ quốc tế, về sự ngạo mạn và lạm dụng ưu thế tài chính và khoa học công nghệ. Nhưng cho tới nay, Snowden không những không được EU hậu thuẫn về bất cứ phương diện gì mà trái lại, một số thành viên EU thậm chí còn tiếp tay cho Mỹ để truy bắt.
Thiên hạ phải hiểu thế nào cho phải về cách hành xử ấy của phương Tây trong khi vẫn rao giảng và tìm cách áp đặt tiêu chí và hệ giá trị của họ về dân chủ, nhân quyền và nhà nước pháp quyền. Câu trả lời chỉ có thể là chúng được phương Tây sử dụng hay vứt bỏ miễn là có lợi cho họ, mà trong thực chất là đạo đức giả và lá mặt lá trái.
Theo TNO
Ông Khodorkovsky tuyên bố 'tránh xa chính trị' Ngày 22.12, người từng giàu nhất nước Nga Mikhail Khodorkovsky tổ chức họp báo tại thủ đô Berlin của Đức, 2 ngày sau khi được Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ra lệnh phóng thích khỏi trại giam. Mikhail Khodorkovsky tại cuộc họp báo ở Berlin hôm qua - Ảnh: AFP Khodorkovsky được thả ngày 20.12 rồi lập tức sang Đức và...