Thủy sản Mekong thua lỗ do sụt giảm xuất khẩu
Cổ phần thủy sản Mekong (mã AAM, sàn HoSE) vừa có kết quả lợi nhuận quý III/2020 sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.
Hoạt động xuất khẩu của Thủy sản Mekong bị sụt giảm mạnh trong mấy quý vừa qua
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế quý III/2020 là âm hơn 4,4 tỷ đồng, giảm 818,39% so với cùng kỳ năm 2019. Mức giảm khoảng hơn 5 tỷ đồng về giá trị tuyệt đối so với kết quả đạt được quý III/2019.
Video đang HOT
Nguyên nhân chủ yếu của việc giảm lợi nhuận là do doanh thu thuần về bán hàng cung cấp dịch vụ giảm 30,8 tỷ đồng.
Sự sụt giảm doanh đến từ doanh thu xuất khẩu quý III/2020 giảm hơn 1,3 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, Thủy sản Mekong cũng đã bị âm lợi nhuận gần 600 triệu trong quý II/2020, giảm 115,98% so với cùng kỳ năm 2019, mức giảm là 4,3 tỷ đồng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh bị âm gần 1,5 tỷ đồng.
Tài báo cáo tài chính bán niên 2020 đã soát xét, Thủy sản Mekong 36,6 tỷ đồng đầu tư tài chính ngắn hạn, như phải trích lập dự phòng hơn 1 tỷ đồng.
Ngoài ra, Công ty cũng phải thực hiện trích lập hơn 1,3 tỷ đồng dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Công ty có vốn chủ sở hữu 206,2 tỷ đồng, nhưng nợ phải trả khá nhỏ chỉ với 12,8 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn là 11,7 tỷ đồng.
Hải quan lên tiếng về 'hàng tồn phế liệu vẫn chưa được tái xuất'?
Trước phản ánh của một số doanh nghiệp, hãng tàu, về việc gặp khó khăn trong tái xuất phế liệu tồn đọng, chiều 13/10, Cục Giám sát quản lý về hải quan đã có báo cáo Tổng cục Hải quan (TCHQ) về vấn đề này.
Các container phế liệu nằm rãi rác trong cảng Cát Lái. Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN.
Mới đây, trên các báo đài đăng tải bài viết "Hàng tồn phế liệu vẫn chưa được tái xuất", phản ánh ý kiến của doanh nghiệp, các hãng tàu về những vướng mắc trong quá trình tái xuất phế liệu tồn đọng. Nguyên do phía Hải quan lo ngại về tình trạng quay vòng container để nhập khẩu phế liệu vừa bị tái xuất vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số hãng tàu, trường hợp này không khả thi, vì Hải quan có danh sách container buộc tái xuất; trước khi tàu cập cảng, các hãng tàu phải truyền Manifest (hệ thống tiếp nhận bảng khai hàng hóa), riêng phế liệu còn phải truyền thêm E-scrap (chương trình quản lý theo dõi phế liệu) cho Hải quan, nên không thể xảy ra tình trạng hàng bị buộc tái xuất cập lại cảng. Bên cạnh đó, tình trạng tồn đọng phế liệu tại cảng đang gây thiệt hại lớn cho các hãng tàu, vì phải trả chi phí lưu container, không đưa vỏ container vào khai thác được, doanh nghiệp cảng bị chiếm mặt bằng... Vì vậy, các hãng tàu mong muốn TCHQ sớm có quyết định yêu cầu các hãng tàu tái xuất phế liệu không đạt chuẩn ra khỏi Việt Nam.
Chiều 13/10, đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan (TCHQ) cho biết: Theo quy định, đối với phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, cơ quan Hải quan yêu cầu các hãng tàu thực hiện tái xuất toàn bộ các lô hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. TCHQ cũng yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố báo cáo danh sách các lô hàng, danh sách các hãng tàu đề nghị tái xuất gửi về TCHQ để rà soát, đảm bảo việc sau khi tái xuất phế liệu không quay trở lại Việt Nam.
Cục Giám sát quản lý hải quan nhận thấy, việc tái xuất phế liệu hầu như không tái xuất về nước xuất khẩu ban đầu và đều dự kiến tái xuất sang nước thứ ba. Việc tái xuất sang nước thứ ba có khả năng bị từ chối nhận hàng, hàng hóa có thể bị trả lại Việt Nam, dễ dẫn đến phản ứng không tốt của các nước nhập khẩu, do quy định về nhập khẩu phế liệu là khác nhau. Đồng thời, việc chuyển hàng hóa sang vỏ container khác để tái xuất sang nước thứ ba và việc tái xuất qua của khẩu đường bộ, đường thủy nội địa tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Doanh nghiệp kêu khó, cần tiếp sức để vượt qua giai đoạn dịch bệnh Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội dự kiến nguồn ngân sách là 200 tỷ đồng để tập trung phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và có giá trị gia tăng cao. Doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam ) Đơn hàng sụt giảm,...