Thuỷ sản Nam Việt (ANV): Dịch nCoV cũng là cơ hội để giảm phụ thuộc Trung Quốc dù tìm kiếm khách hàng mới không dễ dàng
Ở khía cạnh khác của ảnh hưởng dịch nCoV giai đoạn này, việc tạm dừng các đơn hàng sang Trung Quốc cũng có thể xem là một bước khởi sắc với các thị trường còn lại. Theo ông Thiên, ANV sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các đơn hàng thị trường châu Âu để xúc tiến nhanh quá trình xuất hàng cho khách thân thiết.
Dịch virus Covid-19 (nCoV) kéo dài tiếp tục ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế nói chung, bao gồm ngành thuỷ sản nói riêng. Trong đó, các nhà hàng tại Trung Quốc là các khách hàng chính của cá tra Việt Nam, trước áp lực nhu cầu giảm mạnh do hạn chế vui chơi, ăn uống bên ngoài cùng với động thái siết chặt thông quan hàng hoá sẽ ảnh hưởng làm xuất khâu ca tra sang Trung Quôc sut giam manh ca vê san luơng va gia tri.
Tiếp tục khảo sát quan điểm cũng như cách ứng phó của doanh nghiệp trước dịch virus Covid-19, chia sẻ với chúng tôi, đại diện Thuỷ sản Nam Việt (ANV) cho hay dịch nCoV khởi nguồn ở châu Á, một trong những khu vực đông dân bậc nhất nên sức ảnh hưởng khá nặng nề. Việc này kéo dài ảnh hưởng chung đến toàn bộ ngành kinh tế chứ không chỉ riêng thủy sản. Vasep cũng đã công bố sản lượng xuất khẩu của chúng ta tháng 1 vừa qua đã giảm 20%. Nếu trong thời gian tới tình hình dịch bệnh vẫn chưa ổn định thì sản lượng xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm.
Năm 2020 là một năm đầy thử thách của ANV
Riêng ANV, tỷ trọng xuất sang Trung Quốc đâu đó 30% chắc chắn sẽ bị tác động từ dịch nCoV. Một số đơn hàng sang Trung Quốc đang bị đình trệ do đối tác vẫn đang kéo dài kỳ nghỉ Tết. “Trước tình hình này thì chúng tôi chắc chắn sẽ điều chỉnh lại kỳ vọng lợi nhuận của năm nay vì đây là ảnh hưởng chung của toàn thị trường chứ không chỉ riêng ANV”, đại diện Công ty khẳng định. Chỉ tiêu phải đi đôi với thực tế thì hiệu suất làm việc của anh em công nhân viên mới cao được.
Năm 2020 theo đó là một năm đầy thử thách, trong đó:
Thứ nhất, đội ngũ sales (bán hàng) phải tích cực tìm kiếm khách hàng thay thế cho thị trường Trung Quốc để giữ vững được doanh số sale, đạt được kỳ vọng doanh thu của Công ty.
Thứ hai, hiện nay dịch bệnh nCoV làm ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường chứng khoán, giá trị của ANV cũng bị ảnh hưởng do mọi người có tâm lý đám đông.
Video đang HOT
Trong nguy có cơ: Dịch nCoV cũng là thời điểm ANV giảm phụ thuộc Trung Quốc
Nhưng, trong khó khăn luôn luôn có cơ hội: Đây cũng là thời điểm phù hợp để ANV mở rộng thị phần và đặt chân đến các thị trường mà trước đó chưa có cơ hội tiếp cận do năm vừa qua đã tập trung để mở rộng thị trường Trung Quốc.
“ANV từ quý cuối năm 2019 cũng đã định hướng cơ cấu lại thị phần ở các thị trường, không tập trung vào riêng thị trường Trung Quốc tránh tình trạng bỏ trứng vào cùng một giỏ nên việc Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi nCoV cũng không mang về thiệt hại lớn cho ANV”, ông Doãn Chí Thiên – Thành viên HĐQT ANV cho hay. Hiện, Công ty vẫn đang bảo quản tốt trong kho cho đối tác, đảm bảo chất lượng không sụt giảm cho đến khi xuất hàng trở lại.
Ở khía cạnh khác của ảnh hưởng dịch nCoV giai đoạn này, việc tạm dừng các đơn hàng sang Trung Quốc cũng có thể xem là một bước khởi sắc với các thị trường còn lại. Theo ông Thiên, ANV sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các đơn hàng thị trường châu Âu để xúc tiến nhanh quá trình xuất hàng cho khách thân thiết. Ngoài ra, đây là động lực lớn cho đội ngũ sale để mở rộng thị trường bán hàng, và tin vui vừa qua cũng đã đến khi ANV đã có thêm nhiều đơn hàng mới ở các thị trường châu Âu, Nam Mỹ và Trung Đông.
“Nhìn chung, doanh nghiệp có nhiều năm trong nghề chắc chắn sẽ đến một thời điểm sẽ phải gặp khó khăn. Ảnh hưởng của dịch bệnh năm nay là cơ hội để ANV tích cực thay đổi để tồn tại. Chỉ khi vượt qua những thách thức như thế này thì doanh nghiệp mới tích góp được kinh nghiệm để phát triển bền vững”, ông Thiên chia sẻ thêm.
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
May Sông Hồng (MSH): Quý 1/2020 chưa bị ảnh hưởng bởi dịch virus Covid-19, sang quý 2 đối mặt nguy cơ hụt hàng, thậm chí có thể thay đổi kế hoạch cả năm
Các nhà cung cấp từ Trung Quốc sẽ quay trở lại sản xuất từ ngày 20/2/2020, nhưng hiện vẫn chưa rõ công suất sản xuất khi các nhà máy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, khả năng May Sông Hồng (MSH) chuyển sang nhập nguyên liệu từ nước khác ngoài Trung Quốc là rất thấp.
Dịch virus virus Covid-19 kéo dài sẽ ảnh hưởng đến toàn thể nền kinh tế nói chung, và một số ngành xuất khẩu nói riêng. Trong đó, nhóm ngành dệt may với phần lớn nguyên liệu từ Trung Quốc đã, đang và sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực trong đại dịch virus Covid-19, đặc biệt tình hình dịch đang ngày càng gia tăng tại quốc gia này. Như vậy, việc gián đoạn sản xuất từ Trung Quốc về lâu dài có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng của ngành dệt may, giới phân tích cho hay.
Dịch virus Covid-19 có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất bắt đầu từ quý 2/2020
Trong đó, là một trong những nhà máy sản xuất hàng may mặc và chăn ga gối đệm có thâm niên 20 năm tại Việt Nam, May Sông Hồng (MSH) trong cuộc thảo luận ngắn với SSI Research mới đây đã xác nhận việc sản xuất vẫn đang diễn ra bình thường vì công ty có đầy đủ hàng tồn kho để sản xuất trong quý 1/2020.
Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc, Công ty cho rằng có khả năng thiếu hụt hàng tồn kho trong quý 2/2020. Các nhà cung cấp từ Trung Quốc sẽ quay trở lại sản xuất từ ngày 20/2/2020, nhưng hiện vẫn chưa rõ công suất sản xuất khi các nhà máy hoạt động trở lại. Tuy nhiên, khả năng MSH chuyển sang nhập nguyên liệu từ nước khác ngoài Trung Quốc là rất thấp. Mặc dù việc sản xuất ở Trung Quốc bị gián đoạn có thể gây ra sự thiếu hụt nguyên liệu, MSH tin rằng các nhà cung cấp sẽ không lợi dụng sự kiện này để tăng giá nhờ mối quan hệ kinh doanh lâu dài và uy tín của Công ty.
Kế hoạch 2020 có thể phải điều chỉnh
Kế hoạch năm 2020 theo MSH chia sẻ có thể được điều chỉnh, do kết quả kinh doanh kém của mảng chăn ga gối đệm trong năm 2019 và tác động có thể xảy ra từ việc bùng phát dịch virus Covid-19.
Trước đây, MSH đã lên kế hoạch cho năm 2020 về doanh thu FOB đạt 165 triệu USD (tăng 10% và doanh thu mảng chăn ga gối đệm tăng 150%. Công ty có thể cần đánh giá tác động của dịch virus Covid-19 và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp, SSI Research nhận định.
Ngược lại, các kế hoạch kinh doanh khác như ra mắt bộ sưu tập chăn ga gối đệm mới vào tháng 3, giao đơn hàng đầu tiên cho Walmart vào tháng 4, và việc đưa nhà máy SH10 đi vào hoạt động trong quý 4/2020 dự kiến vẫn diễn ra theo kế hoạch. Trong năm 2021, MSH dự kiến tăng giá trị đơn hàng của Walmart lên 10 triệu USD, so với giá trị đơn hàng trong năm 2020 là 2 triệu USD. Hoạt động của nhà máy SH10 cũng sẽ gia tăng công suất của MSH lên 35% trong năm 2021. Với những yếu tố hỗ trợ này, chúng tôi tin rằng MSH vẫn còn dư địa để tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trong năm 2021.
Không mong đợi hưởng lợi từ EVFTA
Chiều ngược lại, MSH không mong đợi được hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA, vì Công ty không thể đáp ứng yêu cầu về xuất xứ từ khâu vải trở đi. Điều này cũng không gây thiệt hại nhiều vì EU không phải là thị trường xuất khẩu chiến lược của Công ty khi có tới 90% giá trị xuất khẩu của Công ty là sang thị trường Mỹ.
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần MSH đạt 4.425 tỷ đồng tăng 12% so với cùng kỳ, LNST đạt 452 tỷ đồng tăng 22% so với 2018. So với kế hoạch, Công ty đã vượt 3% mục tiêu về doanh thu và vượt 15,6% mục tiêu về lợi nhuận.
Tình hình kinh doanh MSH (Tỷ đồng).
Trên thị trường, sau đợt tăng mạnh để chạm đỉnh vào tháng 8 nắm ngoái, hiện cổ phiếu MSH đã điều chỉnh đáng kể về mức 42.000 đồng/cp.
Túc Mạch
Theo Trí thức trẻ
VCSC: Dịch virus Corona sẽ ảnh hưởng chi tiêu không thiết yếu, đặc biệt doanh số xe máy 2020 dự chỉ đi ngang Do dịch virus Corona, việc phục hồi doanh số ngành xe máy sẽ diễn ra chậm hơn vào năm 2021 thay vì năm 2020, dự phóng doanh số xe máy của Honda sẽ tăng 1% trong năm 2020 và ghi nhận CAGR 3% trong giai đoạn 2020-2022 nhờ gia tăng thị phần. Dịch virus Corona (nCoV) sẽ ảnh hưởng chi tiêu không thiết...