Thủy sản Minh Phú dự kiến phát hành riêng lẻ gần 76 triệu cổ phiếu
Nếu được thông qua, vốn điều lệ của Thủy sản Minh Phú sẽ tăng lên mức 2.157 tỷ đồng…
Ngày 28/9, thị giá MPC ở mức 49.500 đồng/cổ phiếu.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC) vừa có thông báo về việc triệu tập Đại hội cổ đông bất thường năm 2018.
Theo đó, mục đích của đợt đại hội lần này nhằm trình các cổ đông thông qua phương án phát hành 75,72 triệu cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ mức 1.400 tỷ đồng lên hơn 2.157 tỷ đồng.
Ngoài ra, MPC cũng xin ý kiến để loại bỏ 4 ngành nghề kinh doanh hiện có gồm kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác vận tải hàng hóa bằng đường bộ cho thuế xe có động cơ.
Mới đây, Hội đồng quản trị Minh Phú cũng đã thông qua phương án góp vốn thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, Thủy sản Minh Phú sẽ cùng với Công ty Cổ phần Đầu tư Long Phụng và cá nhân bà Lê Thị Minh Phú thành lập Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Minh Phú với vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
Video đang HOT
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2018, sản lượng xuất khẩu ghi nhận 33.269 tấn, tăng 18% và đạt 62% kế hoạch. Giá trị hợp đồng đã ký gần 638 triệu USD, thực hiện được 80% kế hoạch, sản lượng hợp đồng đã ký là 58.172 tấn, tương đương 92% chỉ tiêu cả năm. Tương ứng, Minh Phú thu về lũy kế 8 tháng gần 442 triệu USD doanh thu xuất khẩu, đạt hơn 55% kế hoạch cả năm (800 triệu USD).
Nhờ đó, công ty đạt 10.735 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 12% so cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế 618 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 68% so với nửa đầu năm ngoái, đạt hơn 563 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MPC đã hồi phục khá mạnh từ vùng đáy 25.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm và là một trong những đầu tàu dẫn “sóng thủy sản”.
Kết thúc phiên cuối tháng 9, MPC có giá 49.500 đồng/cổ phiếu, với 577 nghìn cổ phiếu được khớp lệnh. Vốn hóa thị trường theo đó khoảng 6.900 tỷ đồng.
ĐÀO VŨ
Theo vneconomy.vn
NGÂN HÀNG Ông Nguyễn Đức Vinh đăng ký mua thêm 456 nghìn cổ phiếu VPBank
Sau khi đăng ký mua hơn 15,55 triệu cổ phiếu VPBank, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank đăng ký mua thêm 456.179 cổ phiếu.
Ông Nguyễn Đức Vinh đăng ký mua thêm 456 nghìn cổ phiếu VPBank.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) vừa công bố thông tin liên quan đến giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Vinh, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc VPBank đăng ký mua 456.179 cổ phiếu VPB theo chương trình ưu đãi cho người lao động (ESOP). Thời gian đăng ký mua từ 18/9 đến 17/10/2018.
Trước đó, ngày 31/8, ông Vinh đã đăng ký mua 15,55 triệu cổ phiếu ESOP của ngân hàng, với giá mua là 10.000 đồng/cổ phiếu, đồng nghĩa ông Vinh sẽ chi 155,5 tỷ đồng để sở hữu lượng cổ phiếu mà tính theo giá thị trường hiện tại lên đến 380 tỷ đồng.
Như vậy, sau khi giao dịch này hoàn tất, ông Vinh sẽ nắm giữ gần 16 triệu cổ phiếu VPB.
Theo kế hoạch đã được cổ đông thông qua, trong năm nay VPBank sẽ phát hành gần 33,7 triệu cổ phiếu theo chương trình ESOP cho cán bộ nhân viên với giá phát hành bằng mệnh giá là 10.000 đồng/cổ phiếu. Các cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong thời gian là 3 năm.
Nếu phát hành thành công 33,7 triệu cổ phiếu trong đợt phát hành ESOP này, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng thêm 337 tỷ đạt 24.567 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Vinh sinh năm 1958 tại Hưng Yên, có trình độ chuyên môn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, từng du học ở Pháp và Mỹ.
Năm 1984, ông Vinh làm cán bộ Vụ quan hệ quốc tế Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam. 5 năm sau, khi Tổng công ty Hàng không Việt Nam chính thức được thành lập theo Nghị định 112 của Hội đồng Bộ trưởng, ông Nguyễn Đức Vinh "rời" biên chế về tổng công ty này với cương vị cán bộ Phòng Kinh tế đối ngoại.
Năm 1993, Công ty Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức được hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn nhất nước. Trong bối cảnh này, ông Nguyễn Đức Vinh được cắt cử làm Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines giai đoạn 1993 - 1996.
Năm 1999, ông Nguyễn Đức Vinh chính thức bước chân vào lĩnh vực ngân hàng trên cương vị Phó tổng giám đốc Techcombank và trở thành Tổng giám đốc ngân hàng này chỉ 1 năm sau đó.
Năm 2011, ông Nguyễn Đức Vinh gây xôn xao giới ngân hàng với lá thư chia tay Techcombank. Năm 2012, ông Vinh rời chức Tổng giám đốc Techcombank nhưng không đi ngay mà giữ cương vị Phó chủ tịch ngân hàng này trong nửa năm.
Sau khi có đơn từ nhiệm chức Phó chủ tịch Techcombank, tháng 7/2012, ông Nguyễn Đức Vinh chính thức sang VPBank làm Tổng giám đốc, kế nhiệm ông Nguyễn Hưng.
Lệ Chi
Theo vietnamfinance.vn
Thaibev tăng vốn tại công ty sở hữu Sabeco thêm gần 1,9 tỷ USD Công ty Thai Beverage Public (Thaibev) thông báo đã tăng vốn tại hai công ty đang thuộc sở hữu trực tiếp (100% vốn điều lệ) là International Beverage Holdings Limited (IBHL) và BeerCo Limited (BeerCo). Cụ thể, IBHL tăng vốn từ 44,88 tỷ HKD lên 59,43 tỷ HKD (tương đương 177.000 tỷ đồng), BeerCo tăng vốn từ 3,03 tỷ USD lên 4,89 tỷ...