Thủy sản Hà Nội bị nhiễm kim loại: Ai được quyền công bố?
Nhóm các nhà khoa học thuộc đại học Y Hà Nội cho biết, trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: Cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome. Các loại thủy sản như ốc, cua, trai có tỷ lệ nhiễm độc kim loại cao hơn. Thông tin này đã gây hoang mang cho nhiều người dân trên địa bàn Thủ đô, nhiều bà nội trợ đã tỏ ra băn khoăn, nghi ngại khi lựa chọn các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, trai, hến… tạm thời không ăn nhóm thực phẩm này khiến lượng hàng bán ra có giảm.
Tuy nhiên, các đơn vị chức năng của Hà Nội cho rằng thông tin trên là chưa có cơ sở. Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng, các nhà nghiên cứu không nói rõ là mẫu nước những hồ nào ô nhiễm. Ví dụ nếu là những hồ như hồ Bảy Mẫu, Yên Sở, Thiền Quang, Hoàn Kiếm thì sẽ là không hợp lý, bởi đây là những hồ này chỉ làm đẹp và điều hòa môi trường chứ không có chức năng cung cấp thủy sản. Hơn nữa, diện tích của những hồ này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Nội với gần 31.000 ha. Nếu đưa ra thông tin chung chung như vậy, người dân dễ hoang mang, hiểu nhầm cho rằng, thủy sản nói chung của Hà Nội đều bị nhiễm kim loại.
Ông Nguyễn Mậu Hải – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Hà Nội cho biết, năm 2013 Chi cục đã tiến hành thu 300 mẫu nước tại nguồn nước và ao nuôi các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thuộc các huyện Mê Linh, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Thanh Oai và Mỹ Đức để phân tích các chỉ tiêu: Chì (Pb), thủy ngân (Hg), nitrit (N2), COD và amoni. Kết quả cho thấy: hầu hết nguồn nước cấp cho các vùng nuôi tại thời điểm lấy mẫu có xuất hiện chì và thủy ngân, nhưng đều nằm trong giới hạn cho phép so với quy định hiện hành. Như vậy, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào các hồ các quận nội thành thì đối tượng nuôi thả tại đây là phát sinh tự nhiên, ít có giá trị về kinh tế, cũng như sản lượng nhỏ. Vì vậy, để đánh giá chung thủy sản Hà Nội nhiễm kim loại nặng là chưa có căn cứ.
Video đang HOT
Được biết, trước thông tin thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng, ngành Y tế Hà Nội đã vào cuộc xác minh. Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội ông Lê Đức Thọ nói: “Một kết quả xét nghiệm chỉ có giá trị đại diện cho chính mẫu đó, không thể đại diện và cho rằng thủy sản ở Hà Nội không an toàn. Vì vậy, chúng ta cần lấy mẫu rộng hơn và đưa đến những nơi có labo chuẩn để làm xét nghiệm. Trên cơ sở đó mới đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm nói chung, cũng như trong thủy sản nói riêng. Chi cục ATVSTP đã phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Hà Nội tiến hành lấy 13 mẫu ngẫu nhiên tại một số chợ trên địa bàn. Các mẫu được gửi về Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia để kiểm nghiệm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen, cadimi nhằm xác minh thông tin, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Kết quả được đưa ra mức nhiễm kim loại ở thủy sản là ở mức cho phép”.
Đành rằng, các nhà khoa học đưa ra kết quả cũng là để cơ quan quản lý quan tâm, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm để các cơ quan chức năng có trách nhiệm kiểm tra, người dân đề phòng. Nhưng cần phải có quy định rõ ràng: Ai là người được quyền công bố kết quả nghiên cứu khoa học một cách rộng rãi? Và thông tin nào được coi là kết luận cuối cùng để người dân còn biết. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng có nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau, thậm chí không có chuyên môn cũng được quyền công bố, dễ gây thất thiệt cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.
Còn nhớ, năm ngoái, Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn về tiêu dùng (CESCON) thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả kiểm nghiệm bún tươi, bánh canh, bánh hỏi, bánh phở… trên thị trường có chứa chất tẩy huỳnh quang (tinopal). Thực hư chuyện bún tươi, bánh canh có sử dụng hóa chất tẩy trắng tinopal hay không, cơ quan chức năng đã làm rõ nhưng lần đó các thông tin trái chiều đã khiến người tiêu dùng lo lắng và ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền độc lập khảo sát, thử nghiệm bất kỳ thực phẩm, hàng hóa nào có nghi ngờ không an toàn với người tiêu dùng và công bố thông tin đó, nhưng những việc này phải phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan như thông báo kết quả kiểm nghiệm đến các cơ quan chức năng như Sở Công Thương, Sở Y tế và kiến nghị các cơ quan này kiểm tra, xử lý. Trường hợp đã thông báo nhưng cơ quan chức năng vẫn làm ngơ thì mới tính đến việc tự thông tin.
Trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), việc lấy mẫu kiểm tra, phân tích phải tuân theo quy định tại Thông tư 14/2011/TT-BYT ban hành ngày 1-4-2011 của Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh ATTP. Thông tư quy định rõ người lấy mẫu phải được đào tạo, có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm; khi lấy mẫu, phải tiến hành lập biên bản lấy mẫu, biên bản bàn giao mẫu và dán tem niêm phong theo mẫu quy định…
“Việc công bố về sự cố ATTP cần được thực hiện bởi cơ quan thẩm quyền, bảo đảm thống nhất về thông tin, chịu trách nhiệm về pháp lý. Nếu ai cũng xét nghiệm, công bố về sự cố ATTP có thể xảy ra tình huống kết quả đó không được thực hiện theo đúng nguyên tắc, không chính xác, gây hoang mang cho người tiêu dùng và thiệt hại với nhà sản xuất, kinh doanh ” – ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục ATTP – Bộ Y tế, cho biết.
Trước đó, các nhà khoa học ở ĐH Y Hà Nội cho biết, trong tổng số 240 mẫu thủy sản gồm: cá chim, cá trôi, cá trắm, cá mè, trai, cua, ốc, rô phi lấy từ 16 hồ trên địa bàn Hà Nội thì hầu hết đều nhiễm chì, thủy ngân, asenic, nikel, chrome… Đặc biệt đối với chrome, không có mẫu nào đạt tiêu chuẩn cho phép. Còn nikel chỉ có 0,8% số mẫu đạt tiêu chuẩn cho phép. ThS. BS Trịnh Bảo Ngọc, thành viên nhóm nghiên cứu cho hay: “Thủy sản ở tất cả các ao hồ được nghiên cứu đều nhiễm nikel, chrome vượt 10-15 lần tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Vào mùa khô, mức ô nhiễm này còn cao gấp 2-3 lần mùa mưa”. Trong đó nhiễm độc chì nặng nhất là ốc, cua, trai… do sống ở tầng đáy với nhiều lớp bùn đọng “ngấm” kim loại nặng, chỉ có 25% mẫu nghiên cứu đạt tiêu chuẩn. Còn lại cao gấp từ 150-250% tiêu chuẩn cho phép. Riêng cua thì 100% mẫu không đạt chuẩn.
Theo ANTD
Thông tin 98% thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại không chính xác
Trước một số thông tin gần đây cho rằng, "98% thủy sản ở Hà Nội nhiễm kim loại", ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội khẳng định, đây là thông tin không chính xác.
Theo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Hà Nội, tổng số lấy mẫu thủy sản từ năm 2011 đến năm 2013 trên địa bàn là 693 mẫu (thủy sản ngọt khoảng hơn 50%). Số mẫu phân tích kim loại nặng là 559 mẫu (chiếm 80,66%). Số mẫu vượt ngưỡng kim loại nặng là 7 mẫu, chiếm 1,2%, trung bình vượt 1,5% lần mức giới hạn tối đa cho phép. Các mẫu vượt ngưỡng kim loại nặng trong 3 năm chủ yếu được lấy tại chợ (5/7 mẫu), còn lại 2/7 mẫu là mẫu cá basa có nguồn gốc miền Nam.
Theo ANTD
Phát hiện chả cá chứa chất cấm sử dụng Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Phú Yên vừa chính thức kết luận, nhiều hàng bán cá xay và chả cá chiên ở chợ Tuy Hòa mất an toàn thực phẩm. Theo đó, qua 21 chỉ tiêu được đánh giá, có 6 chỉ tiêu mắc lỗi nghiêm trọng và 15 chỉ tiêu lỗi nặng. Sau khi kiểm tra 7 mẫu cá và...