Thuỵ Sĩ cân nhắc ‘thỏa thuận bí mật’ với NATO?
Trích dẫn bản dự thảo của một tài liệu, tờ Blick đưa tin Chính phủ Thuỵ Sĩ được cho là đang tìm cách sửa đổi chính sách an ninh bằng việc tăng cường hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO), đồng thời điều chỉnh chính sách trung lập theo đuổi lâu nay
Thủ đô Bern của Thụy Sĩ. Ảnh: Anadolu/Getty Images
Theo tờ Blick, ngày 29/8 tới, Uỷ ban Quốc phòng Liên bang do Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd đứng đầu sẽ trình bày báo cáo từ ủy ban nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp “động lực cho chính sách an ninh trong những năm tới”.
Một trong những khuyến nghị là tăng cường hợp tác với NATO, mà theo ủy ban lập luận, sẽ tăng cường năng lực phòng thủ của Thụy Sĩ.
“NATO vẫn là bên bảo đảm an ninh cho châu Âu trong tương lai gần. Đây là chuẩn mực cho các đội quân phương Tây hiện đại và xác định các tiêu chuẩn cho công nghệ quân sự phương Tây”, tài liệu nêu rõ.
Mặc dù không khuyến nghị tư cách thành viên trong khối, nhưng ủy ban đã đề xuất ký kết “các thỏa thuận bí mật” để giải quyết các mối đe dọa từ tên lửa tầm xa, chiến tranh mạng diện rộng chống lại các quốc gia châu Âu hoặc xâm phạm không phận.
Video đang HOT
Tài liệu cũng cho biết Thụy Sĩ nên nghiêm túc chuẩn bị cho phòng thủ tập thể, bao gồm tham gia các cuộc tập trận của NATO. Tờ báo lưu ý rằng điều này trái ngược với tình trạng trung lập của Thụy Sĩ.
Các chuyên gia cũng kêu gọi Thụy Sĩ xem xét lại Đạo luật Liên bang về Vật tư Chiến tranh, trong đó cấm chuyển giao trực tiếp xe tăng Thụy Sĩ cho Ukraine. Tài liệu lưu ý rằng chính sách này đã “gây ra sự nhầm lẫn và thất vọng trong EU và NATO”.
Cuối cùng, các chuyên gia khuyến nghị rằng chính sách trung lập nên được sửa đổi để cho phép quốc gia này xây dựng lập trường về các cuộc xung đột có thể xảy ra (Nga – NATO) một cách kịp thời và dự đoán các yêu cầu có thể xảy ra.
Tờ Blick lưu ý rằng cả phe cánh tả và đảng Nhân dân Thụy Sĩ có khả năng phản đối chiến lược mới được đưa ra và sẽ làm mọi cách để ngăn chặn NATO, EU và ít trung lập hơn.
Thụy Sĩ đang duy trì lập trường “trung lập vĩnh viễn” theo hiến pháp. Các nghĩa vụ của nước này bao gồm kiềm chế tham gia vào các cuộc xung đột, cấm vận chuyển vũ khí đến các vùng chiến sự từ hoặc qua lãnh thổ của nước này và đưa binh sĩ đánh thuê cho các quốc gia tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang, cũng như đảm bảo quốc phòng đất nước.
Nga đã đặt câu hỏi về lập trường trung lập của Thụy Sĩ. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cáo buộc Bern trở nên “công khai thù địch” với Moskva vì nước này ủng hộ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga và đã đóng băng hàng tỉ đô la tài sản của Nga.
Theo hãng tin Reuters (Anh), Thụy Sĩ gần như phá vỡ truyền thống trung lập, khi áp lực chính trị và dư luận công chúng ủng hộ Ukraine buộc chính phủ phải chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí tới khu vực có xung đột.
Thụy Sĩ trung lập từ năm 1815 và tình trạng này được bảo đảm bởi hiệp ước năm 1907. Theo đó, Thụy Sĩ sẽ không gửi vũ khí trực tiếp hoặc gián tiếp cho các bên tham chiến trong một cuộc xung đột. Nước này áp dụng một lệnh cấm vận riêng về bán vũ khí cho Ukraine và Nga.
Theo kết quả cuộc thăm dò được công bố hồi tháng 3, khoảng 91% dân số Thụy Sĩ cho rằng quốc gia này vẫn nên duy trì trạng thái trung lập.
Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Tổng thống Viola Amherd sẽ có bài phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh về hòa bình cho Ukraine trong ngày 15/6.
Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông cáo báo chí của Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ cho biết có 100 đoàn đại biểu, trong đó có 57 nguyên thủ quốc gia, sẽ tới tham dự hội nghị diễn ra ở khu nghỉ dưỡng Brgenstock.
Theo thông cáo, trong phái đoàn nước chủ nhà Thụy Sĩ có Ủy viên Hội đồng Liên bang Ignazio Cassis, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Liên bang (FDFA). Dự kiến, trước khi bắt đầu hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Amherd sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.
Hội nghị sẽ có phiên họp toàn thể, với nội dung thảo luận về các chủ đề được đề cập trước đó. Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận về cách thức và thời điểm Nga có thể tham dự tiến trình này. Trong thông cáo báo chí, Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ đánh giá việc xây dựng một giải pháp lâu dài cuối cùng cần có sự tham gia của cả hai bên.
Thông cáo báo chí của Thụy Sĩ được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đã đưa ra những đường hướng quan trọng về chính sách ngoại giao cũng như nhiệm vụ của nước Nga trên trường quốc tế. Nhà lãnh đạo Nga cũng nêu đề xuất hòa bình mới nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine. Ông Putin khẳng định Nga sẽ ngừng bắn và tham gia đàm phán nếu Ukraine từ bỏ ý định gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và rút quân khỏi 4 khu vực là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng, các tỉnh Kherson và Zaporozhye mà Moskva đã tuyên bố chủ quyền. Ông tuyên bố Nga sẵn sàng đảm bảo việc rút quân an toàn của các đơn vị Ukraine.
Theo kế hoạch, hội nghị về Ukraine diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock trong 2 ngày 15-16/6. Trước đó, Bộ Ngoại giao Thụy Sĩ cho biết nước này đã mời hơn 160 phái đoàn tham dự hội nghị, trong đó có các quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và một số tổ chức quốc tế. Nga không nằm trong danh sách được mời tham dự hội nghị lần này.
Thụy Sĩ thông tin về các đoàn nước ngoài dự hội nghị hòa bình Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 15/5, Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd cho biết nước này đã nhận được hơn 50 xác nhận từ khoảng 160 phái đoàn được Bern mời tham gia hội nghị hòa bình Ukraine vào tháng tới. Binh sĩ Ukraine tại vùng giao tranh với lực lượng Nga ở thủ đô Kiev. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát...